Công chứng, chứng thực các loại giấy tờ như giấy chứng nhận, giấy tờ tùy thân hay sổ hộ khẩu, đã và đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, đặc biệt là công chứng tại các văn phòng công chứng tư nhân. Bài viết dưới đây L24H sẽ trả lời câu hỏi về việc công chứng giấy tờ ở đâu, đồng thời, cung cấp các thông tin cần thiết về lệ phí chứng thực bản sao, giấy tờ hiện nay.
Thực hiện công chứng giấy tờ ở đâu?
Khái niệm về Công chứng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Trong đó:
- Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng;
- Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(CSPL: Khoản 2, Khoản 5 Luật Công chứng 2014)
Thực hiện công chứng ở đâu?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014, việc công chứng đối với các loại hợp đồng, giao dịch, bản dịch phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:
- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
- Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
- Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Nơi thực hiện công chứng, chứng thực
Chi phí khi công chứng, chứng thực giấy tờ
Lệ phí công chứng
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016. Theo đó, mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
- Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
- Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
- Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Chi phí khi công chứng, chứng thực
Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản:
TT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) Mức thu
(đồng/trường hợp)
1 Dưới 50 triệu đồng 40 nghìn 2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 80 nghìn 3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch 4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng 5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng 6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng 7 Từ trên 10 tỷ đồng 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)
Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản bán được) được tính như sau:
TT Giá trị tài sản Mức thu
(đồng/trường hợp)
1 Dưới 5 tỷ đồng 90 nghìn 2 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 270 nghìn 3 Trên 20 tỷ đồng 450 nghìn
Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
TT Loại việc Mức thu
(đồng/trường hợp)
1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40 nghìn 2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100 nghìn 3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50 nghìn 4 Công chứng giấy ủy quyền 20 nghìn 5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) 40 nghìn 6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25 nghìn 7 Công chứng di chúc 50 nghìn 8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20 nghìn 9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40 nghìn
(CSPL: Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016; Điều 1 Thông tư số 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2017)
Chi phí khác
- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
- Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
(CSPL: Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2016)
Luật sư tư vấn về công chứng giấy tờ
- Tư vấn về điều kiện hành nghề công chứng;
- Tư vấn về giá trị pháp lý của các văn bản công chứng;
- Tư vấn về các việc công chứng giấy tờ khác tỉnh.
Có thể nói, nhu cầu công chứng giấy tờ là một trong những nhu cầu mang tính phổ biến trong xã hội hiện nay. Hy vọng với bài viết trên, Luật L24H đã mang đến cho Quý khách những thông tin bổ ích trong lĩnh vực công chứng. Luật sư tư vấn luật hành chính của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.
Scores: 4.8 (16 votes)