I. Tổng quan về CPF (Central Provident Fund) tại Singapore
1. CPF là gì?
Hệ thống An sinh xã hội (ASXH) dành cho tất cả công dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương (Central Provident Fund – CPF). Đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời nhất của châu Á. An sinh xã hội ở Singapore bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Chương trình hiện nay đã được thực hiện từ năm 1955 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001. Chương trình này tập trung vào khái niệm trung tâm là một quỹ phòng xa, do người lao động đóng góp trong suốt cuộc đời và cung cấp sự đảm bảo về tài chính khi họ nghỉ hưu hay không thể tiếp tục làm việc. Chủ doanh nghiệp và mọi lao động địa phương (công dân hoặc thường trú nhân) tại Singapore đều phải tiến hành đóng góp vào quỹ CPF.
Tóm lại, đóng góp vào quỹ CPF là bắt buộc đối với công dân và thường trú nhân tại Singapore , những cá nhân
- Làm việc tại Singapore theo một hợp đồng lao động có thu nhập trên 50 SGD một tháng.
- Được tuyển dụng để làm việc part-time, permanent hoặc theo thời vụ (casual basis)
Tuy nhiên, đối với các công dân Singapore và thường trú nhân làm việc tại nước ngoài, đóng góp vào CPF là không bắt buộc
2. Khoản đóng góp vào CPF được tính như thế nào?
Khoản đóng góp vào quỹ CPF = (Lương + Các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp…) * Tỉ lệ đóng góp vào CPF
3. Các khoản thu nhập nào phải đóng an sinh xã hội?
Đầu tiên và quan trọng nhất chính là tiền lương. Bên cạnh tiền lương, người lao động sẽ còn được nhận thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác (VD: tiền thưởng làm việc hiệu quả…). Những khoản trợ cấp này sẽ bắt buộc phải đóng CPF.
Sau đây là danh sách các khoản tiền, trợ cấp phụ cấp bắt buộc phải đóng CPF:
- Tiền thưởng làm việc hiệu quả và đi làm thường xuyên
- Tiền thương cho nhân viên khi kết thúc năm tài chính
- Tiền hoa hồng, Tiền thưởng cho nhân viên dựa trên phần trăm doanh thu đạt được
- Phụ cấp phí sinh hoạt
- Phụ cấp phí công tác
- Phụ cấp thêm tiền học cho con của người lao động
- Phụ cấp làm ngoài giờ, làm ban đêm, ngày lễ…
- Tiền thưởng cho nhân viên dịp lễ
- Phụ cấp tiền điện thoại
- Phụ cấp cho nhân viên đi du lịch
- Phụ cấp tiền ăn
- …
=> Xin lưu ý rằng, danh sách trên chỉ nêu lên một số các khoản trợ cấp tiêu biểu phải được tính vào lương để đóng góp vào CPF. Nếu chủ doanh nghiệp/ người lao động tại Singapore chưa chắc chắn các khoản tiền mình được nhận có bắt buộc phải đóng CPF không thì hãy liên lạc với chúng tôi để nhận được thông tin chính xác và rõ ràng nhất.
4. Tỉ lệ đóng CPF là bao nhiêu?
Tỉ lệ đóng góp CPF trên tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp… là hoàn toàn phụ thuộc và tuổi tác và thu nhập của người lao động/người nộp.
Trên đây chỉ là bảng trích lược, để thấy được toàn bộ thông tin về tỉ lệ đóng góp bắt buộc, vui lòng tham khảo tại đây.
4. Thời hạn nộp CPF
Nhà tuyển dụng, chủ doanh nghiệp có khoảng thời gian 14 ngày kể từ ngày trả lương để tiến hành các nghĩa vụ đóng góp vào CPF.
Ví dụ: hạn chót để đóng góp vào CPF của tháng 12 năm 2013 là vào ngày 14 tháng 1 năm 2014. Nếu ngày thứ 14 rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, đóng góp CPF bắt buộc phải được hoàn thành vào ngày làm việc tiếp theo
Người lao động tại Singapore được hưởng các chế độ làm việc và phúc lợi rất tốt, luật Singapore cũng quy định rất chặt chẽ về các điều kiện lao động làm việc. Do đó, sau khi thành lập công ty tại Singapore, Global Links Asia còn cung cấp các dịch vụ khác về hỗ trợ tuyển dụng nhân sự tại Singapore, hỗ trợ tính CPF cho chủ doanh nghiệp…
Quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm một số vấn đề khi thành lập công ty tại Singapore thông qua: http://globallinks.asia/vi/thanh-lap-cong-ty/dich-vu-tu-van-thanh-lap-cong-ty-tai-singapore Global Links Asia cung cấp gói dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nghiên cứu thị trường tại Singapore để giúp quý doanh nghiệp nhận định và hiểu sâu hơn về thị trường mục tiêu: http://www.globallinkconsulting.sg/vi/dich-vu-ho-tro/tim-kiem-doi-tac-kinh-doanh-tai-singapore
Để được tư vấn trực tiếp về thủ tục thành lập công ty tại Singapore cũng như tuyển dụng nhân sự tại đảo quốc này, vui lòng liên hệ: