1. Kích thước thông thủy là gì?
Kích thước thông thủy còn được gọi là kích thước lọt lòng, lọt gió hay lọt sáng. Nó bao gồm cả chiều cao thông thủy và chiều rộng thông thủy.
Theo wikipedia “thông thủy có nghĩa là dòng nước có thể chảy qua được hay cũng có thể hiểu là khoảng không mà ánh sáng có thể lọt qua. Do vậy “ kích thước thông thủy” được ông cha ta sử dụng để mô tả một không gian bị giới hạn về hai biên. Khoảng cách giữa hai biên đó nước có thể chảy qua hoặc ánh sáng có thể lọt qua mà không bị vật gì cản trở”.
Kích thước thông thủy còn được gọi là kích thước lọt lòng, lọt gió hay lọt sáng.
Cụ thể, chiều cao thông thủy của một căn phòng được tính là khoảng cách giữa mặt sàn với trần nhà. Trường hợp nếu nhìn thấy dầm nhà thì chiều cao thông thủy chỉ được tính từ khoảng cách giữa mặt sàn đến dầm. Chiều rộng thông thủy của một căn phòng là khoản cách giữa 2 bờ tường đối diện, nếu có cột thì phải tính từ cột đến tường hoặc cột đối diện. Kích thước thông thủy cửa là khoảng không giữa hai mép tường (cả chiều cao và chiều rộng). Trong trường hợp, cửa vòm hình vòng cung thì chiều cao thông thủy phải tính đến phần vòm cao nhất của cửa.
2. Ý nghĩa của kích thước thông thủy
Kích thước thông thủy cho chúng ta biết được diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng thể của ngôi nhà. Diện tích thông thủy và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì người dùng sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Người ta sử dụng diện tích thông thủy như một cách để hiểu về diện tích sử dụng của tổng thể công trình.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng kích thước thông thủy được xây dựng dựa trên ngũ hành bát quái. Những số đo thông thủy đẹp sẽ giúp cho gia chủ đón được may mắn, tài lộc. Ngược lại, nếu muốn tránh những điều xui xẻo thì gia chủ nên tránh những kích thước thông thủy xấu.
3. Các kích thước thông thủy gia chủ cần quan tâm
Như đã nói ở trên, kích thước thông thủy về chiều rộng và chiều cao của ngôi nhà rất được mọi người quan tâm. Bên cạnh đó, kích thước thông thủy cửa cũng khá quan trọng, trong đó có thông thủy cửa chính, thông thủy cửa sổ… Để có được thuận lợi và thu được may mắn trong cuộc sống, bạn có thể tham khảo về kích thước phong thủy cho các loại cửa ở dưới đây:
- Đối với cửa chính: Chiều cao: 2.30 – 2.52- 2.72 – 2.92m. Chiều rộng cửa chính: 1.46 – 1.62 – 1.90- 2.32- 2.46 – 2.92- 3.12 – 3.32- 3.72- 4.12 – 4.56- 4.8m
- Đối với kích thước thông thủy cửa thông phòng: Chiều cao 1.9 -2.1 -2.12m. Và chiều rộng là 0.80 – 1.06 và 1.22m.
- Đối với cửa phòng ngủ master: Phòng ngủ master là phòng ngủ chính, thường dành cho chủ nhân của căn nhà. Thông thường, căn phòng được ưu tiên có diện tích sử dụng lớn nhất so với các phòng ngủ khác. Kích thước thông thủy được thực hiện với chiều cao từ: 1.9 – 2.1 – 2.3m. Chiều rộng từ 0.82- 1.04- 1.24m.
- Kích thước thông thủy cửa nhà vệ sinh: Kích thước phòng tắm thường cao khoảng 1.9 – 2.1 – 2.3m và có độ rộng là 0.68 – 0.82 – 1.02m.
- Kích thước thông thủy cửa sổ: Kích thước của cửa sổ như thế nào nên được thực hiện phụ thuộc vào không gian tổng thể của không gian đó, cũng như vị trí đặt cửa sổ trong ngôi nhà. Cửa sổ trong thiết kế và thi công nhà dân dụng nên được đặt cách nền thấp nhất là 83cm ( được tính từ mép dưới của cửa sổ ) và không được vượt quá 2.2m
Chiều cao thông thủy và chiều rộng thông thủy của cửa nhà.
Những kích thước thông thủy trên đây có thể áp dụng được vào các công trình nhà ở, chung cư, hoặc các công trình nhà dân dụng. Để đo kích thước thông thủy cần phải dùng một loại thước chuyên biệt, đó là thước lỗ ban.
4. Hướng dẫn cách tự xem kích thước thông thủy với thước Lỗ ban
Thước Lỗ Ban còn được gọi là thước đo phong thủy, được đặt theo tên một kiến trúc sư vĩ đại thời Xuân Thu của Trung Hoa.
4.1. Các loại thước Lỗ ban
Không chỉ dùng để đo kích thước thông thủy cửa đi, chiều cao thông thủy căn hộ …Ngoài ra còn có thước Lỗ ban để đo các khôi xây dựng dương trạch hay đồ nội thất âm trạch. Cụ thể, có 3 loại thước Lỗ ban sau đây:
- Thước Lỗ Ban 52.2 cm để đo Thông Thủy (khoảng không): cửa đi, cửa sổ …
- Thước Lỗ Ban 42.9 cm để đo Dương Trạch (khoảng đặc): bậc thang, bệ bếp …
- Thước Lỗ Ban 38.8 cm để đo Âm Phần như phần mộ, bàn thờ …
4.2. Kích thước thông thủy đẹp trên thước Lỗ Ban
Ngoài các số đo như thước thông thường, trên thước Lỗ Ban còn cho biết số đo này sẽ là kích thước tốt hay xấu, rơi vào cung lớn hay nhỏ. Trên thước, các cung tốt được kí hiệu là màu đỏ, cung xấu ký hiệu bằng màu đen.
Thước Lỗ ban được chia thành các cung tốt và cung xấu. Cung tốt màu đỏ, cung xấu màu đen.
Để đo kích thước thông thủy, gia chủ sử dụng thước Lỗ Ban 52.2 cm. Trên thước Lỗ Ban 52.2 cm có chu kỳ 8 cung lớn dài 52.2 cm, bao gồm: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn sẽ bao gồm 5 cung nhỏ bên trong. Nếu gia chủ là người mới, chỉ cần lựa chọn số đo nằm trên 4 cung tốt – màu đỏ là Quý Nhân, Thiên Tài, Nhân Lộc, Tể Tướng và tránh 4 cung xấu – màu đen là Hiểm Họa, Thiên Tai, Cô Độc, Thiên Tặc.
>> Xem thêm: Thước Lỗ ban – lịch sử hình thành, công dụng và cách tra cứu
Bài viết ở trên đã lý giải cho câu hỏi kích thước thông thủy là gì và hướng dẫn quý khách cách lựa chọn kích thước tốt, đem lại may mắn vài tài lộc cho gia đình. Tuy nhiên, trong một căn nhà có quá nhiều kích thước thông thủy quan trọng, làm thế nào để tất cả các kích thước đều nằm ở cung tốt mà vẫn hài hòa, phù hợp với tổng thể chung của kiến trúc là điều khó khăn với những ai không có chuyên môn. Do vậy, khi có nhu cầu xây nhà, làm nội thất quý khách hàng nên tìm tới các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm và am hiểu sâu rộng về phong thủy như NaDu Design nhé.
>>> Xem thêm bài viết hữu ích:
- Phong thủy nhà ở đón may mắn đến cho gia chủ
- Cách chọn hướng nhà chung cư theo phong thủy
- Phong thủy nhà ở là gì? Sắp xếp đúng cách, mẹo hay và hướng hóa giải