Coin top là gi? Bạn cần biết gì về Coin Top để phân tích và hạn chế rủi ro cho mình? Hãy cùng dinhnghia.vn tìm hiểu về Coin top và một số loại Coin top đáng đầu tư trong bài viết sau đây.
Coin top là gì?
Coin top là những loại tiền điện tử có vốn hóa lớn, trên 1 tỷ đô la Mỹ, những đồng coin này thường đứng đầu bảng xếp hạng của CoinMarketCap.
Coin top có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, đã khẳng định được vị thế của mình được nhiều nhà phân tích đánh giá là tương đối an toàn, có khả năng ứng dụng thực tế cao và khó thể biến mất khỏi thị trường. Đặc biệt, các coin top đều xuất hiện trong danh mục đầu tư của các sàn giao dịch.
Coin top được quan tâm nhiều nhất tại thị trường là Bitcoin (BTC) bởi sự khan hiếm nên rất được chú trọng, Ethereum (ETH), Ripple (XRP),…
Coin top có dấu hiệu nhận biết như sau:
- Vốn hóa lớn: trên 1tỷ đô.
- Khối lượng giao dịch 24h cao – Thanh khoản cao.
- Hệ sinh thái ứng dụng phong phú.
- Tỷ giá đồng tiền lớn.
- Tuổi đời lâu, trên 2 năm.
Phân loại coin top, coin tiềm năng, coin rác
1.Phân loại coin theo vốn hóa
– Nhóm Coin top:
Đây là nhóm có những Coin có số vốn hóa lớn nhất trên thị trường, thông thường là trên dưới $1 tỷ, một vài coin bạn thấy xung quanh vị trí đầu tiên trên Coinmarketcap. Coin tiềm năng đã chứng minh được một phần tiền năng nên thường thì nó có sự ổn định tương đối tốt. Đặc biệt nó còn có tính an toàn cao, không sợ biến mất. Ngoài ra coin tiềm năng còn được niêm yết ở nhiều sàn giao dịch khác nhau.
– Nhóm coin tiềm năng:
Thông thường nhóm này sẽ có số vốn hóa thị trường từ $100 triệu. Trong nhóm này có nhiều loại coin lên xuống thất thường, nó chính là coin tiềm năng. Đặc biệt coin trong nhóm này có thể nhảy lên nhóm coin top bất kỳ thời gian nào. Ngoài ra nhóm này thường xuyên được cá mập bơm.
– Nhóm Coin rác:
Coin rác hay còn biết đến là Shitcoin, đây là nhóm có số vốn hóa trên thị trường dưới $100 triệu. Cũng vì số vốn hóa của nó rất nhỏ nên không được nhiều người chú ý đến, thế nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tiềm năng. Có thể nó yếu ở công đoạn marketing mà dẫn đến không ai biết và chưa có ai mua hoặc cũng có thể nó không có tiềm năng thật bởi công nghệ không có gì quá nổi bật. Thông thường các coin rác chỉ được niêm yết tại sàn giao dịch nhỏ như: cryptopia hay southexchange, stockexchange,…
*Ngoài 3 nhóm này, Coin còn được phân loại thành nhóm coin siêu rác và coin token. Đây là những nhóm coin chưa được lên sàn thế nhưng cũng khá có tiềm năng.
Lưu ý: Nếu như bạn là một Trader mới thì bạn chỉ nên tập trung vào 3 nhóm đầu tiên đó là: Coin top, tiềm năng và rác mà thôi.
2. Phân loại coin theo ứng dụng
Việc phân loại coin theo ứng dụng thì nó sẽ được chia thành 3 nhóm chính như sau: Nhóm tiền tệ, nhóm nền tảng, nhóm tiện ích. Cùng dinhnghia.vn tìm hiểu rõ hơn về các nhóm này nhé.
– Nhóm tiền tệ – Currency
Nhóm coin tiền tệ được tạo ra chính là để phục vụ cho mục đích phương tiện trao đổi như tiền mặt. Có một vài loại coin nó có số lượng phát hàng cố định và không tạo ra lạm phát, còn một số loại coin khác thì lượng phát hành của nó lại không giới hạn.
Đối thủ lớn của nhóm này chính là bitcoin cash, nó là hard fork thành công nhất của bitcoin. Nó được ra đời với nhiều nâng cấp và có thể hạn chế được những nhược điểm của bitcoin.
Bạn cũng có thể biết đến một vài coin khác trong nhóm này như: Dash, Litecoin, Decred. Một số đồng coin có tính bảo mật cao như: Monero, Zcash,…
– Nhóm nền tảng – Platform
Trên thực tế nhóm nền tảng được tạo ra không chỉ phục vụ mục đích trao đổi giống tiền mặt mà nó còn phục vụ cho các mục đích khác như: hợp đồng thông minh, triển khai ứng dụng phi tập trung, biểu quyết ngang hàng,…
Nhóm coin nền tảng không giống với nhóm tiền tệ, nhóm này là cả chặng đường dài để phát triển và dễ được chấp nhận hơn so với tiền tệ.
Có thể nói trong nhóm này lớn mạnh và vững chắc nhất chính là Ethereum, nó được tạo ra dành riêng cho hợp đồng thông minh. Ngoài ra bạn cũng có thể kể đến như: QTUM, MaidSafe, Waves, IOTA, Tezos,…
– Nhóm tiện ích – Utility
Nhóm này được tạo ra nhằm phục vụ một ứng dụng nhất định. Một coin tiện ích mà bạn cần phải quan tâm nhất đó chính là coin về công nghệ tài chính (Fintech). Nó được tạo ra để phục vụ vận chuyển tiền thế giới cho các tổ chức lớn như ngân hàng.
Ripple được coi là ứng cử viên sáng giá, không phải công nghệ nó sử dụng mà vì đội ngũ marketing rất tốt, kết hợp cùng với nhiều ngân hàng. Mỗi một lần Ripple được kết nối với ngân hàng thì giá XRP tăng cao. Tuy nhiên cũng có người không thích Ripple là vì nó có mã nguồn đóng và các ngân hàng sử dụng tiền này lại khiến sự phi tập trung của tiền mã hóa.
XLM (Stellar Lumens) được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao trong nhóm tiện ích này bởi nó có đội ngũ rất tốt. Họ hợp tác cùng IBM để cung cấp dịch vụ cho ngân hàng, bên cạnh đó họ còn có số vốn cao, minh bạch.
Omisego, họ cũng làm những việc tương tự như Ripple nhưng với cách mở hơn, chính vì thế mà bạn cũng có thể đầu tư vào coin này.
*Ngoài ra bạn cũng có thể biến đến các đồng coin khác như: Populous, SALT.
Top 10 coin an toàn đáng đầu tư nhất 2021 – 2022
Bitcoin – BTC
Sau hơn 12 năm phát hành chính thức, Bitcoin đã tạo dựng một vị thế khó có thể bị lung lay trên thị trường tiền điện tử. Từng thời điểm một BTC chỉ mua được 2 chiếc bánh pizza. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, giá trị mỗi BTC đã lên đến vài chục ngàn USD.
Mặc dù trải qua không ít thăng trầm nhưng Bitcoin vẫn luôn giữ vững vị thế đứng đầu. Mới chỉ 3 năm trước, đồng tiền này chỉ có giá vài ngàn USD. Thế nhưng bước sang giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021, đồng Bitcoin bắt đầu bước vào thời kỳ vụt tăng. Từng có lúc mỗi Bitcoin gần áp sát mức giá 65.000 USD.
Ngay cả khi thị trường xuất hiện hàng loạt loại tiền điện tử mới, vốn hóa của Bitcoin bình thường xuyên chiếm tỷ lệ 40% tổng vốn hóa thị trường. Chỉ số thống trị mặc dù không còn quá áp đảo nhưng đến nay vẫn chưa có đồng coin nào đủ sức thế chỗ Bitcoin.
Đặc biệt, Bitcoin cũng là đồng tiền điện tử được ứng dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống thanh toán trên toàn cầu. Hiện nay, đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng đồng Bitcoin.
Bitcoin còn đang được giới Bigtech tích cực chống lưng. Cụ thể gần đây, Elon Musk CEO của Tesla đã đổ vào đồng tiền này 1.5 tỷ USD. Mặt khác một số ngân hàng trung ương cũng đã bắt đầu có ý định ứng dụng BTC vào một số dịch vụ giao dịch của họ.
Mới đây nhất, Bitcoin đã chính thức trở thành đồng tiền hợp pháp tại El Salvador. Đây có những bước mở đường để một số quốc gia khác chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán hợp pháp.
Thời điểm hiện tại, giá Bitcoin không còn lên cơn sốt như hồi đầu năm. Tuy nhiên theo giới đầu tư chuyên nghiệp, giá BTC về lâu về dài sẽ vẫn còn tăng.
Ethereum – ETH
Trong nhiều năm liên tiếp, ETH vẫn giữ vững vị thế của một Altcoin quyền lực nhất thị trường chỉ đứng sau Bitcoin. Đồng tiền này được hỗ trợ bởi nền tảng giao dịch mạnh mẽ, đứng đầu thị trường hiện tại.
Theo đó, hệ sinh thái của Ethereum ngày một phát triển đa dạng. Nền tảng ngày đang hỗ trợ cho hàng ngàn dự án dApp, tài chính phi tập trung DeFi. Bên cạnh ETH, mạng Ethereum còn là nơi khởi chạy của vô số các mã thông báo ERC20.
Giá trị của ETH hiện tại vẫn còn kém xa BTC. Tuy nhiên nếu so với phần lớn những loại Altcoin khác, đồng ETH đang nằm trong top đồng coin có giá trị cao nhất. Đầu năm 2021, giá ETH đừng có thời điểm vượt 4000 USD, vốn hóa thị trường đạt trên 400 tỷ USD.
Đầu tư vào ETH có thể xem như quyết định tương đối an toàn. Vì sau nhiều năm, đồng tiền này vẫn giữ giá trị, được ứng dụng trong khá nhiều hệ thống thanh toán trên khắp thế giới.
Giá trị của ETH phụ thuộc rất lớn vào sự lớn mạnh của hệ sinh thái Ethereum. Mạng Ethereum hiện giờ đang phải đối mặt với tình trạng quá tải, giao dịch xử lý không còn nhanh như trước đây. Phí Gas có lúc tăng trên 100% do nghẽn mạng.
Để giải quyết thách thức trên, phiên bản nâng cấp Ethereum 2.0 đã bắt đầu được cập nhật. Theo đó như bên phát triển dự án cho biết, họ vẫn cần thêm nhiều thời gian để hoàn thiện phiên bản mới.
Dự đoán giá trị đồng ETH có khả năng tăng giá mạnh khi mạng Ethereum 2.0 đi vào vận hành ổn định.
Binance coin – BNB
Binance coin là dự án tiền điện tử nổi bật trong năm 2017. Mã thông báo BNB của sàn giao dịch Binance chỉ sau vài năm ra mắt đã nhanh chóng khẳng định chỗ đứng trên thị trường Cryptocurrency.
Sở dĩ BNB có thể đạt được bước phát triển nhanh chỉ trong thời gian ngắn như vậy chính là nhờ vào sự hỗ trợ của Binance. Sàn Binance đang đứng đầu thị trường về giá trị giao dịch, số lượng điện tử niêm yết, lượng người dùng tham gia sàn không ngừng tăng. Khối lượng giao dịch trung bình trên Binance đạt khoảng 2 tỷ USD, một con số tương đối khủng.
Hệ sinh thái của Binance đang không ngừng được mở rộng. Bên cạnh nền tảng giao dịch, Binance còn giới thiệu chuỗi khối riêng Binance Chain, mua lại trang web thống kê CoinMarketCap, phát triển ứng dụng ví lưu trữ Trust Wallet,.. Tên tuổi của Binance cũng vì vậy mà ngày một có sức ảnh hưởng hơn.
Đồng BNB trong năm qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc khi thường xuyên nằm trong top 3 loại coin có vốn hóa cao nhất, chỉ sau đồng BTC và ETH. Binance đang tích cực lăng xê cho mã thông báo BNB. Tham vọng của BNB là có thể thế chỗ của ETH để trở thành Altcoin quyền lực nhất thị trường Cryptocurrency.
Tuy nhiên với một bộ phận nhà đầu tư, họ vẫn còn e ngại với tính bảo mật của đồng BNB. Hơn nữa BNB được tạo ra bởi một công ty thay vì nhóm phát triển công nghệ khiến người cảm thấy đồng tiền này dễ bị thao túng, thổi giá. Đặc biệt là khi Binance mới mua lại chuyên trang xếp hạng thống kê CoinMarketCap. Người dùng hoàn toàn có quyền nghi ngờ Binance có thể nhúng tay điều chỉnh quy trình xếp hạng trên CoinMarketCap theo hướng có lợi cho họ.
Dù vướng phải một số nghi ngờ nhưng không thể phủ nhận BNB đang là một trong những đồng coin tiềm năng nhất. Trong tương lai gần, giá trị của BNB được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Tether – USDT
Đặc điểm chung của phần lớn các loại tiền điện tử là mức biến động giá mạnh, tạo rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã tạo ra Stablecoin, một loại tài sản ổn định neo theo giá trị của tiền pháp định.
Nhắc đến Stablecoin, bạn chắc chắn không nên bỏ qua USDT. Đây là một loại Stablecoin cảnh túi giá trị của đồng USD. Có nghĩa khi sở hữu 1 USDT cũng đồng nghĩa bạn đang có 1 USD trong hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang.
USDT không phải Stablecoin duy nhất trên thị trường. Ngoài Tether, các nhà phát triển đã cho ra đời nhiều loại đồng tiền bình ổn giá khác nhau. Ví dụ như đồng DAI, USDC, BUSD,.. Tuy nhiên,
USDT lại là loại Stablecoin có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với những đồng coin khác. Đồng tiền này thường xuyên có mặt trong top 5 loại coin sở hữu mức vốn hóa lớn nhất.
Cardano – ADA
Dự án Cardano chính thức được giới thượng từ năm 2015. Đặc biệt, cha đẻ của đồng ADA Charles Hoskinson từng giữ vai trò nhà đồng sáng lập Ethereum. Tuy nhiên sau một sự bất đồng, Charles đã quyết định cho ra đời mạng Cardano. Nhằm tạo ra một thế hệ Blockchain thứ 3 khắc phục hoàn toàn nhược điểm về phí giao dịch, tốc độ xử lý, khả năng mở rộng.
Mạng Cardano so với yêu cầu hệ thống vận hành tiêu tốn năng lượng như Bitcoin. Nhờ đó, giao dịch sẽ được xử lý nhanh hơn, chi phí cực rẻ. Sau hơn 6 năm phát hành, đồng ADA đang cần tạo dựng được vị thế riêng. Điểm mạnh của ADA nằm ở khả năng giao dịch an toàn, liên tục, chi phí thấp.
Khi mới giới thiệu, không ít người cho rằng Cardano khó có thể cạnh tranh với những mạng lưới lớn như Ethereum. Mạng Cardano thời điểm hiện tại đúng là chưa thể so sánh với Ethereum nhưng sức mạnh của đồng ADA lại không thể xem thường.
Trên bảng xếp hạng của CoinMarketCap, đồng coin này từng có thời điểm vươn lên top 3, top 4 về giá trị vốn hóa. Một số chuyên gia nhận định, ADA sẽ nằm trong nhóm những đồng coin có khả năng thay thế cho Bitcoin nhờ vào tính tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Polkadot – DOT
Polkadot sáng tạo bởi nhóm lãnh đạo của mạng Ethereum. Sự ra đời của Polkadot nhằm thúc đẩy quá trình đồng thuận của hệ sinh thái Blockchain rộng lớn. Polkadot sở hữu chuỗi khối đặc biệt có khả năng giải quyết tốt thách thức mở rộng, tăng cường tính tương tác.
DOT là đồng coin đại diện cho mạng Polkadot, tương tự như BTC của Bitcoin. Chủ sở hữu DOT thế được giảm phí mạng khi tham gia vào hệ sinh thái của Polkadot. Đồng thời họ cũng có quyền tác động đến những quyết định nâng cấp mạng, cài đặt hoặc xóa parachains.
Trong năm 2020 vừa qua thị trường tài chính phi tập trung DeFi vẫn sự phát triển mạnh mẽ, khối lượng dự án dApp vẫn không ngừng tăng. Tuy nhiên thay vì tập trung vào mạng Ethereum, những dự án này đã dịch chuyển mạnh mẽ sang hệ sinh thái của Polkadot. Hệ thống ứng dụng trên Polkadot tăng ngoạn mục về số lượng.
Cũng trong năm 2020, giá trị đồng DOT đạt mức tăng trưởng trên 400%. Giá mỗi DOT từng có thời điểm chạm ngưỡng giá 18 USD. Từ một tên tuổi đầy xa lạ, đồng DOT liên tục góp mặt trong top 10 đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn nhất.
Ripple – XRP
Ripple thuộc nhóm tiền điện tử ra đường sớm nhất thị trường, thậm chí đồng tiền này còn phát hành trước ETH. Theo đó, giao thức mã nguồn mở Ripple lần đầu tiên giới thiệu vào năm 2012. Tuy nhiên dự án này đã được nung nấu ý tưởng từ năm 2004.
Mạng Ripple sở hữu tốc độ giao dịch nhanh, không cần đến khâu xác thực. Đặc biệt, nền tảng Ripple còn hỗ trợ người dùng giao dịch nhiều loại hình tài sản khác như vàng, tiền tệ
Mã thông báo XRP hoạt động một phương thức thanh toán trong nền tảng Ripple. Nó đóng vai trò trung gian cho giao dịch giữ tiền pháp định và tiền mã hóa. Khi sử dụng XRP để trao đổi giữa tiền điện tử và tiền pháp định, giao dịch sẽ được xử lý chỉ sau vài giây. Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với phương thức chuyển tiền truyền thống.
Gần XRP vướng phải vụ kiện với SEC. Thế nhưng không vì vậy mà đồng tiền này giảm giá trị. XRP và BNB thường xuyên thay nhau chiếm giữ top 3 top về mặt giá trị vốn hóa. Đây cũng đang là đồng coin nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư chuyên nghiệp.
Stellar – XLM
Mạng Blockchain hỗ trợ lưu trữ chuyển tiền Stellar bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2014. Thế mạnh vượt trội Stellar nằm ở mức phí giao dịch không thể hấp dẫn hơn khi chỉ từ 0.00001 XML.
Stellar đã hợp tác với IBM và World Wide để cho ra đời mạng lưới giao dịch các loại tài sản với thông qua cầu nối Stablecoin. Người dùng sở hữu đồng XML có quyền tham gia vote xét duyệt công ty, dự án nào đó sẽ được thêm vào mạng lưới của Stellar.
Sau đợt biến động giá hồi tháng 3/2021, giá trị đồng XML ngay sau đó đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Đồng tiền này thường xuyên nằm trong top những loại coin mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư.
Uniswap – UNI
Có thể nói năm 2020 chính là năm của Uniswap. Nền tảng giao dịch DEX này đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ với lượng người dùng không ngừng tăng. Giá trị tài sản người dùng tham gia khóa trên Uniswap đạt con số ấn tượng 1.47 tỷ USD, lượng người dùng vượt 600.000 người.
Đến tháng 9/2020, sàn Uniswap chính thức phát hành mã thông báo quản trị UNI. Sàn giao dịch này hy vọng mã thông báo của họ có thể phát triển tương tự như BNB coin của sàn Binance.
Người dùng tiền điện tử nói chung đang có xu hướng chuyển dịch sang những nền tảng giao dịch DEX như Uniswap. Bởi phương thức giao dịch trên đây rất đơn giản, người dùng không cần lập tài khoản mà chỉ cần kết nối với phí đang sử dụng nó đã có thể hoán đổi token.
Số lượng người dùng không ngừng tăng trên Uniswap tạo động lực không nhỏ cho sự tăng trưởng của mã thông báo UNI. Dự đoán trong năm 2021 này, UNI sẽ vẫn tiếp đà tăng trưởng giống như năm 2020.
Chainlink – LINK
Giống như Uniswap, năm 2020 là một năm cực kỳ thành công của Chainlink. Đồng LINK gây bất ngờ lớn khi đặt vị trí số 1 trong phân khúc Oracles, nhiều lần là lọt top 10 những đồng tiền điện tử phổ biến nhất thị trường.
Hệ sinh thái của Chainlink đã quy tụ trên 350 dự án. Sự phát triển thần tốc của Chainlink không ít các đối thủ khác phải dè chừng. Dù mới trải qua 6 tháng đầu năm 2021 nhưng vị trí của LINK trên bảng xếp hạng giá trị vốn hóa vẫn không ngừng thăng hạng.
Với bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm được các coin, rất hy vọng các chia sẻ sẽ có ích với bạn.
Vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Coin Top là gì? Phân loại và một số loại Coin Top đáng đầu tư. Chúc bạn kiếm tiền thành công với tiền ảo!