Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, thanh lý tài sản cố định là gì cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
- Thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
2. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.1. Thanh lý tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định có giá trị lớn, được sử dụng lâu dài, ổn định qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Thanh lý tài sản cố định là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
Nếu chi nhánh doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả thì doanh nghiệp thường quyết định chấm dứt hoạt động chúng. Vậy khi giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh cần những thủ tục gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh
2.2.Thời điểm mà doanh nghiệp có thể thanh lý tài sản cố định
- Tài sản cố định đã hư hỏng và không thể tiếp tục sử dụng được.
- Tài sản cố định đã lạc hậu về mặt công nghệ và kỹ thuật, không còn đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khi doanh nghiệp nhượng bán, giải thể hoặc sáp nhập.
3. Quy trình thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý và thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định khi có tài sản cố định cần phải thanh lý. Theo quy định, hội đồng thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý tài sản cố định theo thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định cụ thể theo quy trình các bước như sau:
Bước 1 Lập đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định
Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định được quy định theo mẫu số 2 -TSCĐ (theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC). Đơn đề nghị cần được trình lên lãnh đạo công ty phê duyệt theo kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp, bộ phận hay phòng ban, nơi có tài sản cố định cần thanh lý. Lưu ý là trong đơn đề nghị cần phải ghi rõ ràng danh mục tài sản cố định cần thanh lý.
Bước 2 Quyết định thanh lý tài sản cố định
Đại diện doanh nghiệp là cá nhân sẽ là người ra quyết định thanh lý tài sản cố định.
Bước 3 Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định
Hội đồng thanh lý tài sản cố định được thành lập có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định. Theo đó, hội đồng thanh lý tài sản gồm :
- Thủ trưởng đơn vị: Là chủ tịch hội đồng.
- Kế toán trưởng: Là người kế toán tài sản.
- Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất: Là cán bộ phụ trách tài sản.
- Đại diện đơn vị đứng ra trực tiếp quản lý tài sản cần thanh lý.
- Cán bộ có kiến thức và hiểu biết về đặc điểm kỹ thuật cũng như tính năng của tài sản cần thanh lý.
- Có thể có đại diện đoàn thể: Công đoàn, thanh tra nhân dân.
Bước 4 Thanh lý tài sản cố định
Hội đồng thanh lý tài sản cố định trình lên cá nhân đứng đầu doanh nghiệp về hình thức xử lý tài sản cố định là hủy tài sản hoặc bán tài sản tùy theo đặc điểm và điều kiện của tài sản cố định.
Bước 5 Lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Sau khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
Theo quy định, đối với các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng có giá trị lớn do nhà nước dùng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng và giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng cho các tổ chức kinh tế thì khi thanh lý phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đồng ý bằng văn bản, đồng thời được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, một trong những vấn đề quan trọng là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Vậy thủ tục giải thể như thế nào? Mời theo dõi bài viết: Thủ tục giải thể công ty doanh nghiệp với cơ quan thuế
4. Hồ sơ cần chuẩn bị thanh lý tài sản cố định là gì?
Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định phải tiến hành lập hội đồng xác định giá TSCĐ, tiến hành lập quyêt định làm thanh lý tài sản cố định, làm quyết định thanh lý tài sản cố định giây tờ cần có như sau:
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định được thanh lý
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản hủy tài sản cố định
- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
5. Cách tính giá trị thanh lý tài sản cố định
Công thức tính giá trị thanh lý tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định – Giá trị đã khấu hao
Vậy, bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định sẽ bao gồm những hồ sơ nào? Mời bạn cùng dịch vụ kế toán Song Kim tiếp tục tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phải giải thể tăng lên nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn; đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty hợp danh. Vậy thủ tục giải thể như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Thủ tục và điều kiện giải thể công ty hợp danh
6. Mẫu quyết định thanh lý tài sản
Khi công ty tiến hành thanh lý tài sản cố định là gì có mẫu quyết định như sau:
Công ty ……………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …./QĐ-TLTS ……………, ngày …… tháng …… năm 20
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thanh lý tài sản cố định
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ………………………
Căn cứ vào Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013
Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của công ty sau khi kiểm tra, một số tài sản cố định của công ty đã ………………………………………………………………
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thanh lý các tài sản cố định sau của công ty :
- Tên: TSCĐ ……………………………………….
Nhãn hiệu :
Nước sản xuất: …………………………….
Năm sản xuất: ………………………
- Tên: TSCĐ ……………………………………….
Nhãn hiệu :
Nước sản xuất: …………………………….
Năm sản xuất: ………………………
Điều 2. Ban thanh lý tài sản cố định cùng các phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Phòng kế toán
– Phòng … GIÁM ĐỐC
………………………………..
7. Hạch toán thanh lý tài sản cố định
Sau đây, Luật ACC sẽ gởi đến các bạn các nghiệp vụ kế toán liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định.Xuất bán tài sản cố định, kế toán tiến hành ghi nhận thu nhập khác
- Nợ TK 111,112,131: Tùy thuộc vào hình thức thanh toán
- Có TK 711: Giá thanh lý tài sản cố định
- Có TK 3331: Thuế GTGT của tài sản cố định
Song song với đó, kế toán tiến hành ghi giảm TSCĐ
- Nợ TK 811: Giá trị còn lại của tài sản cố định
- Nợ TK 214: Giá trị khấu hao luỹ kế
- Có TK 211: Nguyên giá Tài sản cố định
Lưu ý: Thông thường, giá bán thanh lý tài sản cố định sẽ được ghi nhận cao hơn hoặc bằng giá trị còn lại của TSCĐNếu trong quá trình thanh lý tài sản cố định, có phát sinh các chi phí liên quan đến việc thanh lý TSCĐ, kế toán sẽ tiến hành ghi nhận:
- Nợ TK 811: chi phí thanh lý tài sản cố định
- Nợ TK 1331: thuế GTGT
- Có TK 111,112,331
8. Công ty Luật ACC giải đáp câu hỏi thắc mắc
8.1.Có được bán thanh lý tài sản cố định của công ty TNHH 2 TV cho người đại diện theo pháp luật hay không?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2020 pháp luật không hạn chế việc bán thanh lý tài sản cố định cho người đại diện theo pháp luật. Nhưng cần lưu ý thực hiện theo quy định trên là phải được Hội đồng thành viên chấp thuận mới được thanh lý tài sản cố định.
8.2.Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan hành chính quy định như thế nào?
Tại Tiểu mục 2.6 Mục C Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 quy định về việc thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định như sau:
Tập hợp các báo cáo kiểm kê, sổ kế toán theo dõi tài sản cố định, báo cáo quyết toán và các văn bản xử lý chênh lệch phát sinh khi kiểm kê…
– Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản (giao, nhận, bảo quản, sửa chữa, theo dõi, hạch toán kế toán); tính đầy đủ, hợp pháp của các hồ sơ tài liệu về quản lý tài sản cố định.
– Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định trong thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; về quản lý, giao, nhận quyền sử dụng đất và thu, chi phát sinh trong quá trình quản lý, giao, nhận quyền sử dụng đất.
8.3. Ai có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công?
Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết thanh lý tài sản công như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản côngThẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.”
8.4.Thanh lý tài sản công theo hình thức bán có được hay không?
Căn cứ tại Điều 45 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định tài sản công được thanh lý theo các hình thức phá dỡ, hủy bỏ, vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán; Hoặc bán.
Như vậy, có thể thấy rằng được phép thanh lý tài sản công thông qua hình thức bán.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục thanh lý tài sản cố định . Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về thanh lý tài sản. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thanh lý tài sản cố định hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: info@accgroup.vn
Địa chỉ Công ty Luật ACC
Hồ Chí Minh:
565A Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3
Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy
Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một
Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu
Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa
Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận
Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin