Da Đỏ Rát Do Ma Sát Khi Chạy Bộ: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Chafing là gì

Nếu bạn là người đam mê tập thể dục thể thao hoặc nếu bạn đang thừa cân, có lẽ bạn đã trải qua tình trạng Chafing (tình trạng đỏ rát do ma sát da). Tình trạng da đỏ rát khi vận động trong thời gian dài là rất phổ biến và thường xuyên xảy ra nhất là với các bộ môn chạy bộ đường dài hoặc đạp xe. Nếu bạn chưa gặp phải tình trạng da đỏ rát khi tham gia hoạt động thể thao thì bạn là một người may mắn rồi đó. Thực tế Chafing (ma sát da) có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng đùi, háng, nách và núm vú đặc biệt là những nơi rất dễ bị tổn thương.

Dấu hiệu phổ biến nhất cảnh báo tình trạng này bao gồm ngứa, đỏ da, viêm da, cảm thấy bỏng rát như bị châm chích. Da đỏ rát một chút có vẻ như là một vấn đề khá nhỏ mà mọi người thường không để ý tới nhưng nó có thể gây đau đớn một cách khá khó chịu nếu ta bỏ qua, nó có thể biến thành một căn bệnh gây cản trở sự thoải mái và hiệu suất thi đấu của bạn. Trong trường hợp nghiêm trọng, da thậm chí có thể bị sưng và chảy máu. Một khi da chịu tổn thương, hơi ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng.

Sau đây là một số mẹo về cách ngăn ngừa và đối phó với căn bệnh trên:

1/ Vậy da đỏ rát trong hoạt động thể thao là gì?

Da đỏ rát là hiện tượng hay gặp do sự kích ứng của làn da do ma sát – thường là do việc cạ sát giữa da với da hoặc quần áo với da. Việc ma sát liên tục trong một khoảng thời gian cuối cùng sẽ gây ra kích ứng vừa đủ để làm làn da của bạn bị tổn thương, dẫn đến việc bỏng rát, phát ban, mụn nước hoặc da sần sùi. Tình trạng nặng có thể gây ra trầy xước đau đón vô cùng khiến việc cử động trở nên khó khăn. Hiện tượng này thường bắt gặp ở khu vực có nhiều nếp gấp, mồ hôi như háng, nách và giữa hai đùi.

Da đỏ rát có thể xảy ra với bất kỳ hoạt động nào bao gồm chuyển động lặp đi lặp lại, nhưng nó đặc biệt phổ biến trong chạy đường dài và đạp xe hoặc các môn thể thao dưới nước. Ngoài ra, mặc quần áo bó sát, thời tiết nóng, làn da nhạy cảm và thừa cân là các yếu tố khác cũng góp phần khiến da dễ tổn thương khi bị chà xát. Một số yếu tố có thể gây ra hoặc góp phần vào việc ma sát da bao gồm:

  • Quần áo quá chật
  • Vải mặc không thấm ẩm
  • Thời tiết nóng
  • Độ ẩm
  • Mồ hôi
  • Nước từ các môn thể thao dưới nước
  • Da nhạy cảm
  • Cơ bắp lớn
  • Tăng cân

Dấu hiệu đầu tiên để bạn biết được bạn đang mắc căn bệnh khó chịu này là một điểm khá nóng trên da của bạn. Cũng giống như mụn nước ở chân, việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Ngay khi bạn cảm nhận được nó, bạn hãy dừng ngay việc bạn đang làm và kiểm tra ngay chỗ đó. Nếu khu vực đó đang bị đỏ do ma sát da, hãy dành thời gian để điều trị nó ngay lập tức.

2/ Mẹo để tránh da đỏ rát?

Sử dụng chất bôi trơn

Có một số sản phẩm điều trị da trên thị trường được thiết kế đặc biệt để bôi trơn các khu vực chịu ma sát cao trên cơ thể của bạn để ngăn ngừa xầy xước. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn để xử lý trước các vị trí da có vấn đề. bạn hãy chắc chắn làm theo hướng dẫn nhé, nhưng nói chung, hãy thoa sản phẩm lên bất kỳ khu vực nào đang bị đỏ, trầy xước.

Nói không với cotton

Chất liệu coton rất tốt cho việc đi dạo và mặc hàng ngày nhưng nó hoàn toàn không thích hợp với các hoạt động thể thao khiến bạn đổ nhiều mồ hôi, quần áo với chất liệu cotton sẽ mất rất nhiều thời gian để khô và tạo ra độ ẩm lớn gây đau rát da. Thay vào đó hãy lựa chọn cho mình quần áo thể thao có chất liệu vải tổng hợp như polyester hoặc lycra có khả năng thấm hút cao.

Mặc trang phục vừa vặn là một giải pháp tốt nhất:

Mặc quần áo “thở” và để cho mồ hôi bốc hơi khỏi da bạn, đặc biệt là khi tập thể dục. Chạy các bộ quần áo thể thao có thể bảo vệ da khi bạn đang hoạt động. Bạn cũng có thể mặc quần soóc xe đạp bên dưới váy để tránh da bị đùi khỏi chà xát với nhau.

Khi tập thể dục, hãy mặc quần áo vừa vặn, ngăn chặn được sự ẩm ướt, Hoặc quần short ôm sát như những vận động viên chạy xe đạp, có thể giúp giảm bớt sự ma sát da đùi. Nhưng nếu thời tiết bên ngoài ấm, đàn ông có thể cân nhắc cởi trần khi chạy bộ hoặc mặc một chiếc áo mỏng, còn đối với phụ nữ chỉ cần mặc áo ngực thể thao khi chạy bộ. Đảm bảo quần áo của bạn không quá chật cũng không quá lỏng nhé.

Mặc trang phục không có nhiều đường chỉ, đường keo và nhãn mác trên trang phục được in ấn chứ không được thêu, dệt may lên:

Ngay cả quần áo vừa vặn cũng có thể gây ra trầy xước khi các đường may hoặc nhãn mác cọ xát vào da của bạn. Bạn hãy chọn quần áo có ít đường may và nếu có thể, thì không có nhãn hiệu càng tốt. Thông thường, thì khi đi mua trang phục thì người ta thường chỉ quan tâm đến đường may có dễ rách hay không chứ không chú ý đến sự cọ xát của trang phục với da có dễ gây nên các kích ứng, vết đỏ. Nếu có điều gì đó khiến bạn nghi ngờ trong cửa hàng, thì chắc chắn nó sẽ xảy ra trong một thời gian dài hoặc trong lúc tập luyện cật lực.

Đánh giá lại đồ lót đang mặc của bạn:

Bạn có thể ngăn ngừa hầu hết các vết đỏ do ma sát bằng cách sử dụng chất bôi trơn và mặc quần áo thể thao vừa vặn.

Đối với những vận động viên chạy bộ, quần đùi có quần lót bên trong có thể là một niềm hạnh phúc hoặc cũng có thể là một thứ rất đáng ghét. Việc mặc quần đùi có lót sẽ giúp một số vđv chạy bộ tránh bị trầy xước trong khi một số khác lại thích quần đùi không có lót bên trong để họ có thể tự do chọn cho mình chiếc quần lót riêng biệt hoặc mặc quần đùi bó. Đàn ông thì thường ít cần sử dụng quần đùi có sẵn lót bên trong nhưng một số phụ nữ lại thích mặc quần bó sát hơn khi chạy bộ hoặc tập thể dục. Nói chung, việc tìm ra loại đồ lót phù hợp với bạn thường là một vấn đề của việc thử nhiều loại và chọn đúng.

Sử dụng chất chống mồ hôi

Chất chống mồ hôi không kê đơn làm từ nhôm clorua có khả năng ngăn chặn mồ hôi ở khu vực da có nhiều nếp gấp như đùi, háng và nách. Hãy bôi một lớp mỏng lên da và để khô trước khi bạn vận động. Ngoài ra, mọi người có thể cân nhắc dùng thêm bột chống nấm để ngừa viêm và nhiễm trùng.

Đảm bảo túi nước của bạn ở vị trí chắc chắn:

Động tác lắc lư và di chuyển của túi tập chạy, áo vest hoặc dây thắt lưng có thể gây trầy xước ở một số vị trí, bao gồm eo, lưng và vai của bạn. Đảm bảo bạn vừa khít các dây đai trên túi để hạn chế sự chuyển động trong khi chạy. Bạn đã biết cách chọn balo khi chạy trail chưa ?

Giữ nước cho cơ thể

Khi bạn bị mất nước, nồng độ muối trong mồ hôi của bạn càng lớn. Muối gây kích ứng da và có thể dẫn đến ma sát gây nứt nẻ, đỏ. Giữ đủ nước cho cơ thể có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh khó chịu này.

Xem thêm: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chăm chỉ tập luyện mà không uống đủ nước?

3/ Da đỏ rát xảy ra do đâu và cách phòng tránh?

Dưới đây là những vị trí có thể xảy ra nhất mà bạn sẽ gặp phải và cách ngăn ngừa.

Bắp đùi

Sự cọ xát da với da hoặc quần áo cọ xát vào da thường xảy ra ở vùng đùi.

Phòng ngừa: Để ngăn ngừa trầy xước, hãy thoa chất bôi trơn da lên đùi của bạn trước khi chạy. Quần áo của bạn cũng có thể là nguyên nhân chính. Tránh mặc quần đùi hoặc quần có đường may ở đùi. Chọn quần áo thể thao co giãn vừa vặn hơn là quần đùi,quần dài rộng thùng thình. Một số vận động viên chạy bộ nhận thấy rằng quần đùi bó có thể giải quyết được vấn đề này.

Háng

Giống như nứt nẻ ở đùi, nứt nẻ ở vùng bẹn nhạy cảm thường do da cọ xát với da, nhưng quần áo cũng có thể là một nguyên nhân.

Phòng ngừa: Bôi tự do chất bôi trơn lên da khi bắt đầu chạy, tập luyện hoặc đạp xe là mấu chốt để giải quyết. Nếu bạn nghi ngờ quần áo là nguyên nhân, hãy kiểm tra các đường may và độ vừa vặn. Bôi chất bôi trơn nơi đường may tiếp xúc với da có thể sẽ hữu ích, nhưng bạn cũng có thể cần thử các loại quần đùi hoặc quần dài khác nhau. Để chạy và tập luyện, hãy thử mặc quần áo co giãn, vừa khít nhưng không quá chật. Để đạp xe, hãy thử quần đùi dành chuyên để đi xe đạp giúp hút ẩm khỏi cơ thể bạn. Bôi chất bôi trơn da lên da của bạn có thể làm giảm sự cọ xát.

Nhũ hoa

Vị trí phổ biến của đàn ông là trên nhũ hoa của họ. Đối với phụ nữ, áo ngực thể thao vừa vặn thường giúp bảo vệ khỏi điều này (tuy nhiên, áo ngực thể thao có thể gây đỏ da ở những nơi khác.) nhũ hoa bị nứt do cọ xát da nhiều lần với áo sơ mi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, trầy núm vú có thể làm chảy máu. Với tình trạng nứt nẻ ít nghiêm trọng hơn, bạn sẽ cảm thấy đau đáng kể khi mồ hôi tiếp xúc với vùng da bị kích ứng hoặc khi bạn vừa tắm xong lúc sau khi tập luyện.

Phòng ngừa: Bôi chất bôi trơn da lên nhũ hoa của bạn trước khi chạy. Một kỹ thuật phổ biến khác là đặt băng lên nhũ hoa. Có những loại băng được thiết kế đặc biệt để che và bảo vệ nhũ hoa hoặc bạn có thể thử băng keo cá nhân.

Áo lót thể thao

Một chiếc áo lót thể thao không vừa vặn hoặc có các đường may không cẩn thận có thể gây ra vết rách.

Phòng ngừa: Điều tốt nhất bạn có thể làm là mặc một chiếc áo ngực thể thao vừa vặn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Từ A Đến Z Cách Chọn Áo Ngực Thể Thao Phù Hợp

Nách

Sự cọ xát hoặc mài mòn da với da từ áo là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng trầy đỏ ở nách. Nếu bạn đã cạo lông nách, bạn có thể dễ bị trầy đỏ do áo cọ xát vào chân lông.

Phòng ngừa: Bôi chất bôi trơn da vào nách và đảm bảo bạn mặc áo vừa vặn. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng nứt nẻ ở nách, hãy nhìn vào chiếc áo bạn đang mặc và xem liệu đường may có gây ra sự cố không. Nếu vậy, hãy thử một chiếc áo khác nhé.

Dây đeo theo dõi nhịp tim

Đôi khi dây đeo theo dõi nhịp tim có thể gây trầy xước quanh ngực và lưng của bạn.

Cách phòng tránh: Cách khắc phục đơn giản nhất là bôi chất bôi trơn da vào chính dây đeo. Điều này sẽ không làm hỏng dây đeo, chúng được thiết kế để chống ẩm từ mồ hôi và mưa, vì vậy một chút dầu bôi trơn sẽ không thành vấn đề.

4/ Làm thế nào để điều trị da đỏ rát do ma sát?

Nếu như bạn đang đối mặt với tình trạng da tấy đỏ do bị ma sát một cách nghiêm trọng, thì đây là một số lời khuyên điều trị dành cho bạn:

Giảm cọ xát

Nếu tình trạng bong tróc da phát triển giữa chừng, hãy tìm cách giảm sự cọ xát. Lau khô vùng da có vấn đề và bôi chất bôi trơn điều trị da và thay quần áo phù hợp.

Sử dụng kem dưỡng có thể làm dịu khu vực da bị tổn thương do ma sát và ngăn ngừa kích ứng da. Temitayo Ogunleye, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư về da liễu tại Đại học Y Pennsylvania, Perelman cho biết, các sản phẩm dưỡng da chứa chất silicone, sáp ong hoặc bơ hạt mỡ cũng mang lại lợi ích tương tự.

Tuy nhiên, mọi người đừng nên sử dụng loại làm từ dầu và nước vì chúng không có hiệu quả lâu dài. Theo Tiến sĩ Ogunleye, lựa chọn sản phẩm chuyên dụng là tốt nhất và có thể bôi ba tiếng một lần trong trường hợp cần thiết.

Vệ sinh đúng cách

Khi về đến nhà, hãy tắm rửa ngay sau khi hoạt động để loại bỏ cặn muối trên da do mồ hôi. (Khi nước chạm vào vết trầy đỏ, nó có thể sẽ bị rát). Dùng nước ấm ( nếu dùng nước nóng sẽ rất rát) và xà phòng thoa nhẹ nhàng làm sạch khu vực này.

Sau đó, lau khô và nếu bạn có thể, hãy để khu vực da mới vệ sinh tiếp xúc với không khí trong một vài phút. Việc làm này sẽ tránh da bị hấp hơi sau khi làm sạch. Bạn thậm chí có thể làm khô da bằng quạt hoặc máy sấy.

Bôi thuốc mỡ

Điều trị khu vực da bị kích ứng hai lần một ngày bằng thuốc mỡ chứa kẽm oxit sẽ làm dịu tổn thương và phục hồi làn da hư hại. Trong trường hợp nặng và da có xu hướng gặp phải ma sát nhiều lần, mọi người nên thử bôi các loại thuốc corticosteroid không kê đơn hai lần một ngày, dùng kéo dài ba ngày.

Sau đó, bạn cần giảm dần liều thuốc và ngừng hẳn. Chuyên gia Rokhsar khuyến cáo, lạm dụng steroid lâu dài sẽ dẫn tới các tác dụng phụ như mỏng da, rạn da, thâm tím và giãn mạch.

Giảm bớt sự khó chịu

Xử lý với da trầy đỏ như xử lý với các vết bỏng nhẹ hoặc phát ban. Để tránh cọ xát thêm, hãy thử buộc lỏng ở vị trí đó bằng gạc thấm không dính.

Nghỉ ngơi

Để vùng bị thương có thời gian lành lại, bạn có thể cần phải nghỉ một vài ngày sau những hoạt động dẫn đến việc gây ra những vết trầy xước.

Nhờ chuyên gia tư vấn

Nếu ma sát da bắt nguồn từ hiện tượng đổ mồ hôi quá nhiều hay còn gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, bạn có thể điều trị tình trạng này bằng thuốc chống mồ hôi nhôm clorua kê theo đơn, tiêm Botox và thuốc uống.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận sử dụng công nghệ MiraDry nhằm loại bỏ các tuyến mồ hôi dưới cánh tay. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết lựa chọn phương pháp nào, đừng ngại ngần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Đi khám bác sĩ

Đối với những vết trầy đỏ nghiêm trọng, cực kỳ đau đớn, sưng tấy và chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ là điều cực kỳ cần thiết.

Nguồn: Bài viết do bạn Thiềm Nhật Trường đóng góp cho iRace.vn (Rei.com)