Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật cũng được chú trọng và cải thiện. Việc chú trọng cải thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật cho thấy Việt Nam đang không ngừng tiếp thu và lớn mạnh.
Vậy công trình hạ tầng kỹ thuật được hiểu như thế nào? Chúng ta hãy Công ty Luật ACC cùng tìm hiểu nhé!
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?
Công trình hạ tầng kỹ thuật hay còn gọi là kết cấu hạ tầng kỹ thuật là bao gồm tất cả những công trình được gây dựng nên nhằm mục đích phục vụ các dịch vụ công cộng xã hội, các nhu cầu thiết yếu của người dân.
Công trình hạ tầng kỹ thuật là những cấu trúc cơ bản, hệ thống và dịch vụ cần thiết cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mỗi người dân như điện – đường – trường – trạm,…Đó chính là nền móng cho những hoạt động khác xây dựng và phát triển. Hiện nay, theo đà phát triển của kinh tế – xã hội, hệ thống hạ tầng còn bao gồm hệ thống cung cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hệ thống viễn thông,…
Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công thầu xây dựng và quản lý.
2. Ý nghĩa của công trình hạ tầng kỹ thuật
Các công trình hạ tầng kỹ thuật được nhà nước (hoặc tư nhân) đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích xã hội cho người dân.
Các phương án đầu tư bao gồm các hình thức: công tư hợp công, xây dựng – chuyển giao, xây dựng – chuyển giao – kinh doanh.
Để ngành bất động sản phát triển phải ưu tiên tối đa các hệ thống công trình hạ tầng cơ sở. Các công trình phụ trợ, giao thông, cấp thoát nước và các dịch vụ gia tăng sẽ tạo ra các điểm tựa làm tăng các giá trị của bất động sản.
3. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật
Ngay từ cách gọi “điện – đường – trường – trạm” đã cho chúng ta thấy các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
- Điện: Chiếu sáng, phục vụ người dân sản xuất, sinh hoạt.
- Đường: Hệ thống cầu, đường phục vụ giao thông đường bộ, di chuyển, đi lại.
- Trường: Hệ thống các trường học công lập, dân lập, bán công,..
- Trạm: Hệ thống y tế từ các trạm xá đến bệnh viện các cấp, chăm lo sức khỏe cho người dân
- Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường
- Hệ thống cung cấp nước uống, nước sinh hoạt, canh tác,…
- Hệ thống thông tin liên lạc, mạng điện thoại, internet, sóng phát thanh – truyền hình.
- Do sự phân hóa sâu sắc giữa khu vực thành thị và nông thôn nên chúng ta có thể phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật thành 2 loại là:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Những công trình hạ tầng cơ sở đang được nhà nước nâng cấp hoàn thiện từng ngày, cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân trực tiếp sử dụng.
4. Quy định và quy chuẩn mới về Các công trình hạ tầng kỹ thuật mới nhất 2022
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 01/2016/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về “Các công trình hạ tầng kỹ thuật” mã số QCVN 07:2016/BXD bao gồm 10 phần:
– QCVN 07-1:2016/BXD Công trình cấp nước.
– QCVN 07-2:2016/BXD Công trình thoát nước.
– QCVN 07-3:2016/BXD Công trình hào và Tuy nen kỹ thuật.
– QCVN 07-4:2016/BXD Công trình giao thông.
– QCVN 07-5:2016/BXD Công trình cấp điện.
– QCVN 07-6:2016/BXD Công trình cấp xăng dầu, khí đốt.
– QCVN 07-7:2016/BXD Công trình chiếu sáng.
– QCVN 07-8:2016/BXD Công trình viễn thông.
– QCVN 07-9:2016/BXD Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng.
– QCVN 07-10:2016/BXD Công trình nghĩa trang.
Thông tư 01/2016/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/5/2016 và thay thế Thông tư 02/2010/TT-BXD .
5. Những vấn đề còn tồn tại xoay quanh công trình hạ tầng kỹ thuật
Phát triển hạ tầng kỹ thuật bền vững là một bài toán khó đặt ra cho Việt Nam và các nước trên thế giới, vì mỗi nước có một đặc điểm địa hình, kinh tế, xã hội riêng biệt và vô vàn các yếu tố tác động, khó lường khác. Tình trạng tắc đường ở các đô thị lớn của các quốc gia phát triển như Tokyo (Nhật Bản), Moscow (Nga), Paris (Pháp) hay của đô thị các nước đang phát triển như New Delhi (Ấn Độ), Bangkok (Thái Lan)… hiện nay vẫn là những thách thức chung của thế giới trên con đường tìm kiếm một giải pháp phát triển bền vững cho đô thị.
Việt Nam là đất nước đang có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn đòi hỏi cấp thiết và cũng là vấn đề chứa đựng nhiều bức xúc chưa được giải quyết. Trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với các vấn đề về ùn tắc giao thông, thoát nước kém, môi trường đô thị chưa đảm bảo…các đô thị nhỏ lại có những vấn đề về thu hút nguồn lực để phát triển, mâu thuẫn giữa đầu tư hạ tầng và tính hiệu quả, nhiều dự án treo, khai thác kém.
Sức ép dân số ở các thành phố lớn lên các công trình hạ tầng kỹ thuật là rất lớn. Hậu quả là tình trạng xuống cấp nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng do bị quá tải. Chính phủ luôn cố gắng cải thiện chất lượng và tuổi thọ của các công trình này. Tuy nhiên, do kinh tế chưa thực sự phát triển, đầu tư thiếu đồng bộ nên sức ép về cơ sở hạ tầng đến từ các đô thị vẫn còn rất lớn.
Điện không chỉ đủ cung cấp 4 mùa mà còn đã đến được vùng núi cao và hải đảo, phục vụ sinh hoạt ngày thường cho bà con. Nước sạch sinh hoạt đã cung cấp được nhiều hơn. Hệ thống xử lý chất thải cũng được tăng cường cả năng suất lẫn hiệu quả. Những bất cập đang tồn tại không thể phủ nhận việc đất nước đang đổi thay mạnh mẽ từng ngày.
Sau dịch COVID 19, Việt Nam đã trở thành một quốc gia đi đầu, điểm đến an toàn cho sức khỏe với chiến thắng vang dội về thành tích kiểm soát dịch bệnh vô cùng hiệu quả. Trước đó chúng ta đã trở thành một quốc gia đáng sống thì hiện nay chúng ta còn trở thành một quốc gia đặc biệt an toàn về an ninh – y tế cộng đồng.
6. Các câu hỏi thường gặp về công trình hạ tầng kỹ thuật?
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật do nhà nước hay tư nhân xây dựng và quản lý?
Công trình hạ tầng kỹ thuật có thể do Nhà nước hoặc tư nhân chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý. Nếu do tư nhân xây dựng vẫn phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật liên quan.
2. Người dân có trách nhiệm gì với các công trình hạ tầng xây dựng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng?
Người sử dụng có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các công trình hạ tầng kỹ thuật, báo cáo với ban quản lý khi có sự cố xảy ra. Đồng thời, có trách nhiệm đóng thuế phí đầy đủ cho nhà nước hoặc chủ công trình.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật có hạn sử dụng không?
Công trình hạ tầng kỹ thuật không có hạn sử dụng, nhưng có hạn bảo trì, tu sửa, bổ sung theo quy định và chất lượng của từng công trình, để đảm bảo an toàn sử dụng cho người sử dụng.
Như vậy, trên đây Công ty Luật ACC đã giúp bạn hiểu về Công trình hạ tầng kỹ thuật và những kiến thức liên quan. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về Công trình hạ tầng kỹ thuật, xin hãy liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin