Digital Future

Digital Future

Công nghệ 2.0 là gì

Theo thời gian, các cuộc cách mạng công nghiệp đều chứng tỏ những dấu ấn vượt trội để lại cho nhân loại chúng ta ngày nay. Vậy công nghệ 2.0 là gì? Những thành tựu mà thời kỳ này đạt được ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết này.

Công nghệ 2.0 là gì?

Gắn liền với vai trò to lớn tạo ra cuộc cách mạng này của nhiều cường quốc trên thế giới, cách mạng công nghệ 2.0 để lại dấu ấn nổi trội.

Công nghệ 2.0 là gì?

Công nghệ 2.0 là sự phát triển vượt bậc trong công nghệ kỹ thuật với sự xuất hiện của điện thoại, đài phát thanh, tivi…. đã thay đổi toàn bộ cục diện nền văn hóa xã hội trên thế giới. Được xác định là khởi nguồn ngay sau khi kết thúc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, các mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19.

5 Cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền cực dễ năm 2022 theo xu thế phát triển mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần học:

VIDEO 5 CÁCH ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC DỄ THEO XU HƯỚNG NĂM 2022

Thành tựu và ảnh hưởng

Không chỉ tác động đến bước phát triển ở tầm cao mới trong văn hóa, xã hội, công nghệ 2.0 còn chuyển biến nhanh chóng toàn diện ngành sản xuất. Minh chứng là hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại được thiết lập, ứng dụng tự động hóa, tiêu chuẩn chất lượng cao… vào hoạt động sản xuất, tạo năng suất, hiệu quả cao.

Nhờ sự phát triển về mọi mặt đó, tốc độ đô thị hóa cũng bắt đầu gia tăng nhanh trong giai đoạn này nên cũng ít nhiều để lại những hệ quả nhất định đối với xã hội.

Tại nhiều khu vực nông thôn, ngành nông nghiệp phát triển nhờ các nghiên cứu phân hóa học, công nghệ sinh học đã thúc đẩy năng suất tăng trưởng mạnh mẽ. Với công nghiệp, nhiều ngành đã tăng sản lượng vượt trội như kim loại, cao su… đã khiến nền kinh tế được đẩy mạnh.

Thiết lập nhiều tiêu chuẩn sống mới hiện đại, tiên tiến hơn nhờ cuộc cách mạng công nghệ 2.0. Chất lượng cuộc sống tăng và dân số cũng theo đó tăng trưởng nhanh. Điển hình cho các quốc gia dẫn đầu trong công nghệ này là Mỹ và các quốc gia Tây Âu.

Công nghệ 2.0 là gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết này.

Phân biệt cách mạng công nghệ 1.0 2.0

So với cuộc cách mạng đầu tiên, cuộc cách mạng công nghệ 2.0 có biến chuyển gì khác biệt thay đổi diện mạo nền kinh tế.

Cách mạng công nghệ 1.0

Đó là sự thay đổi toàn diện trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong các lĩnh vực sản xuất. Những bước chuyển biến tích cực trong mọi điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật.

Nguồn gốc

Được xác định là khởi nguồn ở Anh vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 18 với sự ra đời của máy hơi nước hỗ trợ ngành công nghiệp dệt. Cùng với đó là nhiều bước cải tiến trong kỹ thuật luyện kim. Nhu cầu tiêu thụ than cho những vận hành của động cơ hơi nước tăng cao. Nhờ đó kéo theo những chuyển biến toàn diện mọi mặt của nền kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thành tựu

Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 đã thay đổi nền kinh tế. Từ hoạt động sản xuất đơn giản, quy mô nhỏ chủ yếu dựa trên lao động chân tay chuyển sang nền kinh tế công nghiệp với máy móc phát triển và quy mô lớn.

Cách mạng công nghệ 1.0 ghi nhận sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt

Cùng với nhu cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho ngành công nghiệp dệt gia tăng, kỹ thuật gia công các sản phẩm sắt thép đã được cải thiện và than đá được dùng với khối lượng lớn.

Hoạt động giao lưu xúc tiến thương mại nhộn nhịp phong phú hơn khi các kênh đào và đường sắt ra đời.

Động cơ hơi nước sử dụng than và máy móc dẫn động từ cơ khí giúp năng suất lao động tăng cao đột biến.

Máy móc phát triển, thuận lợi cho các hoạt động chế tạo máy cũng như phục vụ mọi ngành sản xuất khác hiệu quả hơn.

Gợi ý cho bạn: Video 5 Cách đầu tư sinh lời, kiếm tiền cực dễ năm 2022 theo xu thế phát triển mà ai cũng có thể làm được, chỉ cần học

VIDEO 5 CÁCH ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC DỄ THEO XU HƯỚNG NĂM 2022

Cách mạng công nghệ 2.0

Hình thành trong giai đoạn chuyển giao giữa nửa sau kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cách mạng công nghệ 2.0. với những bước phát triển vượt bậc. Nhờ ứng dụng những thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2.

Nều tảng tư duy học thay đổi với nhiều phát minh vĩ đại đưa xã hội lên một tầm mới. Đó là sự xuất hiện của những phát minh điện tử, phát minh sóng vô tuyến điện, sáng chế ra động cơ điện, chất phóng xạ…

Nhờ khoa học được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất một các hệ thống, tuần tự đã khiến khoa học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp hữu hiệu.

Qua đó cho thấy, cách mạng từ khoa học đã thúc đẩy kỹ thuật và công nghệ phát triển vượt bậc.

Vào những năm 1880 ghi nhận sự ra đời của hệ thống phương tiện truyền thông hiện đại bậc nhất thời bấy giờ. Đó là điện tín, điện thoại. Nhanh chóng lan tỏa ra toàn cầu với thông tin liên lạc ứng dụng trên khắp thế giới.

Bước vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực kỹ thuật mới hình thành, đó là điện tử học. Bước tiến nhảy vọt khi ngành điện tử ra đời, mở ra kỷ nguyên điện khí hóa, đẩy mạnh các ngành công nghiệp khác phát triển như ngành luyện kim, ngành đóng tàu, chế tạo máy, công nghiệp quân sự, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải.

Cuộc cách mạng công nghệ 2.0 cũng mang đến những thành tựu nổi trội trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Cuộc cách mạng cơ hóa và tự động hóa các loại vũ khí trang bị diễn ra. Kết quả thể hiện trong hàng loạt các vũ khí tối tân được sử dụng trong thế chiến lần thứ 2.

Công nghệ 2.0 – Thành tựu cho nhân loại

Những giá trị thành tựu nổi trội để lại cho nhân loại trong cuộc các mạng công nghệ 2.0 là không thể phủ nhận. Nó gắn liền với tên tuổi của nhiều cường quốc công nghiệp như Đức, Hoa Kỳ, ngoài khởi nguồn từ Anh.

Công nghệ 2.0 - Thành tựu cho nhân loại
Công nghệ 2.0

Xác định thời gian

Công nghệ 2.0 phát triển nổi trội trong nhiều ngành nghề như hóa chất, thép, điện lực và dầu mỏ. Hàng tiêu dùng sản xuất quy mô hàng loạt được mở rộng. Nhiều lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, vận tải được đẩy mạnh. Hệ thống giải trí, rạp chiếu phim, máy ghi âm, phát thanh được thương mại hóa. Tất cả đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân và tạo ra lượng lớn công văn việc làm.

Nhiều ý kiến cho rằng cách mạng công nghệ 2.0 khởi phát từ năm 1871. Đây cũng là năm nước Đức thống nhất hình thành sau cuộc chiến tranh Pháp Phổ. Đức vươn lên trở thành cường quốc mạnh mẽ không chỉ tại khu vực châu Âu mà vươn tầm thế giới. Thời điểm này cũng ghi nhận Hoa Kỳ bỏ xa Anh để vươn lên độc chiếm vị trí quốc gia công nghiệp số 1 toàn cầu.

Thai nghén của cuộc cách mạng này được xem là từ giữa thế kỷ 19, khi hàng loạt các hoạt động đồng loạt lớn mạnh như đường sắt, tàu biển và động cơ hơi nước.

Công nghệ 2.0 tại Đức

Vượt qua Anh, Đức vươn lên thành quốc gia đứng đầu châu Âu trong công nghiệp. Sức mạnh này dựa trên các yếu tố.

Rút kinh nghiệm

Do tiến hành công nghiệp hóa diễn ra sau nước Anh, do đó Đức đã tìm tòi, học hỏi và rút những bài học kinh nghiệm từ Anh đi trước. Nhờ vậy tiết kiệm tốt đa thời gian cũng như tiền bạc và công sức đầu tư nghiên cứu.

Đi sau nên Đức cũng đã tạo ra những công nghệ 2.0 mới nhất nhằm áp dụng vào thực tiễn hiệu quả. Trong khi Anh phải sử dụng công nghệ đắt đỏ, lạc hậu, chính họ cũng khó để áp dụng thành quả trong chính sự phát triển của mình.

Đầu tư

Đức dồn nhiều tiền bạc đầu tư cho nghiên cứu khoa học hơn người Anh.

Với hệ thống Cartel đã giúp Đức sử dụng nguồn tư bản hiệu quả linh động hơn.

Nguồn vốn

Nhiều nguồn thông tin cho rằng sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, sau khi Pháp bị đánh bại đã phải bồi thường chiến phí. Nhờ đó Đức có nguồn vốn lớn dồn vào đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là đường xe lửa.

Nhờ đó đã tạo ra thị trường rộng lớn cho những cải tiến trong ngành giao thông vận tải, trong sản phẩm thép sau khi hoàn thiện. Cùng với đó Đức thừa hưởng nhiều nhà máy lớn từ khi sáp nhập vùng Alsace-Lorraine.

Công nghệ 2.0 tại Hoa Kỳ

Công nghệ 2.0
Công nghệ 2.0 tại Hoa Kỳ

Công nghiệp 2.0 tại Hoa Kỳ gắn liền với điện khí hóa của những phát minh tiên phong như Nikola Tesla, Thomas Edison, George Westinghouse và Frederick Winslow Taylor.

Đặc biệt Thomas Edison, nhà phát minh thiên tài, doanh nhân Mỹ đã lừng danh thế giới cho đến ngày nay với công nghệ ghi nhận là sự phát triển của mạng lưới điện một chiều.

George Westinghouse, một kỹ sư và doanh nhân Mỹ đã hỗ trợ đầy đủ tiềm lực tài chính nhằm phát triển mạng lưới điện xoay chiều.

Nikola Tesla, kỹ sư cơ khí điện tử, một nhà vật lý học đã được ghi nhận trong phát triển mạng lưới điện xoay chiều.

Xem thêm:Công nghệ 1.0 là gì? – Digital Future

Vấn đề lao động

Cách mạng công nghiệp gắn liền với đối tượng công nhân làm việc trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp. Trong cuộc cách mạng công nghệ 2.0, cũng tương tự như cuộc cách mạng lần thứ nhất, đánh dấu lực lượng lao động lớn trong ngành công nghiệp.

Tuy nhiên hệ quả không nhỏ như nạn thất nghiệp, đồng lương ít ỏi, nạn mại dâm… diễn ra phổ biến bởi nguồn thu nhập thấp không đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Đồng thời với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp cũng chứng kiến lực lượng lao động trong giới văn phòng gia tăng và phát triển tổ chức công đoàn.

Sáng chế công nghệ 2.0

Với nhiều phát minh sáng chế trong cách mạng công nghiệp lần thứ hai nhưng nổi trội phải kể đến là in ấn truyền thông và động cơ hơi nước

Sáng chế công nghệ 2.0
Sáng chế công nghệ 2.0

Truyền thông

Phát minh được xem là cốt yếu trong thể hiện các ý tưởng kỹ thuật in ấn chính là in ấn tang quay và sử dụng dẫn động bằng vận hành năng lượng hơi nước đã được phát minh trong các thập kỷ trước. Đây là bước tiến từ máy sản xuất giấy cuộn trong đầu thế kỷ 19.

Kỹ thuật in Linotype và Monotype xuất hiện trong cách mạng công nghệ 2.0.

Giấy được sản xuất từ bột gỗ là phát minh mới, thay thế nguồn bông, lanh vốn cạn kiệt, khan hiếm.

Với sự truyền bá từ Anh đã phần nào để lại tác động không nhỏ trong hoạt động loại bỏ thuế giấy những năm 1870. Nhờ đó báo chí được khuyến khích phát triển do chi phí in ấn thấp.

Động cơ

Khởi phát của cách mạng công nghệ 2.0 từ Anh với việc ứng dụng thành công động cơ hơi nước trong thế kỷ 18. Dần từng bước khởi đầu xuất khẩu chậm rãi vào châu Âu.

Ghi nhận trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự phát triển vượt trội của động cơ đốt trong tại nhiều quốc gia công nghiệp. Từ đó các ý tưởng trao đổi nhanh chóng hơn.

Ứng dụng động cơ đốt trong đã khiến Pháp thử nghiệm trong ngành sản xuất ô tô sơ khai những năm 1870. Sau đó, Đức là quốc gia đột phá khi sử dụng dầu mỏ cho động cơ ô tô thay vì khí than trước đó.

Bước ngoặt trong công nghệ 2.0 chính là Henry Ford đã cho sản xuất hàng loạt ô tô sử dụng động cơ đốt trong, tạo nên tác động lớn lao trong xã hội thời đó.

Tiến lên động cơ hai kỳ phát minh bởi kỹ sư người Anh Joseph Day. Sau đó chuyển giao cho Mỹ và biến thành “Năng lượng cho người nghèo”. Chúng ứng dụng cho mọi động cơ như xuồng, máy bơm và xe máy.

Như vậy toàn bộ thông tin về công nghệ 2.0 là gì? Thành tựu mang lại cho nhân loại được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng trở thành thông tin giá trị hữu ích để độc giả nắm bắt được bước tiến và giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng ngày nay.

Nguồn:https://digitalfuture.vn/