Chai da là một dạng sừng hóa da khiến cho lớp da bị chai cứng, mất cảm giác. Tình trạng này thường không gây hại đến sức khỏe hay ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chai da có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó mà người bệnh không nên chủ quan.
16/09/2022 | Bị lột da tay có ảnh hưởng gì không?08/09/2022 | Lý giải tại sao da tay bị nhăn khi gặp nước?10/05/2022 | Chữa chàm da tay bằng cách nào? Phương pháp phòng ngừa ra sao?
1. Chai da biểu hiện như thế nào?
Chai da thường xuất hiện ở những vị trí da thường xuyên ma sát, va chạm và chịu áp lực như: gót chân, má bàn chân, lòng bàn tay,…. Vùng da bị chai thường dày, cứng, da khô. Vết chai có thể nứt nẻ, gây đau và khó chịu cho người bệnh. Các vết chai có kích thước lớn còn gây mất thẩm mỹ, nhất là đối với nữ giới, làm mất tự tin.
Nguyên nhân gây chai da thường là do thường xuyên mang giày quá chật khiến bàn chân chịu áp lực lớn, lâu dần hình thành vết chai. Hoặc thói quen đi giày không tất cũng khiến chân chịu ma sát nhiều mà tạo thành vết chai.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ chai da như:
-
Bướu Bunion: Đây là một vết sưng trên khớp chân cái, một dạng bệnh lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày, bởi có thể gây đau khi ma sát nhiều.
-
Biến dạng ngón chân: Đây là một dạng tật, ngón chân bị cong khiến nhiều vị trí phải chịu áp lực lớn, hình thành vết chai.
-
Dị tật xương chân cũng làm tăng nguy cơ bị chai da.
Chai da thường là do chịu áp lực ma sát lớn
2. Chai da có nguy hiểm không?
Các vết chai trên da thường là lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những vết chai da lại là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý hoặc tình trạng bất thường trong cơ thể. Theo đó, cần lưu ý tới những trường hợp sau:
-
Người bệnh tiểu đường có thấy xuất hiện những vết chai da bất thường, cần gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh để có hướng khắc phục sớm.
-
Vết chai sần sùi xuất hiện trên ngón út của chân phải có thể là cảnh báo về sự bất thường của chức năng gan, còn vết này xuất hiện trên ngón út chân trái thì có khả năng liên quan đến vấn đề ở tim.
-
Da bàn chân xuất hiện các vết khô, cứng là dấu hiệu cảnh báo về sự thiếu hụt một số loại vitamin trong cơ thể.
-
Vết chai xuất hiện nhiều trên bàn chân là dấu hiệu cảnh báo về rối loạn trao đổi chất, không nên chủ quan.
Chai da cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bất thường trong cơ thể
3. Chữa vết chai da như thế nào?
Những vết chai da đôi khi gây bất tiện rất nhiều trong sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, nhiều trường hợp cần phải tác động điều trị để cải thiện tình trạng này. Theo đó, việc điều trị vết chai da được thực hiện như sau:
Khám xác định tình trạng bệnh
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra vị trí bị chai da xem có phải là sừng hóa da hay mọc mụn cóc, u nang. Có trường hợp nghi ngờ về dị tật thì cần chụp X-quang để quan sát kỹ hơn, các định nguyên nhân hình thành vết chai
Các phương pháp điều trị chai da
-
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Với những vết chai trên chân do chịu áp lực ma sát dài ngày, nên thay đổi bằng cách mang giày đúng cỡ chân, mang vớ khi đi giày. Với tay thì nên đeo găng tay khi làm việc, đi xe để giảm ma sát của da.
-
Loại bỏ vết chai bằng thuốc như: sử dụng thuốc Callus để bôi làm mềm da. Dùng axit salicylic để làm mềm và loại bỏ vùng da bị dày sừng lên. Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
-
Tạo hình chân bị dị tật: Với trường hợp chai da do dị tật thì cách điều trị là tạo hình chân bằng phẫu thuật.
Chai da trong nhiều trường hợp cần phải điều trị để khắc phục tình trạng
4. Một số phương pháp cải thiện tình trạng chai da tại nhà
Với những trường hợp bị chai da thông thường, không phải do bệnh lý, có thể áp dụng những phương pháp cải thiện đơn giản tại nhà như sau:
Ngâm chân bằng nước ấm pha giấm táo
Dùng một chậu nước ấm cho thêm xà phòng và pha thêm một chén dấm táo để ngâm chân khoảng 15 phút. Phần da bị chai lúc này mềm ra, bạn có thể dùng đá bọt để kỳ cọ nhẹ nhàng, làm bong hết lớp chai cứng trên da. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm để phần da này được mềm lại.
Bôi vitamin E, A, B6
Nếu chân hay tay bị chai da, bạn có thể dùng viên vitamin E, A, B6 chích lấy dung dịch bên trong để bôi hàng ngày. Có thể bôi vào đêm trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những vết chai da thông thường có thể điều trị tại nhà
Sử dụng chanh để làm mềm chai da
Cắt quả chanh tươi thành lát mỏng, dài, đắp lên vết chai rồi băng lại. Nếu ở chân thì có thể đi tất mỏng và để qua đêm. Chất acid trong chanh có tác dụng làm mềm da nhanh, giảm sừng hóa da rất hiệu quả.
Dùng hành tây
Củ hàng tây thái lát hoặc lột thành từng miếng, đổ giấm lên để trong một ngày. Trước khi đi ngủ thì đắp lát hành tây vào vết chai rồi băng lại và để qua đêm. Cách này giúp làm mềm vết chai rất nhanh, dưỡng ẩm da tốt.
Dùng nước ép đu đủ
Quả đu đủ xanh ép lấy nước dùng để bôi lên vùng da bị chai. Thực hiện hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với tình trạng chai da. Hoặc có thể dùng cùi đu đủ xanh chà xát lên cục chai cũng là cách giúp làm mềm da nhanh và giảm đáng kể tình trạng chai cứng trên da.
Trên đây là một phương pháp điều trị chai da và chữa chai da đơn giản tại nhà bằng những nguyên liệu dễ kiếm. Tình trạng này có thể được cải thiện rất đáng kể nếu bạn áp dụng thường xuyên và kiên trì. Tuy nhiên, với những trường hợp chai da do bệnh lý thì cần được khám, xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ chuyên khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về da. Với ưu thế là nơi hội tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia da liễu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc, trang bị hiện đại, chuyên khoa luôn mang đến sự phục vụ tận tâm và điều trị hiệu quả cho mọi người bệnh, được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Khách hàng có nhu cầu khám da liễu, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 đặt lịch sớm hoặc được tư vấn cụ thể từ bác sĩ.