Bộ Công An tiếng Anh là gì?

Bộ Công An tiếng Anh là gì?

Công an tiếng anh là gì

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cố trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Vậy, Bộ công an là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ công an là gì?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Bộ công an tiếng Anh là gì?

Khái niệm Bộ Công an là gì?

Bộ công an tiền thân là Bộ Nội vụ là cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Bộ Công an nhận được nhiều danh hiệu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 13 lần, Huân chương Sao vàng và 88 Huân chương Hồ Chí Minh.

Bộ công an tiếng Anh là gì?

Bộ công an tiếng Anh là The ministry of public security.

The ministry of public security is a public agency directly under the government of Vietnam, performing the function of state management over social security and safety; counterintelligence; criminal investigation and prevention; fire prevention and rescue; excution of criminal judgments, judgment execution without imprisonment, custody or temporary detention; judicial protection and support; âtte management of public services in the branches and domains under the jurisdiction of the ministry.

Một số từ tiếng anh liên quan tới Bộ công an:

Police officer: Cảnh sát.

Gun: Khẩu súng.

Holster: Bao súng ngắn.

Handcufffs: Còng tay.

Badge: Phù hiệu, quân hàm.

Nightstick: Gậy tuần đêm.

Judge: Thẩm phán.

Robes: Áo choàng luật sư.

Gavel: Cái búa.

Witness: Người làm chứng.

Jail: Phòng giam.

Detective: Thám tử.

Defense attorney: Luật sư bào chữa.

Defendant: Bị cáo.

Fingerprint: Dấu vân tay.

Suspect: Nghi phạm.

Court reporter: Thư kí tòa án.

Transcript: Bản ghi lại.

Bench: Ghế quan Tòa.

Prosecuting attorney: Ủy viên Công tố.

Witness stand: Bục nhân chứng.

Court officer: Nhân viên tòa án.

Jury box: Chỗ ngồi của ban bồi thẩm.

Jury: Ban bồi thẩm.

Investigate police: Cảnh sát điều tra.

Investigation agency: Cơ quan điều tra.

Investigator/coroner: Điều tra viên.

Criminal investigation: Điều tra hình sự, điều tra tội phạm.

Security investigation agency: Cơ quan anh ninh điều tra.

Bureau of anti-smuggling investigation: Cụ điều tra chống buôn lậu.

Police investigation agency: Cơ quan cảnh sát điều tra.

Census bureau: Cục điều tra dân số.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an

Căn cứ quy định tại Điều 6 – Nghị định số 123/2016/ND-CP, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cụ thể:

– Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị định quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

– Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

– Trình Thủ tướng CHính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

– Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

– Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

– Ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để quy định việc phối hợp giữa Bộ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

– Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyển truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

– Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ của Bộ Công An ở đâu?

Địa chỉ: Số 44 – Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Địa chỉ mới: Số 47 – Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.

Tel: 069.2343647.

Website: www.mps.gov.vn

Hoặc www.bocongan.gov.vn

Như vậy, Bộ công an tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi phân tích một cách rõ ràng trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp thêm tới quý bạn đọc một số nội dung như nhiệm vụ quyền hạn hay địa chỉ của bộ công an.