‘Đảo Côn Lôn’ ghi trong bộ sử ‘Đại Nam thực lục’ có phải Côn Đảo

‘Đảo Côn Lôn’ ghi trong bộ sử ‘Đại Nam thực lục’ có phải Côn Đảo

Côn lôn ở đâu

Ngày 15.8.1788, Hiệp sĩ Kersaint, Đại tá hải quân hoàng gia Pháp cùng tùy tùng hướng đến Côn Đảo trên hai chiếc tàu mang tên Dryade và Pandour, sau khi đã được bá tước de Conway dặn dò kỹ lưỡng.

Trong thời gian chờ kết quả khảo sát của Kersaint tại Côn Đảo, cuộc đấu khẩu giữa Giám mục Bá Đa Lộc và Bá tước de Conway tạm dừng lại. Ngày 13.3.1789, Kersaint quay về Pondichéry, mang theo bản tường trình về kết quả công tác được giao phó trên hai vùng đất Tourane (Đà Nẵng) và Côn Đảo.

Nhà ngoại giao John Barrow, tác giả quyển A voyage to Cochinchina xuất bản tại London năm 1806

T.L LÊ NGUYỄN

Những thông tin thu thập được bi quan đến mức bao nhiêu lời tô vẽ của Giám mục Bá Đa Lộc về Côn Đảo trở thành những lời sáo rỗng và dối trá. Thế rồi cả Bá Đa Lộc và de Conway cũng báo cáo về Paris những gì Kersaint tường trình về Côn Đảo, mỗi người một cách trình bày và suy diễn khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.

Những thông tin thú vị về Côn Đảo

Nhận định dứt khoát của viên Trung tướng Tổng chỉ huy quân đội ở Pondichéry là những gì nước Pháp được hứa hẹn trao đổi chẳng có giá trị là bao, trong khi chiến phí hỗ trợ cho chúa Nguyễn lên đến một con số rất cao (Georges Taboulet – La geste française en Indochine – Paris 1955, trang 180-207).

Đoán biết trước kết quả thảm hại trong sứ mạng được chúa Nguyễn Ánh giao phó, giám mục Bá Đa Lộc lợi dụng thời gian nấn ná ở Pondichéry để thực hiện cuộc huy động tài chánh hầu mua thêm tàu bè, vũ khí và thuê một số cựu sĩ quan, chuyên gia Pháp đang sống ở đây, đưa họ về Gia Định, cộng tác cùng chúa Nguyễn. Cuối cùng, việc phải đến đã đến.

Trang đầu tác phẩm A voyage to Cochinchina của John Barrow

T.L LÊ NGUYỄN

Ngày 15.6.1789, chiếc tàu La Méduse đưa phái bộ Bá Đa Lộc, hoàng tử Cảnh cùng những người Pháp vừa tuyển dụng được trở về Gia Định, lúc này đã nằm dưới sự kiểm soát của chúa Nguyễn Ánh. Trên đường về, tàu La Méduse dừng lại Côn Đảo một thời gian ngắn.

Như vậy, với sự thất bại hoàn toàn của Thỏa ước Versailles ngày 28.11.1787, mọi kết ước giữa hai phía Việt – Pháp xem như vô hiệu, một lần nữa Côn Đảo vuột khỏi tầm tay của người Pháp và thuyền phương Tây vẫn thỉnh thoảng ghé lại đây trong những hải trình đầy gian khó. Năm 1792, trong chuyến trở về Bắc Kinh, một viên chức trong sứ quán Anh tại Trung Quốc là John Barrow đã tình cờ thả neo tại Côn Đảo.

Dù là không định trước, song những gì Barrow chứng kiến và kể lại trong tập du ký A voyage to Cochinchina (Một chuyến đi đến xứ Nam Hà – London 1806) là những thông tin khá thú vị về Côn Đảo. Trên đường từ đảo Sumatra trở về, tình trạng bệnh hoạn của thủy thủ đoàn buộc Barrow phải thả neo lại trên cái vịnh của một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo và những gì ông ta chứng kiến thật hết sức bất ngờ.

Trông thấy những chiếc tàu to lớn gần bờ biển, cư dân trên đảo kéo nhau chạy lên núi để trốn, bỏ vương vãi thức ăn trước cửa lều và để lại đó một tờ giấy viết bằng chữ Tàu với nội dung là thủy thủ đoàn của Barrow muốn lấy gì cứ lấy thoải mái, xong rồi đi khỏi đảo cho họ nhờ (John Barrow – A voyage to Cochinchina – London 1806, trang 244).

Hiệp sĩ, Đại tá hải quân hoàng gia Pháp Kersaint (1747-1822)

T.L LÊ NGUYỄN

Điều đáng nói là qua chuỗi sự kiện nối tiếp nhau vào những năm từ 1779 đến 1787, Côn Đảo (Côn Lôn) như nằm trên một sợi chỉ xuyên suốt, từ việc chúa Nguyễn Ánh kêu gọi tàu bè phương Tây ghé lại đây, đến việc chúa dùng quần đảo này làm nơi tạm nương náu để tránh sự truy đuổi của nhà Tây Sơn và cuối cùng chúa quyết định sử dụng nó để đổi lại sự trợ giúp của nước Pháp…, khó có thể nói rằng “đảo Côn Lôn” ghi trong bộ sử Đại Nam thực lục năm 1783 không phải là Poulo-Condore theo cách gọi của người Pháp hay Côn Đảo ngày nay. Hơn 60 năm sau, với hòa ước Nhâm Tuất 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn cho Pháp thì sự xác tín trên càng rõ ràng hơn bao giờ hết. (Còn tiếp)