Dạ dày là cơ quan quan trọng của cơ thể, thực hiện chức năng kép bao gồm việc tiêu hóa và vận chuyển thức ăn tới ruột. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu vị trí dạ dày, chức năng cụ thể cũng như chỉ ra các bệnh thường gặp tại cơ quan này.
26/09/2022 | Những triệu chứng viêm dạ dày bạn không nên chủ quan!22/09/2022 | Gợi ý địa chỉ y tế uy tín thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng30/08/2022 | Những điều nên biết trước khi nội soi dạ dày
1. Tìm hiểu về vị trí dạ dày
Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa giống như túi hình J. Vị trí dạ dày nằm giữa tá tràng và thực quản, bên trái của khoang bụng, một phần được che bởi gan và cơ hoành. Kích thước của nó thay đổi tùy theo cá nhân và bữa ăn nhưng trung bình dạ dày dài 25cm, rộng từ 10 đến 15 cm và có thể chứa đến 4 lít thực phẩm.
Vị trí dạ dày nằm ở bên phải gan, bên trái lá lách, trước tuyến tụy và phía trên ruột
Dạ dày bao gồm các phần sau
-
Tâm vị là khu vực ở phía trên cùng dạ dày và gần với thực quản. Thức ăn đến dạ dày thông qua lỗ tâm vị. Lỗ tâm vị không có cơ thắt hay van.
-
Đáy vị là vùng nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa không khí.
-
Phần thân của dạ dày là khu vực chính của cơ quan, đảm nhận quá trình phân hủy thức ăn nhờ chứa các tuyến tiết ra Axit clohydric (HCl) và Pepsinogen.
-
Phân môn vị gồm có hang môn vị tiết ra Gastrine và ống môn vị, nó dự trữ thức ăn đã phân hủy trong khi chờ thải vào ruột. Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày nối với ruột non, có hình phễu, được đóng lại bởi cơ thắt môn vị có chức năng kiểm soát việc vận chuyển thức ăn trong dạ dày vào ruột non.
2. Chức năng của dạ dày đối với quá trình tiêu hóa
Dạ dày tham gia vào quá trình tiêu hóa, là nơi tiếp nhận thức ăn sau đó co bóp, nghiền trộn cho thức ăn thấm đều acid dịch vị, vừa là nơi chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, nơi thức ăn được phân hủy thông qua nhai và nước bọt. Tiếp đến là trong dạ dày, nơi thức ăn được chuyển hóa thành chất lỏng trong suốt (chyme). Sau 3 đến 7 giờ, chyme đi vào ruột non, tiếp tục bị phân mảnh, quá trình truyền chất dinh dưỡng vào máu được gọi là sự hấp thụ.
Dạ dày thực hiện chức năng kép bao gồm việc tiêu hóa và vận chuyển thức ăn tới các cơ quan tiêu hóa khác
Thức ăn không được tiêu hóa, được coi là chất thải, di chuyển qua phần còn lại của đường tiêu hóa (ruột già, trực tràng và hậu môn) cho đến khi nó được loại bỏ.
Hoạt động của dạ dày đối với thức ăn là
-
Hoạt động cơ học: bằng cách co bóp, các lớp cơ đảm bảo sự trộn lẫn thức ăn cho thấm đều acid dịch vị.
-
Hoạt động hóa học: Dạ dày tiết ra một hỗn hợp axit và enzym (đặc biệt là pepsin) giúp phân hủy thức ăn, đặc biệt là protein, để cơ thể dễ hấp thụ, giai đoạn thứ hai của quá trình tiêu hóa diễn ra ở cấp độ ruột non.
Dạ dày cũng tiết ra một phân tử giúp hấp thụ vitamin B12 ở hồi tràng (phần thứ ba và cuối cùng của ruột non). Vitamin B12 đặc biệt góp phần vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Do đó, việc cắt bỏ dạ dày có thể dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này.
3. Bệnh dạ dày thường gặp mà đa số mọi người đều mắc phải
Đau dạ dày rất phổ biến và không phải tất cả các bệnh lý về dạ dày đều nghiêm trọng. Một số bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp bao gồm: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày, ung thư dạ dày và nhiều bệnh khác.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính của niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Chúng thường tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm.
Viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra
Trong bệnh viêm dạ dày mãn tính, niêm mạc có thể bị teo đi, nghĩa là trong một số trường hợp, các tế bào tuyến tổng hợp dịch vị trở nên hiếm và sau đó biến mất, dẫn đến bệnh viêm dạ dày teo mãn tính. Có các loại viêm dạ dày mãn tính khác, chẳng hạn như viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan, viêm dạ dày lympho bào,…
Biểu hiện chủ yếu của viêm dạ dày là cảm giác đau, nóng rát, khó chịu ở vùng thượng vị.
Loét dạ dày
Loét dạ dày là tình trạng vết loét hình thành ở niêm mạc bên trong của dạ dày. Vết loét này là kết quả của sự mất cân bằng giữa nồng độ axit trong bài tiết dạ dày và các cơ chế giúp bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit này. Khi cơ chế bảo vệ này bị suy yếu, dịch acid trong dạ dày tấn công màng nhầy, dẫn đến viêm, sau đó là bị loét dạ dày.
Các triệu chứng của loét dạ dày khác nhau ở mỗi người và tùy theo mức độ của bệnh. Bệnh loét dạ dày được biểu hiện bằng những cơn đau tức vùng trên và giữa bụng, tương tự như chuột rút hoặc cảm giác đói cồn cào. Nó xảy ra từ 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và thường giảm dần khi ăn thức ăn. Bên cạnh đó, một số dạng loét không gây ra triệu chứng, trong trường hợp này, chỉ có nội soi mới có thể phát hiện ra sự hiện diện của loét dạ dày. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác nhanh chóng no, ợ hơi và chướng bụng thường xuyên.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược một phần chất chứa trong dạ dày lên thực quản (ống nối miệng với dạ dày). Dạ dày tiết ra dịch acid, những chất rất này giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, thành thực quản không có chức năng chống lại độ chua của các chất chứa trong dạ dày này. Do đó, tình trạng trào ngược gây ra tình trạng viêm thực quản, dẫn đến cảm giác nóng rát. Theo thời gian, thực quản có thể bị tổn thương, lưu ý rằng mức độ trào ngược nhẹ thường không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược một phần chất chứa trong dạ dày lên thực quản
Ung thư dạ dày
Trong 90% trường hợp ung thư dạ dày, là sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày, sự phát triển bất thường này dẫn đến mất kiểm soát và hình thành các khối u ở dạ dày. Đến giai đoạn nặng hơn, các khối u ác tính sẽ nhân lên và lan ra, di căn đến nhiều cơ quan khác.
Ung thư dạ dày có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ, bao gồm viêm dạ dày mãn tính chủ yếu liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tiền sử ung thư dạ dày trong gia đình, hút thuốc, chế độ ăn nhiều đồ mặn, ít rau và trái cây tươi.
Trên đây là những thông tin cần thiết về vị trí dạ dày và các bệnh thường gặp về dạ dày. Nếu bạn có những biểu hiện sức khỏe liên quan đến dạ dày, hãy đến Chuyên khoa Tiêu hóa MEDLATEC để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán, cho lời khuyên và hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Chương trình ưu đãi đối với dịch vụ nội soi tiêu hóa và xét nghiệm CEA tại MEDLATEC
Quý khách có nhu cầu tầm soát sức khỏe đường Tiêu hóa đừng bỏ qua chương trình ưu đãi hấp dẫn này của MEDLATEC. Để đăng ký, quý khách có thể gọi trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.