Khi chạy các chiến dịch quảng cáo, chắc hẳn bạn đã từng gặp được thuật ngữ CPC (Cost Per Click). Vậy CPC là gì và làm thế nào để những người làm marketing có thể vận dụng nó một cách tối ưu nhất? Hãy cùng Tmarketing tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
CPC là gì?
Cụm từ CPC xuất phát từ những chữ cái viết tắt tiếng Anh của cụm từ “Cost per Click” – có nghĩa là “chi phí cho mỗi lần nhấp chuột”. Hiểu đơn giản thì đây là một trong những hình thức tính phí quảng cáo, chi phí quảng cáo sẽ được tính dựa trên số click/bấm vào quảng cáo. Điều này sẽ góp phần mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp hơn.
Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo Google (Tùy theo loại hình chạy) của bạn thì bạn sẽ không mất phí, chỉ khi họ click/bấm vào quảng cáo của bạn thì bạn mới mất một khoản tiền cho mỗi click. Vì vậy, chỉ khi nào người dùng nhấp vào quảng cáo thì bạn mới bị tính phí, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể có được hàng ngàn “lượt hiển thị miễn phí”, công chúng vẫn có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn mà bạn không phải mất quá nhiều chi phí để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.
Do đó, đây là hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi nó tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, CPC còn là một hệ thống quảng cáo thông minh bởi nó cho phép lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu theo nhiều tiêu chí khác nhau (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý…), điều này sẽ giúp doanh nghiệp khoanh vùng được đối tượng khách hàng mà họ hướng đến và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Công thức tính CPC
Cách tính CPC = ( Điểm chất lượng trang đích x Điểm chất lượng Mẫu QC x CTR (tỉ lệ click chuột vào Mẫu QC) ) / Thứ hạng ( Tính $ theo thứ hạng dưới )
Trong đó:
- CPC = cost per click = giá trên 1 click chuột: tức số tiền bạn sẽ phải trả mỗi khi có khách hàng thật và click vào quảng cáo của bạn.
- Điểm chất lượng trang đích: đây là điểm số theo điểm SEO trên trang đích trong trang web của bạn, đếm số này có thể tăng khi trang web của bạn lâu năm, có nhiều người truy cập, nhiều tương tác, nhiều thứ hạng cao trên top Tìm kiếm Google, liên kết nhiều,…
- Điểm chất lượng mẫu quảng cáo: đây là điểm số theo tiêu chí SEO với nội dung quảng cáo bạn viết có chứa nhiều từ khóa mà bạn đang chạy hay không.
- CTR = tỷ lệ click chuột khi xem mẫu quảng cáo: đây là phần trăm khi 100 người nhìn thấy một quảng cáo của bạn thì sẽ được bao nhiêu người click chuột vào, để người ta click chuột vào nhiều thì mẫu quảng cáo của bạn phải hấp dẫn, lôi cuốn đối tượng mục tiêu.
- Thứ hạng: là vị trí mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ khóa. Vị trí càng cao thì giá càng cao, nhưng trong top 5 vị trí thì tỷ lệ khách hàng được xem là như nhau và tỷ lệ click chuột cũng là như nhau. Vì vậy đừng dại mà chiếm thứ hạng 1-2, hãy chọn thứ hạng 3-4 thì sẽ tối ưu chi phí hơn.
Khi bạn thay đổi giá thầu CPC thì thứ hạng sẽ thay đổi, bạn nên thay đổi đến khi nào thứ hạng nằm trong nhóm 3-4 thì có thể dừng lại.
Tại sao CPC lại quan trọng?
CPC là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của quảng cáo. Chi phí quảng cáo của bạn sẽ cao khi lượt nhấp chuột càng nhiều. Bạn sẽ không đạt được lợi tức đầu tư tốt khi chỉ số CPC quá cao mà mức chuyển đổi lại không tương xứng.
ROI Adwords hay còn gọi là Lợi tức đầu tư trong quảng cáo được xác định bởi ngân sách mà bạn phải chi trả trên chất lượng truy cập từ các lần nhấp chuột. Bạn phải đảm bảo lưu lượng truy cập phù hợp với ngân sách của mình và chuyển đổi hợp lý để có thể mang về Lợi tức đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình kinh doanh, ngành nghề và nền tảng triển khai chiến lược quảng cáo mà chi phí CPC sẽ khác nhau. Đối với các ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao và giá chuyển đổi cao thì chi phí sẽ cao hơn so với các ngành khác. Nhưng cũng sẽ có một mức giá sàn cho từng ngành.
Ưu và nhược điểm của CPC
Ưu điểm
Điều đặc biệt ở hình thức quảng cáo CPC là giúp nhà quảng cáo có thể tối ưu ngân sách, tiết giảm chi phí. Bạn chỉ phải trả phí cho đơn vị quảng cáo nếu người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn mà thôi.
CPC cho phép lựa chọn quảng cáo hiển thị dựa trên một số từ khóa liên quan. Nếu người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo thì họ sẽ không tò mò nhấp chuột vào link quảng cáo của bạn. Điều này đồng nghĩa rằng, những người nhấp chuột vào quảng cáo nghĩa là họ đang quan tâm thì tỷ lệ chuyển đổi CPC của bạn sẽ cao hơn. Khi đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
Xem thêm: Magento là gì? Kiến thức tổng quan về magento
Nhược điểm
Được biết, CPC là một hình thức quảng cáo phổ biến và hiệu quả đem lại cũng rất cao nên hầu hết các Marketer đều săn đón CPC cho những chiến dịch của họ. Với những từ khóa được tìm kiếm nhiều, dễ chuyển đổi ra doanh thu, bạn phải trả mức phí rất cao để thầu quảng cáo vì có sự cạnh tranh giữa nhiều đối thủ khác nhau
Mặt khác, bạn không thể kiểm soát được số lượt nhấp và cả những nhấp chuột phát sinh lợi ích. Bạn có thể sẽ đối mặt với những cú click ảo “gây hại”, lợi dụng việc chạy quảng cáo nhằm làm tăng cao chi phí quảng cáo của bạn.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website trọn gói chuẩn SEO tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Phương pháp tối ưu hóa CPC
Vậy làm sao để hạ giá mỗi lượt nhấp chuột xuống mà vẫn giữ được traffic giá trị? Dưới đây là những phương pháp mà bạn có thể áp dụng:
Tăng điểm chất lượng quảng cáo của bạn
Google đã tạo ra một hệ thống tự động giảm giá cho các chiến dịch quảng cáo PPC có Điểm chất lượng cao.
Hiện tại, các tài khoản có điểm chất lượng từ 6 trở lên (điểm trung bình hôm nay là 5) được giảm giá mỗi click CPC từ 16 – 50%, trong khi đó các tài khoản có Điểm chất lượng từ 4 trở xuống, CPC sẽ tăng lên từ 25 tới 400% lận! Có thể thấy Google khá ưu ái cho những tài khoản có điểm chất lượng cao.
Hãy tăng cơ hội được giảm giá CPC bằng cách tuân thủ các quy tắc về Điểm Chất lượng mà Google đã đưa ra:
- Tăng tỷ lệ nhấp (CTR – click through rate) bằng cách tạo quảng cáo có nội dung hấp dẫn, thật sự liên quan.
- Xây dựng các nhóm quảng cáo (ads group) liên quan chặt chẽ, có cùng lĩnh vực.
- Tối ưu hóa nội dung quảng cáo và trang đích sao cho phù hợp với các mục đích tìm kiếm cá nhân.
Mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn
Bằng cách có thêm các lượt click chuột mới, có liên quan và có giá trị, việc phân phối ngân sách của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm điều này, bạn sẽ phải tìm các từ khóa PPC mới và tìm kiếm cơ hội quảng cáo. Nhưng bạn có thể chỉ cần mở rộng và đồng thời loại bỏ lượng nhấp chuột không liên quan hoặc quá tốn kém từ các chiến dịch quảng cáo của mình.
Điều chỉnh phạm vi tiếp cận của bạn
Việc liên tục chỉ định các từ khóa phủ định trong tài khoản AdWords của bạn sẽ giúp kiểm soát CPC trung bình và loại ra các traffic khó chuyển đổi. Do đó, khi bạn thêm từ khóa mới vào tài khoản AdWords của mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã loại bỏ những từ khóa không liên quan. Khi bạn chỉ nhắm mục tiêu là các từ khóa hoạt động tốt và có liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực của bạn, thì sẽ đảm bảo được rằng:
Ngân sách của bạn được bảo vệ: Giảm chi phí cho mỗi lần click chuột không hữu ích, hoặc trả giá thấp cho các click chuột không liên quan. Các từ khóa phủ định sẽ giúp quảng cáo biết các từ khóa không phải mục tiêu trong chiến dịch PPC, do đó hãy chỉ dành riêng ngân sách cho các điều khoản có liên quan.
Điểm chất lượng của bạn sẽ được cải thiện: Nếu từ khóa của bạn có sự liên quan rõ ràng với text quảng cáo, trang đích và ưu đãi của bạn, tỷ lệ nhấp và các yếu tố khác. Điểm chất lượng của bạn sẽ được đánh giá tích cực. Điều này giúp bạn có các nhấp chuột CPC hiệu quả hơn về mặt chi phí (hãy nhớ, điểm tốt sẽ được giảm tới 50% CPC). Và các cụm từ tìm kiếm được chạy quảng cáo sẽ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.
Chi phí mỗi lần click chuột thấp là chìa khóa thành công của quảng cáo trả phí (PPC) vì cuối cùng nó sẽ là chi phí cho mỗi chuyển đổi của bạn.
Lưu ý khi chạy quảng cáo CPC
Có một điều bạn cần lưu ý về hình thức quảng cáo này là bạn cần thường xuyên kiểm tra ngân sách của mình. Hoặc giới hạn ngân sách trong một khoản nhất định. Vì có thể chi phí sẽ rất lớn nếu không được tối ưu và kiểm soát cụ thể.
Và giá thầu CPC ngành hàng của bạn sẽ không có giá trị cụ thể nhất định. Sẽ có sự biến đổi hằng ngày, tuần hoặc thậm chí hằng giờ. Nên bạn cần lưu ý để có thể lựa chọn những keyword tối ưu nhất nhé.
Trên đây là những giải đáp của Tmarketing về CPC là gì và phương pháp tối ưu hoá CPC. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu được ý nghĩa của CPC cũng như biết cách kiểm soát chi phí quảng cáo CPC một cách hiệu quả.