Core CPU là gì?
Bộ xử lý trung tâm (hay còn gọi là CPU) là bộ phận cho phép máy tính thực hiện các tác vụ thông qua các ứng dụng và cung cấp các hướng dẫn thông tin được lưu trữ vào RAM.
Core CPU là các đường dẫn được tạo thành từ hàng tỷ bóng bán dẫn cực nhỏ bên trong một bộ xử lý để CPU có thể hoạt động. Với những người dùng máy tính cần khả năng đa nhiệm cao thì sẽ cần ít nhất 2 lõi core để hiệu quả tốt nhất.
CPU lần đầu tiên được giới thiệu có một lõi core. Vì máy tính thời điểm đó chỉ xử lý một tác vụ tại một thời điểm. Theo thời gian, các máy tính cần chạy nhiều chương trình hơn cùng một lúc, dẫn đến việc ra đời CPU trang bị nhiều lõi core hơn để xử lý.
Máy tính cần bao nhiêu lõi core CPU?
Lõi core là yếu tố số một để xử lý các chương trình, phần mềm, tác vụ từ người dùng. Các tác vụ khác nhau chiếm tài nguyên khác nhau, đồng thời chạy các ứng dụng cùng lúc đa nhiệm cao đòi hỏi bạn cần có một CPU chứa nhiều lõi core hỗ trợ.
Nếu nhu cầu người dùng chỉ là duyệt web cơ bản, hoạt động trên các trình soạn thảo văn bản hay mở các ứng dụng nhẹ, thì các máy tính có trang bị CPU có 2 lõi core phổ biến hiện nay sẽ đáp ứng đủ. Hãy cùng tìm hiểu các lõi Core cần thiết chi tiết ngay dưới đây.
1 lõi Core
Hiện tại các máy tính có trang bị CPU một core đã không còn xuất hiện vì nhu cầu sử dụng đa nhiệm và các phần mềm ngày càng hoạt động với yêu cầu cao nên CPU một core đã là quá khứ.
2 lõi Cores
Dual-core CPUs (CPU với 2 Cores – lõi kép) thường là số nhân phổ biến trên các máy tính hiện nay, phù hợp với ngân sách của đa số người dùng. Với CPU dual core, bạn có thể dễ dàng truy cập mail, sử dụng Office hoàn toàn thoải mái. Nhưng với các tác vụ nặng như: gaming, render video thì bạn cần một CPU có 4 core trở lên để đảm bảo hoạt động trơn tru.
4 lõi Cores
Quad-core CPUs (CPU với 4 Cores – lõi tứ) hoàn toàn phù hợp cho người dùng có nhu cầu sử dụng máy tính cao như: chơi game, xử lý video, đồ họa, các tác vụ văn phòng đa nhiệm… Bên cạnh đó, bạn cũng cần có một GPU chuyên dụng trên máy tính để hỗ trợ CPU trong các hoạt động liên quan đến hình ảnh.
6 lõi
Hexa-core CPUs (CPU với 6 Cores) cung cấp sức mạnh đảm bảo để thực hiện các tác vụ nặng, đòi hỏi mức xử lý lớn. Các chương trình, ứng dụng, trò chơi nặng 3D đều có thể xử lý tốt khi máy tính có trang bị CPU với 6 lõi.
8 lõi trở lên
Octa-core CPUs (CPU với 8 Cores – lõi tám) là sự lựa chọn không thể tốt hơn cho một game thủ chuyên nghiệp, một nhà làm phim, chỉnh sửa video chất lượng cao, nhà thiết kế đồ họa… Với 8 lõi xung nhịp cao đem đến hình ảnh chất lượng 4K, game 3D hoạt động với cấu hình cao nhất.
Các thông số trên Core và CPU
Số nhân (Core)
Như đã đề cập trên bài viết, số nhân hay lõi (core) là tốc độ xử lý của CPU, càng nhiều nhân sức mạnh xử lý sẽ được tăng lên và hiện tại đa phần máy tính chạy 2 nhân, một số máy tính cao cấp sẽ có tới 8 nhân.
Công nghệ phân luồng (Hyper-Threading)
Công nghệ này sẽ chia nhỏ khối lượng công việc, các tác vụ cần xử lý. Các luồng xử lý song song nên sẽ giảm được thời gian chờ, dữ liệu được luân chuyển và cho các phản hồi nhanh chóng. FPT Shop đã có một bài viết về công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading (HT) là gì, mời bạn tham khảo.
Xung nhịp
Tốc độ xung nhịp thể hiện thông số xử lý của CPU, nếu tốc độ xung nhịp càng lớn, thì CPU càng xử lý được nhiều phép tính, máy chạy nhanh hơn nhưng cũng đồng nghĩa với nhiệt lượng tỏa ra cao hơn.
Đơn vị đo lường của xung nhịp đó là Hertz, thường thấy với ký hiệu Hz ở các thông số CPU trong bảng thông số kỹ thuật của máy tính. Ví dụ một CPU có thông số từ nhà sản xuất là 4.4 GHz, nghĩa là CPU có thể thực hiện 4,4 tỷ phép tính mỗi giây.
Công nghệ Turbo boost
Công nghệ Intel Turbo Boost được Intel trang bị cho các bộ vi xử lý trên các thế hệ Intel Core i5 và Intel Core i7 của hãng, nó tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp để phù hợp với các tác vụ đang thực hiện. Theo thông số hãng đưa ra sẽ tăng hơn 20% sức mạnh, giúp tiết kiệm điện năng và tản nhiệt hiệu quả hơn. FPT Shop đã có một bài viết chi tiết về công nghệ Turbo boost mời bạn tham khảo.
Cache – Bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm trên CPU được gọi là cache, có chức năng như một trạm lưu trữ tạm các lệnh mà CPU đang xử lý, các lệnh được xếp hàng và chờ để được xử lý. Nếu bạn thấy CPU có bộ nhớ đệm càng lớn thì sẽ hỗ trợ cho hiệu suất hoạt động tốt, vì rút ngắn được thời gian chờ do chưa được nhiều lệnh.
Độ rộng thanh ghi của CPU
Độ rộng thanh ghi (Register) là một lượng lưu trữ nhỏ để CPU lưu trữ cần truy cập nhanh. Với không gian thanh ghi càng lớn, CPU có thể xử lý các phép tính được nhiều hơn, kết hợp với bộ nhớ RAM cũng sẽ hiệu quả hơn.
Mong rằng những thông tin trên thực sự bổ ích đối với bạn, nếu có thắc mắc hay chia sẻ đừng ngần ngại để lại bình luận ngay bên dưới nhé!
Xem thêm:
Giữa CPU và RAM, thành phần nào quan trọng hơn?
So sánh CPU dòng U và M, đôi nét về cách đặt tên chip Intel
Hướng dẫn cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU