Coworking Space là gì? Những điều cần biết về mô hình Coworking Space

Coworking Space là gì? Những điều cần biết về mô hình Coworking Space

Coworking space là gì

Coworking Space là gì?

Coworking Space hay còn được biết đến với những cái tên như không gian làm việc chung, không gian làm việc chia sẻ, văn phòng chia sẻ,… đang ngày càng phổ biến và dần trở thành xu hướng của thế giới. Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2002, Coworking Space nhanh chóng phát triển cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô người sử dụng. Trong đó có không ít những mô hình chưa đạt chuẩn “Coworking Space”. Điều này vô tình làm một bộ phận người hiểu chưa đúng về mô hình văn phòng chia sẻ này. Vậy Coworking Space là gì? Đâu là những lý do giúp mô hình này đang trở thành xu hướng của thế giới hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu!

Lịch sử ra đời của mô hình Coworking Space

Năm 1995 được xem là thời điểm bóng dáng tiền thân đầu tiên của các không gian Coworking Space được ra đời. Một nhóm gồm 17 kỹ sư máy tính thành lập C-base tại Berlin (Đức), đây là một trong những không gian tin tặc đầu tiên của thế giới. C-base hướng tới mô hình làm việc cộng đồng, cung cấp một không gian, địa điểm để mọi người có thể đến gặp gỡ và làm việc tự do. Họ cung cấp wifi miễn phí và khuyến khích mọi người sử dụng mạng internet công cộng để kết nối làm việc. Dù có thể không được công nhận, nhưng C-base thực sự là nơi khởi nguồn cho ý tưởng về mô hình Coworking Space về sau.

coworking-dau-tien
Ý tưởng đầu tiên cho không gian coworking space

Năm 2000 thuật ngữ “Coworking” được Bernard Dekoven – một kỹ sư thiết kế trò chơi người Mỹ sử dụng lần đầu tiên. Ông đề cập đến thuật ngữ Coworking như một phương pháp làm việc nhiều hơn là một nơi làm việc. Nhưng tư tưởng của ông, cùng với thuật ngữ ông đã sử dụng lại là cơ sở để hình thành mô hình văn phòng chia sẻ sau này.

Năm 2002, Schraubenfabrik – một không gian được gọi là “mẹ đẻ của Coworking Space” được thành lập bởi hai doanh nhân người Áo. Mục đích của Schraubenfabrik là trở thành một trung tâm làm việc chung dành cho cộng đồng những doanh nhân khởi nghiệp (start-up), kiến trúc sư, nhà tư vấn PR, dịch giả tự do,… Sau khi mô hình Coworking Space được biết đến rộng rãi, những người sáng lập Schraubenfabrik đã tiếp tục thành lập và phát triển một brand đúng nghĩa về Coworking Space cho riêng mình với cái tên Rochuspark (2007).

Không gian Coworking Space đúng nghĩa đầu tiên được khai trương tại Mỹ vào ngày 9 tháng 8 năm 2005 với cái tên San Francisco Coworking bởi Brad Neuberg. Ông phải trả $300 mỗi tháng để không gian làm việc chung này được mở hai ngày trong tuần. Trong tháng đầu tiên không có ai đến làm việc. Cuối cùng, Ray Baxter – một vận động viên cũng là một người khởi nghiệp đã đến và trở thành thành viên đầu tiên của San Francisco Coworking. Một năm sau khi mô hình được biết đến, San Francisco Coworking đóng cửa và được thay thế bởi The Hat Factory (2007) vì nhu cầu sử dụng quá lớn so với dự định của ông ban đầu.

2 thành viên đầu tiên sử dụng mô hình Coworking Space (2005)

Sự tăng trưởng của mô hình Coworking Space

Sau khi San Francisco Coworking Space đặt nền móng cho mô hình Coworking Space ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, các mô hình tương tự nhanh chóng được ra đời trên toàn cầu. Chỉ một năm sau khi Coworking đầu tiên ra đời, năm 2006 đã có hơn 30 không gian làm việc chia sẻ trên toàn thế giới. Năm 2007, thuật ngữ Coworking xuất hiện trên wikipedia và lọt vào xu hướng tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của Google, đánh dấu một bước truyền thông lớn cho mô hình này. Cuối năm 2008 đã có khoảng 160 không gian làm việc chung trên toàn cầu. Con số này tăng lên đến 2000 không gian làm việc chung vào năm 2012 cùng với khoảng 100 nghìn người làm việc tại mô hình này.

Năm 2019, trước khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19, toàn cầu đã có gần 19,000 Coworking Space và hơn 3 triệu người sử dụng mô hình này để làm việc, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm đến khoảng 11,000 không gian làm việc chung và là khu vực phát triển nhất của mô hình này (theo Coworking Resources).

Số lượng không gian làm việc chung trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ vượt qua con số 40.000 vào năm 2024 . Mặc dù ngành công nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng những nhà phân tích kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi và phát triển nhanh hơn nữa từ năm 2021 trở đi, với tốc độ tăng trưởng của mô hình Coworking Space hàng năm là 21,3%.

Thống kê tăng trưởng mô hình Coworking Space toàn cầu theo Coworking Resources

Tại Việt Nam, tính đến năm nay (2022) đã tròn 10 năm mô hình Coworking Space lần đầu tiên xuất hiện (2012). Dù không phải lại thời điểm du nhập quá sớm, thế nhưng cũng như các quốc gia khác tại khu vực tiềm năng châu Á Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng Coworking Space tại Việt Nam rất nhanh. Năm 2017, phong trào khởi nghiệp bùng nổ tạo nên làn sóng nhu cầu coworking space ở Việt Nam. Chỉ trong năm 2017, số lượng các không gian làm việc chung đã tăng 62%. Với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp startup cũng như ảnh hưởng về chi phí thiết kế văn phòng sau đại dịch Covid-19 sẽ là lợi thế để mô hình Coworking Space tiếp tục mở rộng hơn nữa tại Việt Nam. Theo thống kê của Coworker.com tính đến nay nay Việt Nam có khoảng 212 không gian làm việc chung, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn hơn cả. Tham khảo thêm tại: https://www.coworker.com/map .

Định nghĩa đúng về mô hình Coworking Space hiện nay

Theo một cách đơn giản nhất, Coworking Space được chia làm hai phần đó là “Coworking” và “Space”. “Space” là không gian làm việc chung, văn phòng làm việc chia sẻ dành cho nhiều doanh nghiệp, công ty, đơn vị, cá nhân khác nhau . Sử dụng chung cơ sở hạ tầng, các dịch vụ văn phòng (in ấn, wifi, cafe, sport, relexing…) giúp tối ưu chi phí vận hành hệ thống. Những không gian làm việc chung thường được thiết kế hiện đại, với nhiều concept khác nhau, phù hợp với từng nhóm nhu cầu nhằm tăng cảm hứng làm việc và tính sáng tạo cho thành viên.

“Coworking” đề cao tính cộng đồng, giao lưu, chia sẻ, kết nối, học hỏi, giúp đỡ, tạo nên những mối quan hệ kinh doanh giữa những cá nhân và doanh nghiệp trong cùng một Coworking Space. Trong hệ sinh thái Coworking Space đó hiệu suất công việc sẽ được đẩy lên cao nhất. Những hoạt động giải trí, giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm,…giữa các thành viên sẽ là chìa khoá để gắn kết cộng đồng trong một không gian làm việc chung.

Mọi người làm việc tại không gian Coworking Space

Coworking Space dành cho ai?

Đối tượng sử dụng Coworking Space đang dần thay đổi. Không chỉ phổ biến theo khuôn mẫu các công ty khởi nghiệp và nghề tự do như thời gian đầu nữa. Giờ đây mô hình không gian chung dành cho mọi đơn vị ngành nghề, mọi tổ chức, cá nhân phù hợp với định nghĩa về mô hình Coworking Space ở trên. Các không gian Coworking Space hiện đại đang thu hút được những cộng đồng rộng lớn, từ những doanh nghiệp nhỏ cho đến những công ty quốc tế lớn.

Điển hình có thể kể đến Microsoft, công ty sở hữu vốn hoá thị trường lớn thứ 2 thế giới đã và đang tận dụng tối đa mô hình Coworking Space của Wework để giảm thiểu tối đa thời gian đi làm của những nhân viên tại New York. Điều này tăng đáng kể năng suất làm việc của nhân viên, theo khảo sát họ còn cảm thấy vui vẻ hơn so với cách làm việc trước đây. Ngoài ra, ở trong hệ sinh thái của Wework, Microsoft còn có khả năng tiếp cận vô hạn với cộng đồng đối tác và khách hàng cùng sử dụng mô hình này. Theo sau gã khổng lồ Microsoft, các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Facebook, Samsung, Verison, thậm chí là kẻ nổi tiếng về bảo mật thông tin như Apple cũng đã dần từ bỏ các văn phòng truyền thống để khai thác và sử dụng lợi thế mà mô hình văn phòng chia sẻ mang lại. Vậy tại sao Coworking Space lại có sức hút lớn đến như vậy?

Tại Việt Nam, Coworking Space cung cấp đa dạng các dịch vụ như: chỗ ngồi tự do, chỗ ngồi cố định, phòng làm việc riêng, không gian tổ chức sự kiện, phòng họp… Nó phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: công ty khởi nghiệp, freelancer, doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở kinh doanh tại Việt Nam hoặc chỉ đơn giản là những cá nhân, tổ chức cần không gian để gặp gỡ đối tác, hội họp.

Tại sao Coworking Space có sức hút và dần trở thành xu hướng?

Ngay cả thời điểm khi ra đời cho đến khi đại dịch Covid-19 diễn ra, mô hình Coworking Space đã có những lợi thế nhất định phù hợp với sự phát triển của cộng đồng việc làm văn phòng trên toàn cầu. Sau ảnh hưởng của đại dịch, những lợi thế này càng trở thành cứu cánh cho việc phục hồi kinh tế. Dưới đây là những lý do trả lời cho câu hỏi tại sao Coworking Space có sức hút rất lớn và ngày càng trở thành xu hướng của thế giới hiện đại.

Tính linh hoạt cao hơn

Tính linh hoạt của Coworking Space được thể hiện ở rất nhiều phương diện.

Hợp đồng linh hoạt: so với mô hình cho thuê văn phòng truyền thống, hầu hết các không gian làm việc chung đều không yêu cầu khách hàng phải ký kết hợp đồng dài hạn. Những cá nhân, những startup khởi nghiệp có thể thoải mái hơn trong việc ký kết hợp đồng ngắn hạn và thanh toán theo nhiều hình thức khác nhau.

Quy mô linh hoạt: việc phát triển quy mô doanh nghiệp trở nên đơn giản khi sử dụng mô hình Coworking Space, bạn có thể nhanh chóng mở rộng thêm văn phòng cho nhân sự của mình ngay cùng một không gian. Thay vì việc phải tìm kiếm những văn phòng mới rộng hơn và chuyển đến như trước đây nữa.

Linh hoạt về cách làm việc: Hầu như không có một quy định quá nghiêm ngặt nào cần được tuân theo khi làm việc ở những không gian làm việc chung. Những cá nhân có thể linh hoạt trong việc lựa chọn chỗ ngồi làm việc để tạo cảm hứng cho riêng mình.

Không gian làm việc sáng tạo, hiệu quả

“Space” – không gian làm việc sáng tạo luôn là điều mà những nhà vận hành văn phòng chia sẻ hướng đến. Ở trong một hệ sinh thái đa ngành nghề, với nhiều người luôn kích thích óc sáng tạo của bạn thay vì một môi trường không có gì thay đổi. Những chi tiết thiết kể nhỏ nhất trong không gian làm việc chung cũng sẽ được thay đổi thường xuyên nhằm khơi gợi tính sáng tạo cho khách hàng.

Tính kết nối cộng đồng làm việc

Coworking Space kết nối cộng đồng làm việc cùng nhau

“Coworking” – tính kết nối trong cộng đồng làm việc là điểm quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt và thành công của mô hình Coworking Space so với văn phòng truyền thống. Trong một mô hình Coworking Space sẽ luôn có sự xuất hiện của rất nhiều các ngành nghề và cá nhân. Và không ít trong số đó sẽ là đối tác hay khách hàng của nhau. Những buổi giao lưu hay những hoạt động mang tính cộng đồng mà Coworking Space tổ chức định kỳ sẽ là công cụ giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng ngay bên cạnh mình. Hay đơn giản chỉ là giúp đỡ nhau cùng phát triển. Sẽ không nói quá khi Coworking Space được xem như một hệ sinh thái của các thành viên trong không gian làm việc chung này.

Tìm hiểu thêm về ví dụ không gian Tiktak Coworking Space tại Hà Nội tại: http://tiktak.com.vn/ve-tiktak/

Tiết kiệm chi phí

Phòng họp tại Tiktak Coworking Space (Hà Nội)

Chi phí thuê, thiết kế và vận hành một văn phòng không phải là vấn đề nhỏ với đại bộ phận các doanh nghiệp. Khi sử dụng không gian làm việc chia sẻ (Coworking Space), các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được không chỉ chi phí mà còn cả chất xám cho những công việc này.

Các mô hình văn phòng chia sẻ cung cấp đầy đủ các tiện ích văn phòng như: điện, nước, internet, dịch vụ máy in, cà phê, phòng họp, phòng hội thảo, dịch vụ lễ tân, vệ sinh, thể thao,… Những cá nhân và doanh nghiệp khi gần như sẽ không mất chi phí đầu tư ban đầu, cũng như chi phí vận hành dành cho văn phòng khi lựa chon Coworking Space./.