VÔ THƯỢNG, CHÁNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC CHÍNH LÀ PHẬT

Chánh giác là gì

VÔ THƯỢNG, CHÁNH ĐẲNG,

CHÁNH GIÁC CHÍNH LÀ PHẬT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không

Chúng ta vẫn y theo tiếng Phạn nói ra ý nghĩa chữ hán. A dịch sang chữ hán nghĩa là Vô, A dịch là Vô. Nậu Đa La dịch là thượng, gọi là Vô Thượng, Tam dịch là Chánh, Miệu dịch là Đẳng, chữ Tam tiếp theo cũng dịch là Chánh, Bồ Đề dịch là Giác.

Cho nên dịch hoàn chỉnh sang chữ hán là: Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, đây là tiêu chuẩn thành tích trong việc tu học Phật Pháp. Nếu chỉ được Tam Bồ Đề, tức là Chánh Giác, đã đạt được Chánh Giác. Học vị đầu tiên là A La Hán đã đạt được, là bằng Đại Học, học vị thấp nhất.

Nếu nâng cao thêm một bậc, là đạt được Chánh Đẳng, Chánh Giác, nghĩa là Tam Miệu Tam Bồ Đề, tức là Bồ Tát. Sau cùng ta được A Nậu Đa La, là Vô Thượng, không còn cao hơn nữa. Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác chính là Phật.

Làm sao để đạt được ba học vị này?

Câu này rất quan trọng, vì thế không phiên dịch, chỉ dùng âm tiếng Phạn để dịch. Có thể dịch, nhưng vì tôn trọng nên không dịch, không phải không dịch được. Vì đây là mục tiêu học Phật cao nhất, rốt ráo nhất. Ở đây phiên dịch là từ trên ý nghĩa, dịch rất hay, nghĩa là đạo mà Phật chứng được. Học Phật không có gì khác giác nghĩa là thấu triệt giác ngộ.

Giác ngộ điều gì?

Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, tánh tướng đây là danh từ trong triết học. Tánh là bản thể, tướng là hiện tượng.

Hiện tượng từ đâu mà có?

Ngày nay chúng ta hỏi Vũ Trụ từ đâu mà có?

Tất cả vạn vật từ đâu mà có?

Tôi từ đâu đến?

Hai chữ tánh tướng này bao hàm tất cả. Nếu tiếp tục phân khai, hiện tượng này vô cùng phức tạp. Hiện nay khoa học phân nó thành động vật, thực vật, khoáng vật, hiện tượng tự nhiên. Những điều này, vì sao có những điều này, nó luôn có một đạo lý, gọi là sự lý.

Trong tánh tướng lý sự, đều có quy phạm của luật nhân quả. Có quả nhất định có nhân, có nhân chắc chắn có quả. Vì thế trong giáo lý Đại Thừa dùng tánh tướng, lý sự, nhân quả bao hàm tất cả pháp, ta đều có thể thông đạt thấu rõ, đây gọi là Chánh Giác. Chánh là chính xác, không có sai lầm, thật sự thông đạt thấu triệt. Có Chánh Giác tức thành A La Hán, họ sẽ có năng lực dạy học.

Thầy Giáo dạy học, thực tế mà nói chỉ có thể dạy người có trình độ thấp hơn họ, trình độ bằng họ không thể dạy được, cho nên họ cần phải nâng cao cảnh giới chính mình.

Nâng lên đến Chánh Đẳng, Chánh Giác, đẳng là gì?

Là ngang bằng Phật. Nghĩa là trí tuệ và năng lực của họ bằng Phật, nhưng họ không phải Phật, đây là Bồ Tát, là Chánh Đẳng, Chánh Giác. Giác ngộ đạt đến viên mãn, viên mãn như một số Tôn Giáo khen ngợi đối với Thần.

Đó không phải thật, đó là khen ngợi. Khen ngợi thần là bậc vô sở bất tri, vô sở bất năng, thật ra thần là phàm phu. Hai mươi tám tầng Trời, vậy thì Thiên Thần rất nhiều, nhưng họ đến Chánh Giác cũng không có, A La Hán có năng lực dạy họ.

Họ có giác đã là không tệ, nhưng giác đó không chánh, vì sao không chánh?

Vì chưa buông bỏ tự tư tự lợi, vì thế họ không chánh, nghĩa là họ vẫn còn cái ta. A La Hán vô ngã, A La Hán không chấp trước thân này là ta, cao hơn họ, cho nên giác của A La Hán gọi là Chánh Giác.

Quý vị còn có cái tôi, có cái tôi là có tự tư tự lợi, là có danh văn lợi dưỡng, rất nhiều phiền não đều từ cái tôi này ra. Tôi không có, những phiền não đó cũng gần như không còn, phiền não do cái tôi mà sinh ra.

Tôi có sanh lão bệnh tử, nếu không có tôi, ai sanh lão bệnh tử?

Bởi vậy sanh lão bệnh tử đều không có, lục đạo luân hồi cũng biến mất. Đây là chân tướng sự thật.

Chúng ta thấy hiện nay các nhà khoa học cũng rất giỏi, chúng ta không thể không khâm phục. Những gì trong Kinh Phật nói, hiện nay họ đều đo lường được, rất đáng nể, chúng ta nghe báo cáo của họ, không thể không khâm phục.

***