Hiện nay, chứng khoán được xem là một chủ đề “hot” và là lĩnh vực mới thu hút rất nhiều người. Tuy nhiên, các bạn thường lúng túng và lo ngại vì trong ngành này thường sử dụng khá nhiều thuật ngữ tiếng Anh về chứng khoán. Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, Topica Native đã giúp bạn tổng hợp lại các thuật ngữ chứng khoán tiếng Anh để giúp các bạn tự tin hơn khi thảo luận về chủ đề này.
Xem thêm:
- Cà khịa Tuesday bằng tiếng Anh như thế nào cho sang?
- Từ điển Tiếng Anh phải biết trong game Among Us để không bị vote oan
- Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề : Kinh doanh
1. Các khái niệm cơ bản về thị trường chứng khoán
- Sell and buy: Mua và bán
- Exchange traded funds (ETF): quỹ hoán đổi danh mục (quỹ chỉ số chứng khoán)
- Stock market: Thị trường chứng khoán
- Stock: Cổ phiếu
- Go up/rise: Tăng
- Go down/fall/decline/depreciate: Giảm
- Rise suddenly/jump/boom/soar/skyrocket: Tăng vọt
- Take a nose dive/collapse/slump/drop sharply: Giảm đột ngột
- Bull market: Thị trường bò tót (thị trường theo chiều giá lên)
- Bear market: Thị trường gấu (thị trường theo chiều giá xuống)
- Limit up: Giá trần
- Limit down: Giá sàn
- Capital reduction: Giảm vốn
- Opening price: Giá mở cửa/giá đầu ngày
- Closing price: Giá đóng cửa/giá cuối ngày
- Fundamental Analysis: phân tích cơ bản
- Macro analysis: Phân tích vĩ mô
- Industry analysis: Phân tích ngành
- Fiscal policy: chính sách tài khóa
- Monetary policy: chính sách tiền tệ
- Profitability: Khả năng sinh lời
- Market beta: Hệ số beta
- Capital expenditure: Chi phí vốn
- Dividend yield: Tỷ lệ cổ tức
- Stock price: Giá cổ phiếu
- Institutional investors: Nhà đầu tư tổ chức
- Foreign investors: Nhà đầu tư nước ngoài
- Investment trust: Ủy thác đầu tư
- Dealer: Đại lý
- Margin trading: Giao dịch ký quỹ
- Financial derivatives: Sản phẩm tài chính phái sinh
- Moving average (MA) – Trung bình động: Chi phí trung bình của các nhà đầu tư.
2. Một số thuật ngữ Tiếng Anh về giao dịch chứng khoán
Dưới đây là các thuật ngữ tiếng Anh trong chứng khoán thường được sử dụng nhất. Cùng Topica Native tham khảo nhé
2.1. Các loại chứng khoán và cổ phiếu
- Security (Chứng khoán) Là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường chứng khoán. Khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó.
- Derivatives (Chứng khoán phái sinh): Là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu. Nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
- Share (Cổ phần): Chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần đơn vị nhỏ nhất của một doanh nghiệp.
- Outstanding shares (Cổ phiếu lưu hành trên thị trường): Là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ. Bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty.
- Common stock (Cổ phiếu phổ thông / Cổ phiếu thường): Là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn. Cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.
2.2. Các thuật ngữ trong chứng khoán về một số tài liệu
- Prospectus (Bản cáo bạch): Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi của người mua chứng khoán… Dựa trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.
- Financial statement (Báo cáo tài chính). Là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
2.3. Các thuật ngữ về chứng khoán trong hoạt động mua bán
- Equity carve out (Bán cổ phần khơi mào / Chia Tách một phần): Xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra công chúng lần đầu một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà nó nằm hoàn toàn quyền sở hữu.
- Short Sales hay Short selling hoặc Shortening (Bán khống): Là một nghiệp vụ được thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận thông qua giá chứng khoán giảm.
- Bailing out (Bán tháo): Bán nhanh bán gấp một chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả, có thể bán với mức giá thấp hơn rất nhiều so với khi mua vào.
2.4. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán về một số hoạt động khác
- Underwrite (Bảo lãnh): Một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa giấy tờ nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được món lời khác.
- Bear trap (Bẫy giảm giá): Một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp.
- Bull trap (Bẫy tăng giá): Một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều, bắt đầu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.
- Mortgage stock (Cầm cố chứng khoán): Một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia. Trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất và thời hạn trả nợ, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.
2.5. Các chỉ số
- Margin of safety (Biên an toàn). Khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.
- Advance – Decline Index (Chỉ số A-D). Chỉ số A-D là chỉ số xác định xu hướng thị trường.
2.6. Các thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán khác
- Clearing (Bù trừ chứng khoán và tiền): Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán.
- Short Term Investments (Các khoản đầu tư ngắn hạn): Một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty.
- Opening gap (Chênh giá mở cửa thị trường): Trong giao dịch cổ phiếu chênh giá mở cửa thị trường là hiện tượng giá mở cửa chênh lệch rất lớn so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Thông thường do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa.
- Bid/Ask spread (Chênh lệch giá đặt mua/bán): Là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một giao dịch (cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, tiền tệ).
2.7. Từ vựng chuyên ngành chứng khoán trong báo cáo doanh thu
- Lợi nhuận gộp (gross profit) = doanh thu hoạt động (operating revenue) – chi phí vận hành (operating cost)
- Thu nhập hoạt động ròng (operating income) = lợi nhuận gộp – chi phí hoạt động (operating expense)
- Thu nhập ròng trước thuế (net income before tax) = thu nhập hoạt động ròng – doanh thu/chi phí ngoài hoạt động (non-operating revenue/expense)
- Thu nhập ròng sau thuế / thặng dư (net income after tax) = thu nhập ròng trước thuế – thuế (tax)
2.8. Các từ viết tắt trong chứng khoán về chỉ số so sánh kết quả tài chính.
- YoY(year over year): năm trong năm
- QoQ (quarter over quarter): Quý Trong quý
- MoM (month over month): tháng trong tháng