Chủ quyền là gì? Những nội dung cần biết

Chủ quyền là gì? Những nội dung cần biết

Chủ quyền là gì

Chủ quyền là gì đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu bởi lẽ chủ quyền là vấn đề nóng bỏng, có giá trị quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về chủ quyền qua bài viết sau đây.

chủ quyền là gì

Chủ quyền là gì?

1. Chủ quyền là gì

Khái niệm chủ quyền gắn liền với các quốc gia, các dân tộc. Chủ quyền là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia, thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nước mà không gì có thể so sánh được trên phương diện quốc gia và quốc tế. Mỗi quốc gia có chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ của mình, có quyền quyết định các hoạt động, công việc mà không cần tuân theo bất kỳ quốc gia nào. Tất cả những quốc gia khác khi có mặt trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia sở tại đều phải tuân theo các quy định của quốc gia đó.

2. Nội dung của chủ quyền

Chủ quyền (chủ quyền quốc gia) gồm có những nội dung là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình và quyền độc lập của quốc gia trong mối quan hệ quốc tế.

Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình được thể hiện ở chỗ:

– Trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình, quốc gia có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tất cả mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giải quyết vi phạm,… của quốc gia đều phải do quốc gia đó quyết định. Những chủ thể khác không có quyền can thiệp, quyết định những vấn đề này thay cho quốc gia.

– Tất cả tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật của quốc gia.

Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế được thể hiện ở chỗ:

– Quốc gia có quyền tự quyết định mọi vấn đề đối nội và đối ngoại. Các quốc gia khác hay bất kỳ tổ chức nào khác không có quyền can thiệp hay áp đặt, bắt buộc quốc gia phải thực hiện theo ý kiến của họ.

– Quốc gia có quyền lựa chọn giao lưu, tham gia hay đóng cửa, không giao lưu với các quốc gia khác theo ý chí của mình, chung sống hòa bình với các quốc gia khác mà không bị ép buộc, can thiệp.

– Hoạt động của quốc gia trong mối quan hệ quốc tế tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia, tôn trọng những tập quán quốc tế, điều ước quốc tế do các quốc gia khác ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

Ngoài ra, chủ quyền quốc gia còn là sự bình đẳng về mặt pháp luật đối với những quốc gia khác. Mỗi quốc gia đều được hưởng mọi quyền được xác định sẵn bởi chủ quyền đầy đủ của chính mình. Tính toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mỗi nhà nước là bất khả xâm phạm.

3. Câu hỏi thường gặp

Vùng đất quốc gia là gì?

Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia ; bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia ; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi Cà Mau ; các đảo như Phú Quốc, Cái Lân… và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nội thủy là gì?

– Các vùng nước nội thuỷ coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thủy.

Các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài áp dụng luật gì?

Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp:

+ Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện.

+ Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp.

+ Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.

Quyền đi qua không gây hại?

+ Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước năm 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải những không làm mất đu chủ quyền đó.

+ Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hòa bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nội dung chủ quyền là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: info@accgroup.vn
  • Website: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin