Thờ cúng tổ tiên là phong tục văn hóa đã hình thành từ lâu đời của người Việt. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dựng nhà, đổ mái. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về nghi thức này cũng như làm rõ cúng đổ mái đặt lễ ở đâu thì chuẩn.
Cúng đổ mái có ý nghĩa gì?
Mái nhà là bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Người xưa ví von “Con không cha như nhà không nóc” là để đề cập tới tầm quan trọng của nóc nhà. Chính vì vậy, cúng đổ mái đặt lễ từ lâu đã trở thành sự việc không thể thiếu trong tiềm thức tâm linh, tín ngưỡng của người Việt.
Nghi lễ cúng đổ mái nhà nhằm để bày tỏ niềm mong muốn tốt đẹp của người Việt về một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi, cầu chúc gia đình yên ấm.
Việc cúng lễ đổ mái nhà đối với các công trình càng lớn thì càng phải cẩn trọng, chu đáo, tỉ mỉ. Điều này giúp gia chủ có niềm tin tốt hơn về một dự án thành công tốt đẹp.
>> Có cần thiết cúng khởi công sửa nhà hay không?
Cúng đổ mái đặt lễ ở đâu?
Vì là thủ tục quan trọng trong quá trình xây dựng nhà cửa, công trình, vậy nên rất nhiều người thắc mắc vấn đề phải cúng đổ mái đặt lễ ở đâu cho đúng. Người xưa quan niệm rằng, đổ mái đặt lễ cần được diễn ra ở nơi khô ráo, sạch sẽ ngay giữa khu đất chuẩn bị thi công. Không những vậy, đổ mái còn phải chọn ngày, chọn giờ sao cho phù hợp với phong thủy, hoàng đạo của người chủ.
Nếu không chú ý điều này mà chọn phải ngày xấu thì thì mọi việc về sau sẽ không được thuận lợi và tiện nghi. Để tránh những điều không tốt thì đây là việc mà gia chủ cần quan tâm cân nhắc.
Ví dụ người sinh năm 1983 thì nên chọn đổ mái vào năm 61 tuổi. Khi thực hiện cần phải lưu ý đòn dông tốt, hướng nhà thích hợp. Đặc biệt tránhn các ngày bách kỵ như: Thụ tử, Dương công kỵ, Tam nương, Nguyệt kỵ…
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về vấn đề Cúng đổ mái đặt lễ ở đâu? Lưu ý những mẹo tử vi này gia đình của bạn sẽ sớm có thể thu hút tiền tài, sức khỏe, vận may tốt đẹp.
>> Cần chuẩn bị gì để cúng khởi công công trình?
Mỹ Huệ