Trong những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý tim mạch, động mạch vành, mỡ máu,… thì Cholesterol – cái tên được nhắc đến đầu tiên. Tuy nhiên, bản chất thật sự Cholesterol là gì thì ít ai hiểu rõ. Nếu chúng hoàn toàn là kẻ thù gây bệnh nguy hiểm thì tại sao lại có mặt trong cơ thể?
26/01/2021 | HDL cholesterol là gì và những cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch28/10/2020 | Phân loại cholesterol và nguyên nhân tăng cholesterol trong máu16/04/2020 | Vai trò của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với bệnh nhân tim mạch
1. Khái niệm Cholesterol là gì
Cholesterol là một trong 3 chất lipid quan trọng của hệ tuần hoàn và cần phải gắn với protein tan được trong nước để theo hệ mạch di chuyển khắp cơ thể. Phức hợp được tạo thành giữa Cholesterol với protein là các lipoprotein gồm LDL, HDL có trong lượng phân tử khác nhau.
Cholesterol là “con dao hai lưỡi” với cơ thể mà bạn cần phải hiểu rõ
Không chỉ được cung cấp quan thức ăn mà cơ thể mỗi người đều có khả năng sản sinh ra chất này. Khoảng 80% lượng Cholesterol nội sinh được sản xuất ở gan và phần còn lại được tổng hợp từ Acetyl CoA tại ruột. Nhiều người nghĩ Cholesterol là một trong số tác nhân gây các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu,… là hoàn toàn đúng nhưng ít ai biết cơ thể cũng cần đến chất này.
2. Phân loại
Để làm sáng tỏ nghi vẫn Cholesterol là gì trong cơ thể thì bạn cần biết 2 loại dưới đây:
Cảnh giác với Cholesterol LDL
Cholesterol LDL có vai trò vận chuyện chất béo và một số protein từ gan theo máu đến các cơ quan trong cơ thể. Chất này được xem là kẻ thù khi hàm lượng tăng cao quá mức cho phép. Khi chỉ số Cholesterol LDL vượt ngưỡng an toàn sẽ gây ra tình trạng tích tục mỡ và lâu dẫn làm xơ vữa động mạch.
Nếu tình trạng kéo dài, động mạch bị thu hẹp gây tắc nghẽn mạch máu mà nặng hơn là vỡ mạch. Chính vì vậy mà Cholesterol LDL được xếp vào nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm, nhất là tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não dẫn đến tử vong.
Hàm lượng LDL – C cao sẽ tăng nguy cơ dẫn đến xơ vữa, tắc nghẽn mạch máu
Người bạn không thể thiếu của cơ thể – Cholesterol HDL
Ngược lại với LDL thì HDL là loại Cholesterol cần thiết để mang các lipid steroid từ máu trở về gan để xử lý. Cholesterol HDL chiếm khoảng từ 20 – 30% hàm lượng trong máu, đưa các mảng xơ vữa ra khỏi mạch để máu lưu thông dễ dàng.
Do các thói quen xấu của con người trong xã hội ngày nay như uống rượu, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học, thừa chất béo, lười vận động,… khiến cho hàm lượng Cholesterol HDL mất đi nhiều. Vì vậy mà Cholesterol LDL càng tăng cao trong máu và gây ra bệnh lý nguy hiểm.
3. Hàm lượng Cholesterol bình thường và ý nghĩa đối với cơ thể
Hàm lượng Cholesterol trong cơ thể bao nhiêu là bình thường hoặc nguy hiểm?
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không chỉ tìm hiểu về Cholesterol là gì thì bạn phải biết về chỉ số bình thường của chất này trong cơ thể. Hàm lượng Cholesterol trong máu bình thường và mức độ đánh giá khả năng nguy hiểm như sau:
Ý nghĩa đối với cơ thể của Cholesterol là gì?
Việc tìm hiểu những vai trò cụ thể của Cholesterol là gì trong cơ thể sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hình dung hơn về chất này.
-
Cholesterol là nguồn sản xuất hormone steroid để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.
-
Chất này còn đóng vai trò tổng hợp nên Cortisol để tham gia vào quá trình điều tiết hàm lượng hàm lượng đường trong máu.
-
Chất béo steroid Cholesterol còn là sản sinh ra hormone aldosterone để giữ nước và muối cho cơ thể.
-
Chất béo LDL làm nhiệm vụ gắn trực tiếp với các vi khuẩn, virus nguy, vô hoạt hóa độc lực để hạn chế khả năng hiểm gây hại cho cơ thể.
-
Chất lipid trong máu này còn có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
-
Cholesterol là thành phần không thể thiếu tạo nên tất cả các tế bào trong cơ thể bởi chất. Một hàng rào bảo vệ bền vững được tạo nên từ các “viên gạch” Cholesterol và lipid phân cực thông qua hoạt động cấu trúc màng tế bào.
-
Sự hình thành lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh (đóng vai trò ngăn cách các dẫn truyền xung thần kinh) không thể thiếu hợp chất Cholesterol.
Cholesterol là hợp chất không thể thiếu tham gia quá trình hình thành vỏ Myeline của tế bào thần kinh
-
Bên cạnh các vai trò nói trên thì Cholesterol còn tham gia vào quá trình sản xuất dịch mật tại gan để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
-
Nhờ các gốc tự do có trong lipid nên Cholesterol còn là chất chống oxy hóa quan trọng của cơ thể.
-
Trường hợp cơ thể sau phẫu thuật có nhiều động mạch, tĩnh mạch, mô hoặc tế bào bị cắt, gan nhanh chóng sản xuất ra Cholesterol, theo máu đi khắp cơ thể để dọn sạch và làm lành tổn thương.
4. Làm thế nào để hạn chế nguy cơ tăng Cholesterol trong máu?
Khi hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao vượt mức bình thường sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, các biện pháp hạn chế tăng Cholesterol là gì trở thành vấn đề phát sinh với không ít người. Nếu bạn thuộc trường hợp này thì hãy tham khảo lời khuyên dưới đây của chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC:
-
Cholesterol được đưa vào cơ thể qua thức ăn nên việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế chất béo có hại cho sức khỏe sẽ làm giảm khả năng tăng Choleeterol máu.
-
Cách tốt nhất để giảm LDL – C và tăng HDL – C là nói không với rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
-
Kiểm soát cân nặng của cơ thể bởi những trường hợp bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao tăng hàm lượng lipid trong cơ thể.
-
Vận động vừa phải, luyện tập thể thao luôn được khuyến khích với tất cả mọi người bởi đây là một thói quen rất tốt để giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật.
Vận động mỗi ngày là một trong những cách để duy trì hàm lượng Cholesterol bình thường
Định kỳ kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm Cholesterol để đảm bảo duy trì trạng thái bình thường. Nếu kiểm tra phát hiện hàm lượng Cholesterol có dấu hiệu tăng cao hoặc vượt mức bình thường thì nên nhờ đến sự tư vấn khắc phục của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn muốn được hỗ trợ, hãy liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giải quyết mọi vấn đề của bạn.