Bất ngờ với ý nghĩa của củ hoa huệ tây cánh kép

Bất ngờ với ý nghĩa của củ hoa huệ tây cánh kép

Củ hoa Huệ Tây cánh kép

Thông tin về củ hoa huệ tây cánh kép

Ngoài cái tên Củ hoa huệ tây cánh kép, loài cây này còn thường được gọi với những cái tên: Củ hoa huệ tây kép, Cây hoa huệ tây, Cây lan huệ tây, Củ huệ tây, Củ lan huệ tây cánh kép, Câu hoa huệ đất, Cây hoa lan huệ, cây huệ tứ diện…

Cây có tên khoa học là Hippeastrum spp, có họ Thủy tiên (Amaryllidaceae). Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, từ những năm sau 1945 cây được du nhập vào nước ta và dần thích nghi được với khí hậu trong nước.

Hiện nay, ở Việt Nam, cây hoa huệ tây khá phổ biến và được nhiều người trồng trong nhà, cốt là để làm cây cảnh trang trí.

Cây hoa lan huệ tây có đặc điểm cuốn hút gì mà làm “say đắm bao người”?

Củ huệ tây dễ bị nhầm lẫn với 1 số loại củ hoa khác như củ hoa huệ ta, củ hoa ly… tuy nhiên thì chúng lại không giống nhau một chút nào.

Cây hoa huệ tây có thân chính mọc ra từ củ, và củ là nguồn cung cấp, bổ sung chất dinh dưỡng cho hoa. Thân của hoa phân thành nhiều đốt nhỏ, số lượng đốt và lá hình thành càng nhiều thì cây hoa càng cao. Thân của cây vốn do mầm dinh dưỡng của hoa co lại.

Rễ cây lan huệ tây có 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân là phần rễ được mọc ra từ phần thân của cây nằm bên dưới mặt đất. Phần rễ này có tác dụng nâng đỡ hoa và hút chất dinh dưỡng cho hoa. Còn loại rễ sinh ra từ củ hoa là rễ gốc, loài này có kích thước to, lớn và chắc khỏe, chúng có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng cho cây hoa.

Củ huệ tây có lá dạng thuôn dài, đầu lá hơi nhọn có cuống ngắn hoặc thậm chí không có cuống. Lá cây có màu xanh nhạt với chiều dài khoảng 8 – 15cm, bề rộng từ 2 – 3cm và có khá nhiều trên cây.

Hoa của lan huệ tây khi nở thường hơi nghiêng 1 khoảng nhất định. Hoa có rất nhiều màu nhưng thường thấy màu trắng là phổ biến nhất. Cánh hoa hơi cong và khá to, có chiều dài khoảng 15-20cm, chiều rộng từ 5-7cm. Bầu hoa có hình trụ, nhụy bên trong chia làm 3 thùy, tỏa ra một mùi thơm nhẹ nhàng mà quyến rũ. Hoa huệ tây là loại hoa ngắn ngày, hoa bắt đầu tàn chỉ sau 5-7 ngày.

Loại hoa này còn có khả năng tạo quả, quả của nó có hình tròn, chứa nhiều hạt bên trong.

Củ lan huệ tây cánh kép có mấy loại?

Cây huệ tây có 2 loại: Lan huệ tây kép và Lan huệ tây đơn. Hoa huệ tây đơn có 6 cánh được xếp thành 2 lớp so le, mỗi lớp sẽ có 3 cánh hoa xếp thành hình tam giác. Hoa huệ tây kép thì sẽ có nhiều cánh hơn và xếp thành 3 lớp trở lên.

Cây huệ tây cánh kép có ý nghĩa đặc biệt gì mà khiến nhiều người “mê mẩn” đến vậy?

Cây hoa huệ tây cánh kép mang lại nhiều ý nghĩa không chỉ về phong thủy mà còn về văn hóa, với các màu sắc khác nhau lại có những hàm ý sâu sa khác nhau.

Nói tới ý nghĩa về văn hóa, hoa huệ tây mang những ý nghĩa riêng biệt ở các nền văn hóa khác nhau. Ở Pháp, lan huệ tây đại diện cho hoàng tôn quý tộc, là biểu tượng của hoàng gia. Nhắc đến loài hoa này chính là nhắc đến hoàng tộc, biểu trưng cho sự giàu sang và vương giả.

Trong Kitô giáo, loài cây này lại là tượng trưng cho sự trinh trắng, đức hạnh. Vì vậy, hoa này thường được dùng để trang trí như thể hiện sự thanh khiết, trắng trong cho không gian.

Đối với người La Mã và Hy Lạp cổ đại thì cây huệ tây là biểu trưng cho sự thuần khiết. Với đạo Thiên chúa giáo, củ hoa huệ tây đại diện cho nhiều tổ chức, các vương triều.

Về ý nghĩa thể hiện qua màu sắc cũng vô cùng đặc biệt. Cây hoa huệ tây trắng là đại diện của nét đẹp tinh khiết, thanh cao và kiêu sa của người con gái. Không chỉ vậy, nó còn biểu trưng cho tình cảm giản đơn, ngây thơ và thuần khiết của đôi nam nữ yêu nhau.

Cây huệ đỏ là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, đồng thời trong tình cảm, tình yêu đôi lứa, huệ đỏ đại diện cho những cảm xúc chân thành.

Nếu như củ huệ trắng đại diện cho sự tinh khiết, hay huệ đỏ biểu tượng sự may mắn thì củ huệ vàng lại là biểu trưng cho lòng thành kính, sự biết ơn và niềm hạnh phúc.

Nếu như hoa huệ tây trắng biểu tượng cho vẻ đẹp yêu kiều của người con gái thì hoa huệ tây vàng là tượng trưng cho người đàn ông lịch lãm, sang trọng và ga-lăng.

Bên cạnh những màu sắc hoa mang ý nghĩa tích cực, củ huệ tây cam lại mang trong mình ý nghĩa tiêu cực, nó đại diện cho sự đố kị, nỗi oán trách, căm hờn.

Xem ngay: Báo giá cây hoa nhài Nhật giá rẻ nhất miền Bắc

Công dụng của củ hoa huệ tây kép như thế nào?

Hoa lan huệ tây có hình dáng đẹp cùng màu sắc bắt mắt nên cây thường được trồng làm cây cảnh trang trí, làm tăng tính thẩm mỹ và điểm nhấn cho không gian. Việc trồng loài cây này trong nhà cũng góp phần tạo nên sự rực rỡ, sang trọng cho ngôi nhà hơn.

Không chỉ vậy, cây hoa huệ tây cánh kép còn có mùi thơm thoang thoảng nên sẽ giúp ta có thêm những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Hơn nữa, cây hoa huệ tây kép còn giúp ích cho y học. Các sản phẩm từ loài hoa này có thể sử dụng để cầm máu, trị sưng tấy, chữa nhiễm trùng…

Người trồng cần nắm bắt những yêu cầu cơ bản gì trong việc trồng và chăm sóc cây lan huệ tây này?

Với củ huệ tây, loại đất nên chọn là đất tơi xốp, độ pH cao, có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và độ ẩm trung bình. Không nên chọn những loại đất không hoặc khó thoát nước vì như vậy dễ làm củ lan huệ tây bị ngập úng và hư thối.

Lan huệ tây là loại cây ưa nước và yêu cẩm độ ẩm khá lớn. Do vậy, bạn cần thường xuyên tưới nước cho chúng với tần suất ít nhất 2 ngày/ 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu vào mùa mưa hoặc thời điểm cây chuẩn bị ra hoa thì bạn nên giảm lượng nước tưới xuống mức thấp nhất để tránh làm cây chết hay rụng hoa.

Cây hoa huệ tây thuộc loại cây ưa sáng, có thể sống được trong môi trường bán râm, và ánh sáng ảnh hưởng đến sự hình thành hình thái của hoa. Trong môi trường nhiều ánh sáng, cây sẽ có vòi hoa và lá ngắn hơn trong trường bóng râm. Nếu đặt cây trồng trong nhà nên phơi nắng cho cây thường xuyên, khoảng 1 tuần từ 2 – 3 lần.

Lời kết

Củ hoa huệ tây cánh kép là loài hoa có vẻ đẹp khiến bao người si mê. Hoa huệ tây mang trong mình vẻ kiêu sa, rực rỡ và cũng vô cùng tinh tế.

Với nét đẹp cùng ý nghĩa vô cùng đặc biệt như vậy, việc sở hữu cho không gian của mình một vài chậu huệ lan tây quả thật không bao giờ uổng phí phải không nào?