Quạt DC hay quạt PWM làm mát PC tốt hơn?

Quạt DC hay quạt PWM làm mát PC tốt hơn?

Cha fan là gì

Video Cha fan là gì

Quạt DC và PWM là hai loại quạt phổ biến nhất thường được sử dụng trong máy tính. Trong bài viết này, FUNiX sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai loại quạt và cái nào là lựa chọn tốt nhất.

Thông thường máy tính sản sinh rất nhiều nhiệt và nhiệt độ cao quá mức có thể gây hại đến các thành phần bên trong PC. Quạt gió (quạt DC hay PWM) được xem là một bộ phận quan trọng giúp giảm nhiệt và giữ cho máy tính hoạt động ổn định.

Nếu bạn đã từng tự lắp PC hoặc tìm hiểu sâu về BIOS của máy tính, bạn có thể bắt gặp các thuật ngữ như quạt DC và PWM – hai loại quạt chính trong máy tính. Vậy chúng là gì và khác nhau như thế nào? Đâu là loại quạt phù hợp với nhu cầu của bạn

1. Quạt DC và PWM là gì?

Quạt DC
Quạt làm mát là gì?

Quạt điều biến dòng điện một chiều (Direct Current hay DC) và điều chế độ rộng xung (Pulse Width Modulation hay PWM) là hai loại quạt chính trong máy tính, với một số điểm khác biệt quan trọng

1.1 Quạt DC là gì?

Quạt DC là một loại quạt máy tính truyền thống, chạy trên điện áp cố định từ nguồn điện một chiều hoặc qua bo mạch chủ và cung cấp khả năng làm mát ổn định cho máy tính.

Quạt DC có 3 chân kết nối bao gồm: chân cấp nguồn, chân nối đất, chân tín hiệu. Chân tín hiệu thu thập thông tin về tốc độ quay của quạt (được gọi là đầu ra của máy đo tốc độ) và cảnh báo nếu quạt ngừng hoạt động.

Điện áp phổ biến nhất cho quạt DC là 12V, ngoài ra còn có 5V, 24V và 48V. Điện áp càng cao, tốc độ quạt càng nhanh thì khả năng làm mát càng lớn. Điều này có nghĩa là bạn có thể giảm tốc độ quạt bằng cách giảm điện áp, mặc dù hầu hết các quạt sẽ ngừng hoạt động dưới một tốc độ nhất định.

Một số quạt DC hiện được tích hợp sẵn bộ điều khiển điện áp, mặc dù cũng có thể thay đổi điện áp thông qua BIOS hoặc bằng bộ điều khiển quạt của bên thứ ba.

1.2 Quạt PWM là gì?

Quạt PWM rất giống với quạt DC nhưng khác ở chỗ có thêm một chân để điều chế độ rộng xung. Chân thứ tư này nhận đầu vào từ bo mạch chủ để điều khiển trực tiếp tốc độ của quạt.

Quạt PWM hoạt động thông qua các xung điện lặp đi lặp lại. Về cơ bản, quạt PWM ở chế độ BẬT hoặc TẮT và có thể chuyển đổi nhanh chóng từ chế độ này sang chế độ khác để kiểm soát tốc độ tổng thể của quạt. Xung này được gọi là chu kỳ nhiệm vụ. Ví dụ, chu kỳ làm việc 40% có nghĩa là trong toàn bộ chu kỳ, quạt chỉ chạy trong 40% thời gian.

Bo mạch chủ điều khiển tốc độ của quạt PWM theo các chỉ số nhiệt độ từ các bộ phận khác nhau của PC nhưng chủ yếu là CPU. Ngoài ra, cách điều khiển quạt PWM như trên đồng nghĩa với tốc độ thấp hơn nhiều so với quạt DC.

2. Những điểm khác biệt giữa quạt DC và PWM

Quạt DC
Sự khác nhau giữa quạt DC và PWM

Mặc dù khá tương tự, nhưng sự khác biệt giữa hai loại quạt này khiến chúng phù hợp hơn cho những mục đích khác nhau.

Bạn nên nhớ rằng để lựa chọn loại quạt phù hợp với nhu cầu cần xét đến rất nhiều yếu tố quan trọng.

Số lượng chân

Quạt DC có ba chân:

  • Chân cấp nguồn 12V
  • Chốt nối đất
  • Chân máy đo tốc độ

Quạt PWM có bốn chân:

  • Chân cấp nguồn 12V
  • Chốt nối đất
  • Chân máy đo tốc độ
  • Chân PWM

2.1 Khả năng kiểm soát tốc độ quạt

Tốc độ quạt DC có thể điều chỉnh bằng cách giới hạn điện áp cung cấp cho chân cắm. Ngược lại, tốc độ quạt PWM được điều khiển bằng cách BẬT và TẮT một cách chính xác động cơ quạt trong các chu kỳ làm việc. Việc điều chỉnh tốc độ quạt ở DC sẽ không linh hoạt như đối với PWM, nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả của nó, đặc biệt là trong các mẫu sản phẩm mới ra mắt.

Về cơ bản, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tốc độ quạt PWM, mặc dù loại quạt DC có nút điều khiển ngày càng phổ biến

2.2 Tốc độ quạt tối thiểu

Vì quạt DC chạy chậm bằng cách giảm điện áp, nó có thể ngừng hoạt động dưới một ngưỡng điện áp nhất định khi không có đủ nguồn điện để quạt hoạt động. Với quạt PWM, bạn có thể đạt được tốc độ quạt thấp hơn nhiều bằng cách giảm chu kỳ hoạt động.

Một ưu điểm khác của quạt PWM là nó sẽ không bao giờ ngừng hoạt động vì toàn bộ chức năng của chúng là bật và tắt lặp đi lặp lại.

2.3 Tiếng ồn

Một tác dụng phụ của khả năng kiểm soát tốc độ mà quạt PWM mang lại là nó quay chậm hơn và tạo ra ít tiếng ồn hơn so với quạt DC. Bên cạnh đó, một số kiểu máy DC sẽ tạo ra tiếng ồn điện trong khi chúng không hoạt động ở 12V. Ngược lại, vì quạt PWM luôn chạy ở 12V nên đây không phải là vấn đề chúng ta cần bận tâm.

Tuy nhiên, sự khác biệt về mức độ tiếng ồn sẽ rất nhỏ trong quá trình hoạt động của PC và yếu tố chính quyết định độ ồn của quạt là số vòng quay của motor quạt (Revolutions Per Minute hay RPM) tối đa và chất lượng tổng thể của nó.

2.4 Chi phí

Nhìn chung quạt DC có giá thấp hơn so với PWM do tốn ít chi phí để sản xuất hơn. Nếu giá cả là yếu tố chính để quyết định chọn mua quạt thì DC chính là lựa chọn tốt hơn.

2.5 Lượng điện tiêu thụ

Do cách thức hoạt động của quạt PWM, chúng thường hiệu quả hơn quạt DC và sử dụng ít năng lượng hơn. Xem xét các chu kỳ làm việc của quạt PWM có thể thấy khi quạt làm việc trong chu kỳ 40%, nó chỉ sử dụng năng lượng điện 40% thời gian. Trong khi đó, các quạt DC sẽ sử dụng điện áp thấp hơn một chút.

2.6 Công dụng chính

Quạt DC thường được sử dụng làm quạt thùng (case fans) hoặc trong các tình huống mà hệ thống có khả năng cần duy trì tốc độ quạt 100%, chẳng hạn như trong trường hợp máy chủ 24/7. Nếu bạn lo lắng về tiếng ồn hay muốn có hiệu suất năng lượng tối đa, quạt PWM là lựa chọn tốt hơn. Loại quạt nào tốt hơn?

Trong những năm qua, công nghệ đã được cải thiện đến mức không có quá nhiều sự khác biệt giữa các thiết bị.

Quạt PWM thường sẽ đắt hơn nhưng sử dụng ít điện năng hơn và ít tạo ra tiếng ồn hơn. Ngược lại, quạt DC có thể hiệu quả và rẻ hơn, nhưng chúng cũng sẽ ồn ào hơn.

Một điều cần xem xét là số lượng đầu nối 4 chân trên bo mạch chủ. Bạn có thể mua thêm chân quạt PWM vì nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm case fan – quạt cho thùng máy (tiếng ồn không phải là vấn đề), thì không có lý do gì để không sử dụng quạt DC rẻ hơn.

>>> Nếu bạn đang có nhu cầu học lập trình trực tuyến, tìm hiểu ngay tại đây:

>>> Xem thêm bài viết:

Đại học trực tuyến? Tại sao nên chọn học đại học trực tuyến thay vì đại học offline?

5 điều có thể bạn chưa biết về học lập trình trực tuyến FUNiX

Review khóa học trực tuyến FUNiX FPT đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn

FUNiX đào tạo lập trình trực tuyến cung cấp nhân sự tập đoàn FPT

5 Điểm đáng chú ý tại khóa học lập trình trực tuyến FPT – FUNiX

Khánh Huyền (theo Makeuseof.com)

https://www.makeuseof.com/dc-vs-pwm-fans-which-is-better/