Chim ri có đặc điểm gì? – Hướng dẫn nuôi chim đúng cách

Chim ri có đặc điểm gì? – Hướng dẫn nuôi chim đúng cách

Chim ri là chim gì

Chim ri còn được biết đến với tên gọi là chim sắt hoặc chim sắc ô. Tùy vào từng địa phương và vùng miền khác nhau mà sẽ gọi với những cái tên riêng. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn không khó để bắt gặp chim sắc ô. Nhất là trên sợi dây điện, dưới bụi cây hay hiên nhà. Tham khảo thêm thông tin về loài chim này qua những chia sẻ sau.

Giới thiệu chung về chim ri

Chim ri (chim sắc ô) không phải loài chim quá xa lạ với chúng ta, nhất là những người ở khu vực nông thôn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chim sắc ô:

Khu vực chim ri tập trung sinh sống

Chim sắc ô thường sống trên những cánh đồng lúa bát ngát, bao la. Vào vụ lúa trổ bông, trong thời kỳ chín vàng và kết hạt, trên các ruộng lúa loài chim này làm tổ khá nhiều. Lý do là vì nơi đây đáp ứng đủ về nguồn thức ăn dinh dưỡng, dồi dào cùng điều kiện sinh sống thuận lợi. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bắt gặp chim ri ở các cánh rừng thưa ven bìa rừng.

Chim sắc ô thường sống trên những cánh đồng lúa bát ngát
Chim sắc ô thường sống trên những cánh đồng lúa bát ngát

Tập tính của loài chim ri

Loài chim này có tập tính sống bầy đàn, mỗi đàn có khoảng vài chục tới vài trăm con đi kiếm ăn sinh sống cùng nhau. Vào thời kỳ sinh sản, chúng tự tách đôi ra để làm tổ, ấp trứng, đẻ trứng và nuôi con. Bạn có thể bắt gặp tổ chim ri trên các bụi cây cảnh. Mỗi tổ thường chứa khoảng 3 – 5 chim con.

Nếu chúng làm tổ ở khu vực như bìa rừng, nơi không có người qua lại, con của chúng dễ bị kẻ thù như chuột, rắn, bìm bịp… tấn công. Đây cũng là lý do chim ri chọn làm tổ gần nơi con người sinh sống để tránh né kẻ địch.

Nguồn thức ăn của chim sắc ô

Ở Việt Nam, loài chim ri phân bổ khắp mọi miền tổ quốc. Do đó, bạn dễ bắt gặp chúng ở nhiều khu vực khác nhau. Nguồn thức ăn chủ yếu của chim ri đó là lúa, châu chấu, cào cào, nhện… ngoài ruộng đồng. Ngoài ra, chúng còn ăn các loại hạt như hạt cỏ, đậu, hạt mẹ… để tồn tại. Con rầy đậu trên thân cây lúa phá hoại mùa màng cũng là nguồn thức ăn của chim ri.

Loài chim sẻ và chim ri có phải là một?

Đây là hai loài chim khác nhau, bạn cần phân biệt để không bị nhầm lẫn. Chim sẻ sở hữu thân hình nhỏ bé, là một trong các giống chim nhỏ nhất thế giới động vật. Con chim sẻ trưởng thành tính cả lông đuôi chỉ có kích thước từ 10 – 15cm, nặng khoảng 24 – 40g.

Dưới đây là một số điểm khác biệt của chim sẻ so với chim ri bạn cần biết:

  • Phần đầu chim sẻ nhỏ hơn thân hình nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ cân đối.
  • Mỏ chim sẻ ngắn và rất nhọn, cứng, hai lỗ mũi trên mỏ.
  • Chim ri có nhiều biến thể nên màu sắc lông khá đa dạng.
  • Chân chim sẻ nhỏ, ngắn và khá thô, mỗi chân có bốn ngón nhỏ, móng tương đối sắc nhọn. Chân chim ri dài hơn, thân hình cũng thon thả hơn so với loài chim sẻ.
Chim sẻ và chim ri không phải cùng một loại
Chim sẻ và chim ri không phải cùng một loại

Những đặc điểm thú vị của loài chim ri

Thân hình chim sắc ô nhỏ nhắn, chủ yếu có màu nâu vàng, hạt dẻ, xám… Loài chim này thường khiến con người nhầm lẫn giữa giống trống và mái nếu chỉ quan sát qua đặc điểm ngoại hình và màu sắc lông. Bởi chim ri mái và trống gần như là giống hệt nhau. Bình thường, bạn chỉ phân biệt được giới tính chim qua hành vi đẻ trứng ở chim mái hoặc hót tán tỉnh chim mái từ chim trống.

Để phân biệt chim ri dễ hơn, những người nuôi lâu năm đã truyền tai nhau một vài mẹo như sau:

Thứ nhất, phương pháp kẹp cổ. Bạn dùng hai đầu ngón tay kẹp cổ chim ri rồi để cơ thể chúng buông tự do. Sau đó quan sát vị trí đuôi, nếu đuôi duỗi thẳng đứng chiều dọc tức là chim trống. Mặt khác, phần đuôi chếch phía sau tức là chim mái.

Thứ hai, phương pháp nhìn vị trí mắt. Bạn sẽ nhìn vị trí tương đối mắt so với rãnh giữa hai mỏ. Trường hợp vị trí mắt nằm ở giữa đường đường nối dài của mỏ dưới và mỏ trên, đó là chim trống. Nếu mắt nằm trên đường nối dài mỏ dưới và mỏ trên thì là chim ri mái.

Thứ ba, quan sát hình dáng mỏ và dáng đầu chim từ phía trên. Mỏ chim trống thường to, còn mỏ chim mái hẹp và nhọn hơn. Khi bạn quan sát mặt bên theo chiều ngang thì chim trống hay có rãnh lõm xuống vị trí sát da đầu và mép mỏ.

Loài chim ri có thể chọn nuôi tại nhà không?

Đây là loài chim khá hiền, dễ nuôi nên bạn hoàn toàn có thể nuôi tại nhà nếu muốn. Để chim ri phát triển tốt, không gặp phải những rủi ro không đáng, trong quá trình nuôi chim bạn cần làm tốt những điều sau:

Lồng nuôi chim

Tuy là giống chim thiên nhiên nhưng nếu bạn chăm sóc tốt chúng vẫn thích nghi, sinh sản ổn trong điều kiện nuôi nhốt trong lồng. Kích thước lồng nuôi chim ri khuyến cáo ở mức 40x40x60cm hoặc 30x30x40cm cho một cặp chim bố mẹ.

Đối với kích thước này sẽ không chiếm quá nhiều diện tích sống trong gia đình bạn, vừa đủ chỗ cho chim vận động cơ bắp và bay nhảy thoải mái. Chim ri có tập tính ngủ trong tổ. Do đó, ngoài việc trang bị cóng nước và máng đựng thức ăn, bạn nên chuẩn bị cho chim thêm giỏ tre hoặc hộp gỗ để chúng có chỗ ngủ vào ban đêm.

Hành vi của chim ri

Ngoài việc dễ sinh sản, dễ nuôi, loài chim này còn có khả năng làm vú nuôi cho những đồng loại khác. Chim ri có thể ấp trứng và nuôi con hộ nếu chim con bị chim bố mẹ bỏ nuôi, bỏ ấp, vứt ra khỏi tổ ngoài tự nhiên.

Chế độ ăn uống

Chim ri cũng là một trong các loài dễ tính trong chuyện ăn uống. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng đã được chia sẻ ở trên. Đối với những chú chim nuôi trong lồng, bạn có thể chọn thêm một vài loại hạt hoặc rau xanh để bổ sung nguồn sinh dưỡng cho chúng.

Chim ri cũng là một trong các loài dễ tính trong chuyện ăn uống
Chim ri cũng là một trong các loài dễ tính trong chuyện ăn uống

Hướng dẫn đặt bẫy chim ri hiệu quả

Những tay thợ săn chim hay sử dụng lưới bẫy chúng. Kích thước của chiếc lưới này vừa với kích thước chim ri. Ngoài ra, người thợ săn cũng có thể dùng thêm chim mồi để gài bẫy. Con mồi được huấn luyện trước đó, bạn để chúng đậu trên cây cỏ hoặc cây lúa. Phía xung quanh chim mồi đã giăng sẵn lưới chờ chim sắc ô sập bẫy.

Mặt khác, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một chiếc băng ghi âm tiếng chim. Mục đích để phát hỗ trợ chim mồi hót nhằm thu hút chim phía ngoài bay vào. Theo tập tính của chim ri, chúng hay di chuyển ở dạng bầy đàn. Khi nghe thấy tiếng đồng loại kêu, chúng lập tức bay đến. Chúng quan sát thấy chim mồi đậu sẵn tưởng đồng loại thì càng tiến gần hơn.

Hướng dẫn đặt bẫy chim sắc ô hiệu quả
Hướng dẫn đặt bẫy chim sắc ô hiệu quả

Bạn nên chờ chim ri bay đến tầm vài chục con hãy kéo dây khiến chúng sập bẫy. Đối với lưới giăng bẫy, bạn cần bố trí sẵn, chỉ cần nhận thấy bầy chim sà xuống và đậu vào trong khu vực giăng lưới là giật sợi dây để hai bên úp vào. Lưu ý, vị trí bạn đứng nấp trong bụi rậm hoặc đứng từ xa.

Phương pháp giăng bẫy trên giúp bạn bắt được vài chục tới cả trăm con chim ri. Việc của bạn lúc này chỉ cần tới bẫy gỡ chim rồi cho vào lồng là xong. Một ngày đi săn thu về nguồn chiến lợi phẩm dồi dào trong tay.

Kết luận

Những thông tin về loài chim ri đã được chúng tôi chia sẻ khá cụ thể ở trên. Loài chim này có thân hình bé nhỏ, không khó chăm sóc. Nếu nuôi làm cảnh bạn nên chọn chú chim với màu lông đặc biệt một chút.