Trong ngành vận chuyển hàng hóa có rất nhiều thuật ngữ dùng để chỉ các loại giấy tờ, công đoạn xuất nhập khẩu,… Trong số đó, Cntr là thuật ngữ phổ biến. Để hiểu hơn về thuật ngữ này, hãy cùng vi.vncomex.com tìm hiểu thông tin về Cntr là gì? Ứng dụng của cntr là như thế nào trong đời sống và ngành xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cntr là gì? Khái niệm Container
Cntr là từ viết tắt về định nghĩa Container. Trong ngành xuất nhập khẩu hiện đại, chắc chắn không thể thiếu được container vận chuyển hàng hóa. Container hỗ trợ cho vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là bằng đường biển. Vậy định nghĩa về Container là gì? Các yếu tố, khái niệm liên quan tới container sẽ được giải đáp dưới đây.
Theo hiệp hội vận tải hải quan quốc tế, container là hệ thống chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa với các hình thức khác nhau và được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 với các đặc điểm nổi bật sau:
- Có tính bền và chắc chắn, có thể tái sử dụng
- Thiết kế của container thường được cấu tạo phù hợp với việc chuyên chở hàng hóa đa hình thức. Không cần thao tác “tháo – đóng” hàng trong quá trình vận chuyển.
- Thể tích của container được tính bằng hoặc nhiều hơn 1 mét khối
- Hình dạng chữ nhật, vỏ thép bọc bên ngoài với sức chứa hàng hóa cao. Kích thước tính theo Feet.
Kích thước thùng Cntr là gì? Được tính như thế nào?
Định nghĩa Cntr đã rõ, cùng vi.vncomex.com tìm hiểu về kích thước Cntr là gì? Cách đo như thế nào? Từ đó, có thể dễ dàng chọn phương thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Thùng container được tính theo đơn vị feet, ký hiệu là ft và sẽ quy ước: 1 feet = 0,3048 mét = 304,8 mm.
Theo quy định văn bản, đứng chiều rộng của Cntr sẽ khoảng hơn 2,4m và chiều cao là 2,6m. Chiều dài của container sẽ được quy định cụ thể theo 3 kích thước dưới đây:
- Container với 20ft DC với chiều dài 6m, chiều rộng 2,4m và chiều cao 2,6m
- Container 40ft DC với chiều dài 12m, chiều rộng 2,4m và chiều cao 2,6m
- Container 40ft HC với chiều dài 12m, chiều rộng 2,4m và chiều cao 2,9m
Tùy vào tính chất hàng hóa, nhu cầu sử dụng mà quý doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức container sao cho phù hợp với nhiều kích thước phổ biến hiện nay như 10, 20, 40 và 45 feet.
Quy định về mức trọng tải của các thùng container để đóng hàng ở Việt Nam được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 6273:2003. Lưu ý về quy định này để đảm bảo trọng tải đúng, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. (Quy định này áp dụng cho chế tạo và chứng nhận vận chuyển đường biển bằng container và phù hợp trọng tải quy định cho toàn bộ container 20ft là vào khoảng 20, 32 tấn).
Cấu tạo của Container
Sau khi hiểu định nghĩa cntr là gì, có thể nhận thấy container có cấu tạo đặc biệt nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhiều một cách đơn giản và thuận tiện nhất.
Cấu tạo của container chủ yếu là từ thép tấm, các chi tiết gia cố thép và chủ yếu có các bộ phận sau:
- Khung container làm từ thép, hình dạng khối chữ nhật. Bộ phận này đóng vai trò chịu lực chính khi hàng hóa được chất vào bên trong, đảm bảo cho hàng hóa được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.
- Đáy và mặt sau được cấu tạo từ các dầm ngang, nối liền với thanh xà dọc, gia cố chắc chắn.
- Mái được làm từ tấm kim loại như thép, nhôm, có hình dáng thẳng hoặc lượn sóng nhẹ. Khả năng chịu tác động vật lý từ bên ngoài và tính khắc nghiệt của thời tiết, che chắn hiệu quả cho hàng hóa. Từ đó, giảm thiểu tối đa các rủi ro đối với hàng hóa.
- Vách dọc có cấu tạo như mái, nâng cao khả năng chịu lực cho container.
- Mặt trước có cấu tạo như vách dọc nhưng không có cửa
- Mặt sau có cấu tạo tương tự mặt trước nhưng có thêm phần cửa, thường được gia cố thêm với bản lề
- Góc lắp ghép (góc đúc): Làm từ thép, được hàn khớp với các góc trên, dưới. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc nâng hạ container trong quá trình vận chuyển.
Mã ký hiệu của container
Ngoài việc tìm hiểu cntr là gì, chúng ta cũng cần tìm hiểu về các mã ký hiệu để phân loại container dễ dàng hơn. Mã ký hiệu bao gồm cả số và chữ (cần chú ý kỹ điều này). Chúng thể hiện nhiều ý nghĩa:
Mã số trên container phải tuân theo các tiêu chuẩn của quy định ISO 6346:1995:
- Hệ thống nhận biết container
- Mã kích thước và các mã loại
- Các ký hiệu về việc khai thác
Ứng dụng của cntr là gì?
Container là phương tiện vận chuyển hàng hóa có cấu trúc tính chất đặc biệt và hiện nay đã được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. Cụ thể:
- Vận chuyển hàng hóa đa hình thức (chủ yếu là đường bộ, đường thủy)
- Tận dụng làm kho để chứa các trang thiết bị, vật tư
- Làm căn hộ nhỏ kiểu mới
- Làm văn phòng
- Tận dụng để mở quán cà phê với thiết kế độc đáo
- Làm khách sạn, homestay mới lạ, thu hút khách du lịch
- Làm sân khấu cho các chương trình nghệ thuật, ca múa nhạc
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến cntr là gì. Hy vọng chia sẻ của vi.vncomex.com đã giúp bạn đọc hiểu rõ Cntr là gì? cũng như có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cùng với đó tại sao những ứng dụng các thủ tục của nó trong đời sống và xuất nhập khẩu. Từ đó, bài viết sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về Cntr.