Haisan.online

Haisan.online

Cua sống ở đâu

Cua biển là một loại thực phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng lại đơn giản trong khâu chế biến. Ăn cua biển nhiều là vậy, bạn đã bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi: “Cua biển sống ở nước ngọt được không?” hay chưa? Cùng Haisan.online đi tìm câu trả lời nhé.

Cua biển sống ở nước ngọt được không?
Cua biển sống ở nước ngọt được không? Những lưu ý khi nuôi cua biển (Nguồn: bachhoaxanh.com)

Cua biển sống ở nước ngọt được không?

Cua biển được biết đến là loài vật có khả năng thích nghi nhanh và tồn tại được ở nhiều loại môi trường. Dù được biết đến là cua biển, tuy nhiên, chúng có thể tồn tại ở cả những vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7.5 – 9.5. Tuy nhiên, để cua có thể phát triển tốt nhất, độ pH vẫn nên giao động trong khoảng 7.5 – 8.2.

Cua biển sống ở nước ngọt được không?
Cua biển có thể thích nghi nước cận ngọt đến nước mặn có nồng độ 33% (Nguồn: lazada.vn)

Ngoài ra, cua biển có thể tồn tại được ở cả những vùng nước gần như ngọt cho đến mức độ mặn là 33%. Chính vì vậy, người ta vẫn gọi cua biển là loài rộng muối. Bởi khả năng thích nghi cao mà cua biển có thể được nuôi ở các vùng ven biển thuộc Tứ Giác Long Xuyên, Cà Mau và đặc biệt là dọc theo sông Cái Lớn. Nhờ đó, những khu vực này là vựa cua biển Cà Mau, cua biển thịt,…thơm ngon của cả nước.

Cua biển thường sống ở rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là nơi ở ưa thích của cua biển (Nguồn: sailsofindochina.com)

Vậy nên, để trả lời câu hỏi: “cua biển sống ở nước ngọt được không?” Câu trả lời là có. Chúng có thể tồn tại ở cả môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Lý tưởng nhất là khi độ pH từ 7.5 – 8.2 và độ mặn từ gần ngọt đến 33%.

Kỹ thuật nuôi cua biển bằng nước ngọt

Cua biển là một loài hải sản khá dễ sống. Thậm chí, dù được gọi là cua biển nhưng chúng hoàn toàn có thể sống trong môi trường nước gần ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, nếu muốn nuôi cua biển bằng nước ngọt, bạn vẫn cần nắm vững những quy tắc. Chỉ có vậy mới tạo ra được hiệu quả kinh tế từ việc nuôi và kinh doanh cua biển.

Xây dựng ao nuôi

Một trong những yếu tố đầu tiên khi tiến hành nuôi cua biển mà chủ hộ kinh doanh cần quan tâm đó chính là ao nuôi. Ao nuôi cua biển nên có độ sâu từ 1.5 – 2 mét là hợp lý. Độ rộng ao nuôi phụ thuộc rất lớn vào quy mô của từng hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường một ao nuôi sẽ có diện tích từ 500 m2 – 5000 m2.

Cần lưu ý rằng, dù là nuôi cua biển nước ngọt, tuy nhiên, loài cua này có thể sống ở mức mặn từ gần ngọt đến 33%. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ nồng độ mặn của ao coho phù hợp. Một số cách mà chủ hộ có thể cân nhắc để tiết kiệm chi phí cũng như đạt hiệu quả tốt nhất khi xây ao khi xây ao. Bao gồm:

  • Nên xây ao tại vùng có khả năng lợi dụng thủy triều để thay nước. Đây là một cách hữu hiệu để tiết kiệm nguồn nước cũng như các thiết bị bơm. Tuy nhiên, nên lưu ý để đảm bảo cua phát triển khỏe mạnh, bạn nên chọn những nơi có nguồn nước sạch. Không nên chọn nguồn nước bị nhiễm độc do các hoạt động kinh doanh công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt của người dân xung quanh.
Xây ao nuôi cua biển
Ao nuôi cua biển thường rộng từ 500 – 5000 m2 (Nguồn: camau.gov.vn)
  • Bờ ao nên xây bằng gạch. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí, bạn có thể đắp bằng đất. Chỉ cần chú ý, dù dùng gạch hay đất cũng phải nén thật chắc. Điều này giúp chống rò rỉ, mọi và sạt lở.
  • Trong ao bắt buộc phải có kênh. Kênh nên đào cách hồ 2 – 3 mét với độ rộng từ 3 – 4 mét bao quanh ao. Ở giữa ao nên chừa lại một cồn cao hơn khoảng 0.2 – 0.3 mét so với mực nước để bỏ thêm các nhánh cây khô. Điều này giúp cua có thêm chỗ ẩn nấp, trú ẩn.
  • Cống của ao nên xây ở hai bờ đối diện. Nếu ao có hình chữ nhật thì nên xây cống ở hai bờ chiều rộng. Cống ao nên đặt sát dưới đáy và thông với kênh ao.
Xây ao nuôi cua biển
Cần đảm bảo ao sử dụng nguồn nước sạch, không nhiễm độc (Nguồn: haisantrungnam.vn)
  • Cần chú ý làm đăng chắn cho ao bằng lưới với góc nghiêng khoảng 60 độ và cao tầm 1 mét. Điều này giúp cua không vượt rào và “bỏ trốn” ra ngoài.

Trên đây là những quy tắc cơ bản để xây dựng một ao nuôi cua đạt chuẩn. Ngoài ra, để tạo được độ pH phù hợp cho ao nuôi, bạn có thể sử dụng vôi bột (CaCO3). Liều lượng còn phụ thuộc vào độ phèn của đất. Bạn nên tham khảo các chuyên gia để có kết quả hợp lý nhất.

Thả giống

Nguồn giống bạn có thể tìm đa phần là từ tự nhiên. Bạn cũng có thể tìm mua tại các nơi lai giống nhân tạo. Nên chọn nơi mua giống uy tín để có được cua giống uy tín nhất. Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, bạn có thể tiến hành ươm trứng cua, sau đó thả vào ao nước ngọt. Như vậy, tỷ lệ cua sống sẽ cao hơn. Cua con bao gồm các cỡ:

  • Cua hạt tiêu: 60 – 120 con/ kg
  • Cua hạt me: 25 – 50 con /kg
  • Cua mặt đồng hồ: 10 – 15 con / kg

Khi chọn mua cua giống, bạn cần chú ý chọn những con cua khỏe mạnh. Đó là những con có màu sắc tươi sáng và đầy đủ chân càng. Tránh mua những con cua yếu với màu sắc xám xịt, mất chân mất càng. Nếu mua phải những con cua yếu, tỷ lệ thu hoạch sẽ rất thấp.

Thả giống cua biển
Cua biển giống bao gồm 3 kích cỡ chính (Nguồn: Youtube.com)

Khi thả cua cần lưu ý một quy tắc đó là cùng cỡ, cùng lúc. Nghĩa là cua trong một ao nên là cua cùng một kích cỡ. Khi thả, bạn cũng nên thả cùng một lúc bởi đặc tính của cua là tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Khi thả nên để cua ở mép bờ cho cua tự bò xuống. Đây cũng là cách bạn phát hiện ra các con cua yếu. Chúng là những con cua chậm chạp, khó di chuyển.

Quản lý và chăm sóc

Không chỉ cua biển mà bất cứ một loài động vật nào cũng cần được cho ăn. Hãy đảm bảo rằng cua biển được cho ăn hằng ngày. Lượng thức ăn nằm trong khoảng 4 – 5% lượng cua trong ao là vừa đẹp. Khi rải thức ăn cho cua, cần lưu ý rải ở nhiều điểm khác nhau. Tránh tụ lại một chỗ.

Chăm sóc và quản lý cua biển
Thức ăn yêu thích của cua biển là ba khía (Nguồn: vi.wikipedia.org)

Thức ăn của cua thường là các vụn cá nhỏ, ba khía, tôm, ốc,… Bạn cũng có thể tìm mua những loại thức ăn cua sẵn được chế biến chất lượng. Thời điểm cho cua ăn thích hợp nhất là trong khoảng 5 – 7 giờ tối hàng ngày.

Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa chính là môi trường sống của cua. Cần thay nước thường xuyên để đảm bảo nguồn nước sạch cho cua sống. Mỗi ngày nên thay khoảng 30% lượng nước trong ao. Chủ hộ nuôi cũng nên thử kiểm tra nồng độ pH cũng như độ mặn thường xuyên bởi lẽ cua cần có sự ổn định về nồng độ trong nước, đặc biệt là khi thấy cua yếu đi hoặc có dấu hiệu lạ. Thường xuyên bỏ thêm chà (các nhành cây khô) để cua sinh hoạt cho giống với môi trường tự nhiên nhất.

Thu hoạch

Sau một thời gian chăm sóc, bạn có thể tiến hành thu hoạch thương phẩm. Cua đạt chuẩn thương phẩm là khi có cân nặng khoảng 250 gam, cua nhiều thịt, không bị ốp và cua cái đầy gạch đỏ son.

Đối với những con cua chưa đạt chuẩn, bạn có thể kiểm tra khả năng sinh trưởng của nó. Nếu còn, bạn nên di cư cua sang một ao nhỏ hơn để tiếp tục nuôi và thu hoạch vào đợt sau.

Thu hoạch cua biển
Cua đạt cân nặng 250 gam là có thể thu thương phẩm (Nguồn: nld.com.vn)

Cua biển có lượng dinh dưỡng cao và giá trị ẩm thực lớn. Chính vì vậy, đối với các thương nhân, cua biển là một thương phẩm sáng giá. Tuy nhiên, nuôi cua biển là cả một quá trình, đòi hỏi chủ hộ nuôi phải bỏ nhiều công sức và thời gian chăm sóc. Đổi lại, kết quả nhận được rất xứng đáng.

Bạn nên đọc: Cua Biển Xanh | Tìm Hiểu Đặc Điểm, Dinh Dưỡng, Cách Nuôi, Cách Chế Biến

Sau bài viết này, hi vọng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Cua biển sống ở nước ngọt được không?” Ngoài ra, bạn có thể biết rõ chi tiết về cua biển cũng như cách nuôi. Quay lại với Haisan.online nhiều hơn để xem những bài viết bổ ích nhé.

Nguồn tham khảo:

  • Đặc Sản Vùng Biển. (2020). Cách Bảo Quản Cua Biển Sống Lâu. [online] dacsanvungbien.com. Có tại: https://dacsanvungbien.com/cach-bao-quan-cua-bien-song-lau/ [Truy cập ngày 03/02/2022]
  • Bách Hóa Xanh. (2022). Các lưu ý khi ăn cua biển để tránh rước bệnh vào người. [online] bachhoaxanh.com. Có tại: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-luu-y-khi-an-cua-bien-de-tranh-ruoc-benh-vao-nguoi-1156061 [Truy cập ngày 28/11/2022]
  • Dân Trí. (2009). 7 lưu ý khi ăn cua biển. [online] dantri.com.vn. Có tại: https://dantri.com.vn/suc-khoe/7-luu-y-khi-an-cua-bien-1255288598.htm [Truy cập ngày 28/10/2022]