CƠ SỞ
Mặc dù các phân tích gộp những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy giảm ăn mặn có tác dụng hạ huyết áp, nhưng hiệu quả giảm biến cố tim mạch của chế độ ăn lạt vẫn chưa được hiểu rõ.
Rod S. Taylor1, Kate E. Ashton2, Tiffany Moxham3, Lee Hooper4, Shah Ebrahim5
1Peninsula College of Medicine and Dentistry, University of Exeter, Exeter, UK; 2Clinical Trials and Evaluation Unit, University of Bristol, Bristol, UK; 3Wimberly Library, Florida Atlantic University, Boca Raton, Florida, USA; 4Norwich Medical School, University of East Anglia, Norwich, UK; 5Faculty of Epidemiology and Population Health, London School of Hygiene and Tropical Medicine, London, UK.
AMERICAN JOURNAL OF HYPERTENSION | VOLUME 24 NUMBER 8 | 843-853 | August 2011
Biên dịch:
ThS. BS. Nguyễn Hữu Khoa Nguyên
PGS. TS. BS. Châu Ngọc Hoa
CƠ SỞ
Mặc dù các phân tích gộp những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy giảm ăn mặn có tác dụng hạ huyết áp, nhưng hiệu quả giảm biến cố tim mạch của chế độ ăn lạt vẫn chưa được hiểu rõ.
PHƯƠNG PHÁP
Chúng tôi tìm các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên người trưởng thành với thời gian theo dõi ít nhất 6 tháng, có mục tiêu so sánh chế độ ăn lạt (bắt buộc hoặc khuyến cáo ăn lạt) với chứng/không can thiệp, và có báo cáo tỉ lệ tử vong hoặc tỉ lệ bệnh tim mạch. Các biến cố được thu thập vào lúc chấm dứt nghiên cứu hoặc tại thời điểm theo dõi dài nhất.
KẾ QUẢ
Chúng tôi xác định được bảy nghiên cứu: ba ở người có huyết áp bình thường, hai ở bệnh nhân tăng huyết áp, một trên cả hai nhóm huyết áp bình thường và tăng huyết áp, và một ở bệnh nhân suy tim. Chế độ ăn lạt làm natri niệu giảm 27-39 mmol/24 giờ và huyết áp giảm 1-4 mmHg. Nguy cơ tương đối bị tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm theo dõi lâu nhất của nhóm huyết áp bình thường là RR = 0.90 (khoảng tin cậy 95%: 0.58-1.40, 79 tử vong), và của nhóm tăng huyết áp: RR = 0.96 (khoảng tin cậy 95%: 0.83-1.11, 565 tử vong). Tỉ lệ bệnh tim mạch ở nhóm huyết áp bình thường tại thời điểm theo dõi lâu nhất là RR = 0.71 (khoảng tin cậy 95%: 0.42-1.20, 200 biến cố), và ở nhóm tăng huyết áp lúc kết thúc nghiên cứu: RR = 0.84 (khoảng tin cậy 95%: 0.57-1.23, 93 biến cố). Các kết quả này không cho thấy rõ lợi ích của chế độ ăn lạt. Ăn lạt làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim (lúc kết thúc nghiên cứu RR = 2.59, khoảng tin cậy 95%: 1.04 – 6.44, 21 tử vong). Chúng tôi không tìm thấy thông tin về chất lượng cuộc sống ở các đối tượng tham gia.
KẾT LUẬN
Mặc dù số biến cố có nhiều hơn phân tích gộp trước đó (665 tử vong trong số 6250 người tham gia các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng), nghiên cứu này vẫn chưa đủ mạnh để phủ nhận hiệu quả của chế độ ăn lạt trên tỉ lệ tử vong hay tỉ lệ bệnh tim mạch. Lợi ích giảm biến cố lâm sàng của chế độ ăn lạt, nhờ tác dụng giảm nhẹ huyết áp, phù hợp với dự đoán ban đầu.