Chế định pháp luật hay chế định là gì? Đây là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến nhưng chưa được nhiều người hiểu rõ. Trong bài viết này, ACC sẽ cung cấp một số thông tin có liên quan để làm rõ khái niệm chế định là gì, một số đặc điểm cơ bản của chế định pháp luật cũng như đề cập một số chế định phổ biến. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.
1. Chế định là gì?
Chế định là tổng hợp nhóm quy phạm pháp luật có các đặc điểm giống nhau nhằm thực hiện việc điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng, có liên quan mật thiết với nhau trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật.
Theo đó, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc thực hiện với mọi người, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước. Bởi vì các đặc thù tính chất chung của mỗi nhóm quan hệ xã hội mà cần đòi hỏi phải có những nhóm quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh các quan hệ này.
Có thể hiểu chế định theo 02 dạng:
- Chế định pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp có sự đặc thù ở mỗi vấn đề pháp lý khác nhau. Hay nói cách khác là pháp luật của ngành nào thì có chế định riêng điều chỉnh ngành đó. Mỗi ngành có các chế định khác nhau.
- Chế định hiểu theo nghĩa rộng là những yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội, tức tổng thể xã hội và các mối quan hệ được điều chỉnh bởi các chế định.
2. Đặc điểm của chế định pháp luật
Chế định pháp luật có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Các nhóm quan hệ xã hội giống nhau sẽ được điều chỉnh bởi những quy phạm. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù do tính đa dạng của các chế định nên sẽ có những chế định liên ngành. Ngoài ra cũng sẽ có những chế định pháp luật chỉ liên quan đến một ngành luật riêng biệt mà không điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau. (Hiến pháp là cơ sở pháp lý của tất cả các chế định pháp luật).
- Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau, chúng không tồn tại một cách biệt lập.
- Có sự ảnh hưởng và tác động qua lại của giữa các chế định khác nhau trong hệ thống pháp luật.
3. Một số ví dụ về chế định
Một số chế định dân sự cơ bản
Pháp luật về dân sự gồm các nguyên tắc cơ bản và có chế định khác nhau như sau:
- Chế định tài sản và quyền sở hữu;
- Chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; chế định nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
- Chế định thực hiện công việc không có ủy quyền;
- Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; chế định thừa kế;
- Chế định chuyển quyền sử dụng đất;
- Chế định quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Mỗi chế định của luật dân sự đều có những nguyên tắc riêng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản và có những quy phạm được tập hợp theo những tiêu chí riêng phù hợp với chế định đó.
Một số chế định cơ bản về lao động
Pháp luật về lao động có các chế định khác nhau bao gồm:
- Việc làm và học nghề;
- Hợp đồng lao động;
- Tiền lương;
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
- Kỷ luật lao động;
- Trách nhiệm vật chất.
4. Câu hỏi thường gặp
Chế tài hành chính là gì?
Là hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của những quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chế tài hình sự là gì?
Là hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Chế tài hình sự chính là bộ phận hợp thành từ quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự.
Chế tài dân sự là gì?
Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường sẽ liên quan đến tài sản hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác như: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, cải chính công khai, buộc xin lỗi,….
Chế tài thương mại là gì?
Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm những điều nêu rõ trong luật thương mại. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu chế định là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: info@accgroup.vn
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin