Chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm vật liệu xây dựng với tiêu chuẩn công bố áp dụng (tiêu chuẩn quốc gia TCVN, tiêu chuẩn quốc tế ASTM, AASHTOO, JIS, BS, GB…), được thực hiện bởi các tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận.
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích.
Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy vật liệu xây dựng của Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng tỉnh Lào Cai (LCQC)
LCQC cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy vật liệu xây dựng và tư vấn thủ tục hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy.
LCQC là tổ chức đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận) đã đăng ký hoạt động và được Bộ Xây dựng chỉ định:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm: Giấy chứng nhận số 289/GCN-BXD ngày 05/4/2019 của Bộ Xây dựng;
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận: Giấy chứng nhận số 288/GCN-BXD ngày 05/4/2019 của Bộ Xây dựng;
– Quyết định chỉ định tổ chức thử nghiệm/chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp QCVN 16:2019/BXD: Quyết định số 124/QĐ-BXD ngày 22/6/2020 của Bộ Xây dựng.
Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng LCQC thực hiện chứng nhận hợp chuẩn
TT
Tên sản phẩm vật liệu xây dựng
Tiêu chuẩn kỹ thuật
1
Gạch bê tông tự chèn
TCVN 6476:1999
2
Gạch terrazzo
TCVN 7744:2013
3
Gạch xi măng lát nền
TCVN 6065:1995
4
Ngói tráng men
TCVN 7195:2002
5
Ngói gốm tráng men
TCVN 9133:2011
6
Ngói đất sét nung
TCVN 1452:2004
7
Ngói xi măng cát
TCVN 1453:1986JIS A 5402:2002
8
Đá đăm cấp phối (dùng cho kết cấu đường giao thông)
TCVN 8859:2011
9
Đá dăm nước (dùng cho kết cấu đường giao thông)
TCVN 9504:2012
10
Vật liệu đá làm kết cấu mặt đường láng nhựa nóng
TCVN 8863:2011
11
Đá dăm dùng cho bê tông nhựa
TCVN 8819:2011
12
Bột khoáng dùng cho bê tông nhựa
TCVN 8819:2011
13
Cát dùng cho bê tông nhựa
TCVN 8819:2011
14
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn
TCVN 9340:2012
15
Cọc vuông bê tông cốt thép đúc sẵn
TCVN 9394:2012TCVN 4453:1995
Danh mục sản phẩm vật liệu xây dựng LCQC thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD
TT
Tên sản phẩm vật liệu xây dựng
1
Cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi và sỏi dăm) dùng cho bê tông
2
Cát tự nhiện dùng cho bê tông và vữa
3
Cát nghiền dùng cho bê tông và vữa
4
Gạch đất sét nung
5
Gạch bê tông
6
Sản phẩm bê tông khí chưng áp
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với danh mục sản phẩm quy định. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường phải có (giấy) chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh. Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
Phương thức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy vật liệu xây dựng
Việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo:
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
– Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Công bố hợp chuẩn vật liệu xây dựng
Quy trình công bố hợp chuẩn vật liệu xây dựng:
Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng. Hồ sơ gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh (công chứng)
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng và kết quả thử nghiệm (công chứng)
- Bản công bố hợp chuẩn vật liệu xây dựng
- Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học và Công nghệ.
Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn.
Công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng thuộc phạm vi của QCVN 16:2019/BXD khi lưu thông trên thị trường thì ngoài giấy chứng nhận hợp quy còn cần bản công bố hợp quy/thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ, thủ tục công bố hợp quy sẽ do cá nhân, doanh nghiệp thực hiện. LCQC tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định.
Quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng:
Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy vật liệu xây dựng. Hồ sơ gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh (công chứng)
- Giấy chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và kết quả thử nghiệm (công chứng)
- Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng
- Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Sở Xây dựng
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Xây dựng
Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy