Tầm Quan Trọng Của Máy Đo Chỉ Số Chảy MFR/MVR Trong Ngành Nhựa

Chỉ số mi của hạt nhựa là gì

Máy đo chỉ số chảy cho biết tốc độ chảy nhớt của một loại nhựa nguyên chất hay một hệ phối trộn trong điều kiện nhiệt độ, áp suất nhất định.

MFI có liên quan gì đến đặc tính polymer

Chỉ số MFI là một đại lượng để đánh giá phân tử lượng trung bình khối và một đại lượng tỷ lệ nghịch với độ nhớt nóng chảy, hay nói cách khác, một chỉ số MFI cao, thì polymer chảy qua đầu khuôn càng nhiều. Chúng ta đều biết rằng chỉ số MFI là cực kỳ quan trọng để có thể biết trước và điều khiển quá trình nóng chảy của vật liệu được hiệu quả. Thông thường, Một polymer có chỉ số MFI cao được sử dụng trong kỹ thuật gia công nhựa như ép phun, thổi bao bì, những polymer khác có MFI thấp hơn thì được sử dụng để ép phun áp lực cao hay ép đùn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính chảy của polymer như độ đa phân tán, cấu trúc phân tử: copolymer, polymer mạch nhánh, hiện diện của comonomer, phân trăm phân nhánh, độ kết tinh hay tính chất dẫn nhiệt của polymer.

MFI quan trọng như thế nào đối với Masterbatch

Chỉ số chảy của một masterbatch là rất quan trọng, do MFI thể hiện tính dễ phân tán của masterbatch vào hỗn hợp polymer khi thực hiện gia công nóng chảy nhựa trong máy ép phun, máy thổi màng.

Phương pháp đo

Máy đo chỉ số chảy bao gồm một cái nòng được gia nhiệt và một piston. Tải trọng được đặt lên trên những piston để tạo áp lực lên khối nhựa chảy nhớt ở nhiệt độ cao, dòng nhựa sẽ thoát ra ngoài thông qua một đầu khuôn có kích thước nhỏ khoảng 2 mm. Khối lượng nhựa chảy ra trong 10 phút gọi là chỉ số chảy, đơn vị là gam/10 phút (hay còn gọi là chỉ số MFI, viết tắt của Melt Flow Index). Chỉ số chảy liên quan đến đến độ nhớt của polymer hay tính kháng dòng chảy ở một ứng suất và nhiệt độ cố định.

Chỉ số chảy được đo tuân theo 2 tiêu chuẩn chính là ASTM D1238 và ISO 1133, đây là hai chuẩn như nhau. Tuy nhiên một số chi tiết và thao tác đo khác nhau, nên nếu đem cùng loại nhựa đo lần lượt theo 2 tiêu chuẩn này thì kết quả sẽ khác nhau.

Mỗi tiêu chuẩn đều có hai Procedure là: Procedure A và Procedure B. Procedure A thì vận hành bằng tay, đem đi cân và tính kết quả.

Procedure B đơn giản hơn, không cần phải cắt theo thời gian cố định và cũng không cần cân gì cả, do đo dựa trên thể tích nhựa chảy ra. Thể tích của nhựa đùn ra được có một thể tích nhất định. Theo cấu trúc hình học của xylanh và đoạn đường đi của piston trong một khoảng thời gian, nên thu được vận tốc một thể tích chảy trong một thời gian ml/10 phút. Từ giá trị này, dựa vào tỷ trọng của nhựa thì máy tự động suy ra được chỉ số chảy của nhựa. Thuận lợi của Procedure B so với Procedure A là có thể lấy 20, 30, 40 số liệu trong một lần đo, và tính toán kết quả theo một quy tắc thống kê. Tuy nhiên, kết quả không còn đúng nếu như có xuất hiện của bọt khí hay những chất bẩn trong mẫu nhựa chảy ra. Thuận lợi thứ hai là số liệu ít bị sai số bởi thao tác người đo, vì vậy nên kết quả sẽ đúng và độ lặp lại cao hơn. Một số trang bị khác của máy đo chỉ số chảy

P/S Nguồn Trích từ trang Hóa Học Ngày NayLink website: http://hoahocngaynay.com/vi/nghien-cuu-giang-day/bai-nghien-cuu/1077-thiet-bi-do-chi-so-chay-melt-flow-indexer-.html Hiện tại thì dòng Model MP600 này đã được hãng Tinius Olsen của USA nâng cấp một số tính năng mới thành Model MP1200Tất cả những dòng sản phẩm của Tinius Olsen ngoài độ chính xác cao, và thương hiệu, chúng còn có độ bền, giá trị khấu hao sử dụng cực kỳ tốt. Một Model MP600 cũ được 1 công ty Nhựa tại Đồng Nai sử dụng từ năm 2011 đến nay vẫn còn rất tốt

Các bạn có thể tham khảo thêm hình ảnh thực tế các dòng sản phẩm của Tinius Olsen về độ bền của chúng tại website: http://testing-material.com/gia-tri-khau-hao-san-pham-dieu-dang-luu-tam-tu-cac-nha-dau-tu.html Ngoài ra, trong lĩnh vực đo kiểm, kiểm soát chất lượng của nhựa, Tinius Olsen còn cung cấp đến các giải pháp: đo độ bền va đập plastic, Đo Võng Nhiệt Vicat/HDT, Đo độ bền kéo đứt, nén, uốn…Sau cùng, ad mời các bạn xem qua hình ảnh mô phỏng 3D về cách thức đo MFI của Model MP1200 Tinius Olsen USA