Dù bận rộn với công việc ở công sở, bận bịu với việc chăm sóc gia đình, con cái nhưng các ông bố, bà mẹ vẫn mong muốn tạo được khu vườn rau sạch cho gia đình ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đóng thùng gỗ trồng cây, trồng rau vừa an toàn, hiệu quả mà lại siêu năng suất.
Đóng thùng gỗ trồng rau rất tiện lợi: So với các vật liệu trồng rau khác như chậu nhựa, thùng xốp,… thì gỗ là vật liệu thân thiện, an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Đặc biệt, nếu bạn biết cách thiết kế các khung gỗ hợp lý và bảo quản tốt trong quá trình sử dụng, bạn sẽ không còn lo lắng về độ bền của chúng. Mặc dù thời tiết nắng nóng hay mưa dầm, khung gỗ sẽ bền đẹp hơn so với các chất liệu khác nhờ việc sử dụng thông minh.
Giá thành hợp lý: Khung gỗ thường được lựa chọn chất liệu chịu nhiệt tốt, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Giá thành để mua khung gỗ tự đóng thường tương đương với các loại chậu nhựa tốt và thấp hơn nhiều so với tháp rau hay trụ rau. Đóng chậu gỗ trồng cây theo một kích thước nhất định sẽ giúp bạn chứa được lượng đất đủ để thoải mái lựa chọn các loại cây trồng.
Ngoài ra, việc chứa được lượng đất lớn, bề mặt đất rộng, cung cấp đủ độ ẩm và tạo được sự cân bằng sinh vật, giun đất cũng có thể sống trong chậu (điều mà các chậu nhỏ không có). Khi đất được cân bằng vi sinh vật, cây trồng cũng sẽ phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao hơn.
Dễ dàng sắp xếp, bố trí cảnh quan: Tùy vào sự sáng tạo của mình, vườn cây nhà bạn mỗi vụ lại có nhiều điều mới lạ. Vẻ đẹp từ việc sắp xếp các khung gỗ cũng sẽ mang đến cảm hứng chăm sóc và yêu hơn mảnh vườn trên sân thượng nhà mình. Không những thế, chậu gỗ còn có nhiệm vụ thay lớp mái tôn bảo vệ trần. Chậu gỗ có vai trò tương đương, chúng làm mát mái, thân thiện và hơn thế lại có rau ăn với chi phí ít hơn mái tôn che nắng.
Bạn cũng có thể học cách đóng chậu gỗ trồng cây một cách nhanh chóng mà lại không tốn kém chỉ với những bước đơn giản sau đây:
Trước tiên, hãy nghĩ xem bạn sẽ trồng loại cây gì, số lượng bao nhiêu. Từ đó, bạn có thể tính toán được số cây trong một thùng, diện tích của mỗi thùng và diện tích khu vực bạn đặt các thùng cây.
Để mua gỗ đóng thùng trồng rau, gỗ chưa xử lý hoặc gỗ tuyết tùng sẽ thích hợp vì chúng vừa dễ đóng, vừa có khả năng chống chịu mưa nắng khi ở ngoài trời.
Công việc tiếp theo là bạn cần đo đạc và cắt gỗ thành các mảnh theo đúng kích thước.
Sau khi đã cắt các thanh gỗ thành các mảnh, việc cần làm tiếp theo là bạn phải đóng chúng lại thành một chiếc chậu gỗ hoàn chỉnh. Công việc này bạn cần chuẩn bị một chiếc khoan và vít để gắn các thanh gỗ. Sau khi đã đóng thành chiếc thùng hoàn chỉnh, đừng quên khoan các lỗ thoát nước dưới đáy thùng nhé. Lật ngược chiếc thùng đã đóng hoàn chỉnh và dùng khoan để khoan 4 hoặc 5 lỗ thoát nước dưới đáy thùng. Các lỗ này rất quan trọng, vì phần lớn các loại cây sẽ nhiễm bệnh nếu bị úng nước, tức là rễ cây cắm trong đất ướt quá lâu.
Bạn nên trải tấm lót ni lông hoặc vinyl dưới đáy thùng trồng cây. Lớp lót này sẽ bảo vệ đáy gỗ của thùng trồng cây. Cắt tấm lót cho bằng với kích thước mảnh gỗ dùng làm đáy thùng. Trải tấm lót xuống dưới đáy thùng và dùng vài chiếc đinh nhỏ để gắn cố định.
Mài nhẵn các cạnh gồ ghề và sơn chậu gỗ bằng sơn, sơn lót hoặc sơn lau gỗ: Bước này là để làm đẹp thùng, chậu gỗ trồng cây nhưng cũng không hoàn toàn cần thiết.
Trước tiên, bạn cần rải một lớp sỏi mỏng xuống đáy thùng, sau đó đổ phân trộn hoặc đất trồng cây vào thùng. Lớp sỏi giúp duy trì độ thoát nước trong thùng trồng cây. Loại đất hoặc phân trộn mà bạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào loại cây hoặc hoa định trồng trong chậu gỗ.
Chủ nhân của vườn rau được thiết kế xanh – sạch – đẹp này là chị Phạm Ngọc, 25 tuổi, đến từ quận Gò Vấp, TP HCM. Tuy mới chỉ bắt tay trồng rau từ tháng 2/2017 nhưng cho đến nay, sân thượng của gia đình chị đã được phủ xanh và quy hoạch rất gọn gàng. Vườn sân thượng của chị Ngọc có diện tích 30m2 với một số loại rau điển hình như: củ cải, rau muống, cải thìa, cà tím, đậu cove, mướp hương, cà chua, bầu, mồng tơi, mướp đắng, đậu bắp, dưa leo, su hào, ớt… Điểm đặc biệt là các loại rau đều được trồng trong chậu gỗ rất sạch và quy củ.
Hãy xem bí quyết được chị chia sẻ để có vườn sau siêu năng suất này nhé:
Yếu tố quan trọng nhất là bạn cần biết cách làm đất trồng cho từng loại cây. Ví dụ như dưa leo, mướp hương thì chị chọn đất thịt + chút trấu hun + phân trùn quế + chút xơ dừa. Còn với bầu, su hào, dưa leo, rau đay, bí siêu đọt, chị giữ tỉ lệ trên và loại bỏ trấu hun ra, thay bằng phân bò khô.
Thứ hai, bạn cần biết cách đóng thùng, chậu gỗ trồng cây sao cho phù hợp với loại cây trồng, diện tích khu vườn của nhà mình. Chậu gỗ cần thiết kế sao cho cung cấp đủ đất, đủ diện tích cây phát triển và thoát nước tốt.
Khi trồng các loại củ, quả chị Ngọc thường bón thêm hút NPK 10-10-10 hoà với nước và tưới xa gốc ít nhất 15cm. Công đoạn này thực hiện 2 lần cách nhau 10 ngày, sau đó duy trì dùng 1 lượng phân chuồng ủ hoai vừa đủ trong suốt quá trình cây cho hoa, quả/tạo củ.
Để diệt sâu bọ chị Ngọc chọn cách phù hợp với bắt thủ công chứ không dùng bẫy hay thuốc.
Nói về cách đóng chậu gỗ trồng cây, chị chia sẻ đa phần do bản thân tự học trên mạng, đặc biệt là các trang web nước ngoài. Sau một thời gian thực hiện thì đến hiện tại, vườn rau của chị Ngọc thu hoạch đều 1-2 kg rau, củ, quả mỗi ngày.
Hy vọng với bài viết trên đây của Đông Phú Tiên sẽ giúp bạn thấy cách đóng thùng gỗ trồng cây đã không còn là điều khó khăn. Thật đơn giản để có một vườn rau xanh tươi, an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ!
Bài viết liên quan:Thùng gỗ giá rẻ Pallet Hở Mặt Báo Giá Sản Phẩm Pallet Gỗ Giá Rẻ Cách làm sofa pallet gỗ tại nhà đơn giản