1. Cover là gì? Hệ thống các giải nghĩa của cụm từ này
Cover là một từ tiếng anh đồng âm nên vốn dĩ chính bản thân nó đã có rất nhiều nghĩa được thể hiện dưới loại từ khác nhau bao gồm: là danh từ hoặc là động từ.
1.1. Cover – Danh từ
Nếu Cover được sử dụng dưới loại từ là danh từ thì nó có gồm những nhóm nghĩa sau:
Thứ nhất là vỏ bọc theo nghĩa đen. Trong nghĩa đen của “vỏ bọc” , từ cover được sử dụng để diễn tả về một loại vật chất được bọc bên ngoài của một cái gì. Ví dụ như vỏ của hộp sữa, vỏ gối, cái bao ni lông bọc sách vở. Hay là từ để chỉ những cái vung cái nắp của nồi niêu xoong chảo trong bếp. Ngoài ra cover cũng được dùng để chỉ lùm cây, bụi rậm hoặc những chỗ núp, chỗ trú.
Hoặc nó cũng có thể dùng trong trường hợp theo nghĩa bóng là vỏ bọc bên ngoài của ai đó ( nói về sự thể hiện bên ngoài khác hoàn toàn với tính cách thật của một ai đó ). Với hàm nghĩa tiêu cực thì nó là sự giả danh, sự đội lốt một sự tốt đẹp nào đó. Thế nên ngạn ngữ nước ngoài mới có câu “do not judge a book by its cover” nghĩa là đừng có nhìn mặt mà bắt hình dong. Khi ra chiến đấu thì cover còn có nghĩa danh từ trừu tượng là sự yểm trợ.
1.2. Cover – Động từ
Đối với từ cover là loại từ Động từ thì cover nghĩa là che chắn, bao phủ. Đây là một điểm đặc biệt của từ này khi nó là danh từ thì nghĩa là vỏ, còn khi là động từ là che. Động từ thường được dùng để diễn sự bao phủ của không khí khí quyền hay ý chỉ sự che, bao một khoảng rộng lớn ví dụ như bao trùm, bao hàm, … Cover còn có nghĩa là mặc quần áo, đội mũ, khác với wear mang ý nghĩa về thời trang nhiều hơn thì cover nặng tầm ý nghĩa về mặc để che đi điều gì đó hơn ( ví như cơ thể, hay ý nghĩa về mặc cho ấm ) đó là lý cover ít xuất hiện vào mùa đông hơn.
Tương tự như danh từ thì cover động từ cũng có những nghĩa bóng khác, ví dụ như “ghẻ lạnh ai đó”. Thứ hai đó là ý nghĩa là khống chế một đám đối tượng hay một vùng đất nào đó. Cover cũng được dùng trong trường hợp nói về sự bù đắp, ví dụ như bù đắp khoản tiền hụt, bù đắp tình cảm, …
1.3. Các trường hợp sử dụng từ cover
Cover được sử dụng ở các trường hợp khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay thì Cover được sử dụng nhiều nhất trong 4 lĩnh vực đó là : Thiết kế, âm nhạc, báo chí/ truyền thông hoặc game. Trong Game, cover được sử dụng có ý nghĩa là yểm trợ, trong thiết kế thì cover được coi là một ảnh bìa, còn trong báo chí được dùng để chỉ việc theo dõi, chịu trách nhiệm về một sự vụ nào đó, còn âm nhạc được dùng theo nghĩa là trình diễn lại.
Việc làm Nghệ thuật – Điện ảnh
2. Cover trong âm nhạc
Mặc dù là một từ tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Việt để sử dụng song từ cover này lại được sử dụng nguyên gốc trong lĩnh vực âm nhạc và đương nhiên nó là ý nghĩa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
2.1. Trào lưu cover trên mạng
Cover là một từ xuất hiện trên kênh Youtube từ những năm 2008, thời kỳ mà KPOP nở rộ cũng là lúc mọi trào lưu đu theo theo các thần tượng KPOP trở nên phổ biến ở không chỉ Việt Nam và tất cả các bạn trẻ khác trên toàn thế giới. Từ đó tạo thành các trào lưu mà trong đó có trào lưu “Cover” đã được thôi nôi và đặt tên.
Những clip đầu tiên có sự xuất hiện của từ cover chính là những clip nhảy của các bạn trẻ theo các động tác vũ đạo của những bài hát Hàn Quốc. Ban đầu chỉ là những clip rất ngẫu hứng của một cá nhân nào đó. Và ngày càng nó lại càng được đầu tư và yêu thích trở thành một thể nhảy gọi là Dance Cover. Dance Cover có nghĩa là thực hiện lại các vũ đạo gốc của một bài hát nào đó, trong đó bản chất của Cover nghĩa là thực hiện lại những gì đã có sẵn. Thể loại Dance Cover này thậm chí còn được phát triển thành một cuộc thi.
Song song với thể loại Dance Cover thì chúng ta có thể loại Hát Cover. Hát Cover có phần dè dặt hơn đàn anh Dance Cover vì hát cover không xuất hiện nhờ KPOP mà xuất hiện khi các bạn hotteen xinh đẹp thời kì lúc bấy giờ hát một bài hát nào đó và đăng tải lên kênh youtube của mình. Từ đó tạo thành những trào lưu được thể hiện bản thân và giọng hát của mình trong cộng đồng youtube và các bạn trẻ. Tuy nhiên càng về sau, những bạn trẻ hát cover lại nhanh chóng có được sự nổi tiếng hơn những người Dance Cover bởi tài năng ca hát lúc đó được quan tâm nhiều hơn.
2.2. Các hình thức cover
2.2.1. Hát Cover
Khi một trào lưu nào nở rộ thì nó cũng kèm theo là những hình thức thể hiện khác nhau, Cover trong âm nhạc cũng vậy. Khi vốn dĩ âm nhạc đã mang nhiều màu sắc thì cover mang tính tự do lại càng đa dạng kiểu biểu diễn. Trong đó Hát Cover là được thể hiện dưới nhiều hình thức nhất. Phong cách Cover truyền thống nhất đó chính là các bạn sẽ ngồi trước camera để hát trên nền nhạc beat của một bài hát mà mình yêu thích. Đây cũng chính là nội dung của những clip cover đầu tiên trên youtube. Mặc dù về cơ bản không có sự khác biệt lắm từ beat nhạc, cách hát đều được người thể hiện sao cho giống với bản gốc nhất. Thế nhưng khi tất cả cùng làm một điều như vậy sẽ gây nhàm chán. Từ đó mà cover phát triển theo một chiều hướng đi lên là Cover Acoustic.
Cover Acoustic có phần mộc mạc, nghệ sĩ nhưng cũng cuốn tai hơn. Thay vì chỉ hát với beat sẵn thì các bạn trẻ sẽ đệm lại nhạc bằng guitar hay piano, các nhạc cụ âm nhạc của mình, vừa chơi nhạc cụ vừa hát hoặc nhờ một người hỗ trợ phần nhạc. Hình thức Cover Acoustic có phần đầu tư hơn và nó tạo nên những điểm khác biệt riêng. Vì cùng một hợp âm nhưng cách chơi đàn cũng như loại âm thanh phát ra từ các nhạc cụ khác nhau cũng khác nhau. Hình thức Cover Acoustic thường được áp dụng cho những bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng và có giai điệu êm ái, đôi khi những bài hát sôi động cũng được các bạn trẻ cover acoustic lại rất chậm và rất tình, khác xa với bản gốc.
Không dừng lại ở đó, càng ngày thể loại hát cover càng được nâng bậc và đỉnh điểm là sản xuất hẳn MV cho các ca khúc cover. Chẳng có điều gì khó hiểu khi sự phát triển đó song hành cùng thời địa 4.0, đa phương tiện không bao giờ bị giới hạn. Với các ca khúc Cover được quay hẳn thành MV như vậy sẽ được đầu tư về kịch bản quay, về diễn viên thậm chí ca khúc đó cũng được mix lại sao cho phù hợp.
Xem ngay: Tuyển dụng việc làm ca sĩ
2.2.2. Dance Cover
Dance Cover không được đầu tư về âm nhạc như Hát cover mà sử dụng 100% bài hát gốc, vũ đạo gốc. Tuy nhiên mỗi nhóm nhảy Dance Cover khi thể hiện nhảy cùng một ca khúc vẫn đem đến những cảm nhận cũng những màu sắc riêng cho khán giả. Dance Cover có thể được biểu diễn trong phòng tập, ngoài đường, trường lớp thậm chí là có thể ở bất kì hoạt động ngoại khóa nào. Dance Cover dần trở thành một hình thức nghệ thuật đáng khâm phục ở những nghệ sĩ Cover Dancer. Sự phát triển của Dance Cover thể hiện ở 3 yếu tố: Sản phẩm quay, trang phục và kịch bản quay. Trang phục là một điểm dễ nhận ra sự khác biệt của Dancer Cover qua các thời gì. Từ những bộ trang phục tự do, ngẫu nhiên dần được thay thế bằng những chiếc quần áo hợp thời gian và đúng với màu sắc của MV gốc.
3. Những bạn trẻ trở thành idol nhờ các bài hát cover
Trào lưu Cover được hưởng ứng nhiệt tình trên mọi kênh truyền thông từ đó tạo cơ hội thành danh cho các bạn trẻ cover, trong đó có những cái tên như Hoa Vinh, Hương Ly, Ngo Lan Hương, J.Fla, và ST319 đã trở nên nổi tiếng, thậm chí là có những bước ngoặt trong cuộc đời mình chỉ nhờ Cover.
3.1. ST 319
Đứng đầu danh sách có lẽ chính là sự thành công ngoài mong đợi nhất của Công ty Giải trí ST319. Với những bạn trẻ Hà Nội chắc không lạ gì với một nhóm nhảy với dàn trai xinh gái đẹp chuyên cover lại các ca khúc Hàn Quốc theo phong cách Hallyu những năm 2011 – 2012. Sau đó dần dần các ca khúc cover được đầu tư bài bản hơn về mặt kịch bản lẫn hình ảnh. Có được lượng fan nhất định cũng như chắc “tay lái” về đầu tư giải trí, nhóm nhảy ST 319 dưới sự dìu dắt của Trưởng nhóm Aiden đã chuyển hướng trở thành một công ty Giải trí lớn mạnh có tên là ST 319 Entertainment. Tính đến thời điểm hiện tại, ST 319 Entertainment đã cho sản xuất không biết bao nhiêu MV ca nhạc, trình làng nhiều ca sĩ, nhóm nhạc tiềm năng, những cái tên như AMEE, Monstar hay thậm chí những nghệ sĩ đình đám hiện nay như ca sĩ MIN, ca sĩ Erik, Mr.A cũng đều từ ST 319 bước ra. ST 319 Entertainment đã có những bước đi ngoạn mục chỉ nhờ cover như vậy đó.
3.2. Hoa Vinh và J.Fla
Tiếp đến là Hoa Vinh, một hiện tượng âm nhạc mới nổi nhất gần đây. Về mặt bằng chung đánh giá, Hoa Vinh không phải là một người có giọng hát xuất chúng. Tuy nhiên cách hát có phần rất “lạ” mang sự đặc trưng riêng của anh đã giúp Hoa Vinh từ một chàng trai chuyên cover trên livestream trở thành một ca sĩ. Trước khi được phong danh thì Hoa Vinh đã là một hiện tượng mạng đình đám. Không chỉ Hoa Vinh, mà J.Fla cô ca sĩ cover người Hàn Quốc. Thậm chí J.Fla còn tạo hiện tượng toàn cầu và được phong là “Thánh nữ cover” khi sở hữu một vẻ ngoài ngọt ngào và giọng hát đốn tim. Cả Hoa Vinh và J.Fla đều lựa chọn hình thức là hát theo beat nhạc có sẵn, điểm khác biệt là nếu như Hoa Vinh chỉ hát cover những bài hát Việt Nam, có giai điệu chậm, thì J.Fla chọn phong cách thể hiện có phần sôi động hơn, đa dạng thể loại từ những ca khúc Hàn Quốc, đến EDM US UK.
3.3. Hương Ly và Ngô Lan Hương
Hương Ly và Ngô Lan Hương là hai cái tên tiếp theo trong danh sách những người thành công nhờ Cover. Khác với các tiền bối cover trên, Hương Ly và Ngô Lan Hương là hai hiện tượng số ít khi lựa chọn hình thức Cover Acoustic. Nếu như Hương Ly luôn mang đến hình ảnh một cô gái dịu dàng thướt tha bên chiếc Piano và các nhạc cụ dân tộc thì Ngô Lan Hương lại chọn cho mình phong cách vui tươi với chiếc Guitar khi cover lại các ca khúc đình đám. Đây được xem là những bước đi đầu tiên giúp cho 2 cái tên này trở nên hot name trên mạng khi gõ keyword tìm kiếm về Cover. Sau sự nổi tiếng nhờ các ca khúc cover thì cả hai cô gái này đều được mời tham gia các game show truyền hình, đóng phim, xuất hiện như một người của công chúng. Điều này cũng dễ hiểu khi mà kênh youtube của 2 cô nàng này lên đến hơn 2 triệu người theo dõi. Thậm chí tài năng Cover Acoustic của Hương Ly còn được fan mến mộ yêu thương đến mức không muốn Hương Ly tự ra nhạc mà chỉ nên cover.