DA (Domain authority) là gì? Cách tăng DA

Da là gì

Domain authority là một thuật ngữ mới trong SEO. Domain authority là một trong những yếu tố chính, xác định trang web của bạn sẽ xếp hạng như thế nào trong các công cụ tìm kiếm.

Trước đây, nếu một trang web được cân nhắc dựa trên page-rank, thì giờ đây domain authority và trang đóng vai trò chính trong xếp hạng của bất kỳ tên miền nào. Để hiểu rõ hơn về DA là gì cùng Bizfly Cloud tìm hiểu thông tin chi tiết ngay tại bài viết này nhé.

Domain authority là gì?

Domain authority là một số liệu được tạo bởi Moz (công ty SaaS), với mục đích đánh giá một trang web theo thang điểm từ 1 tới 100, (100 là tốt nhất và 1 là kém nhất). Vì vậy, domain authority của một trang web càng cao thì thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm càng cao.

Thay vì nghĩ về domain authority như một thước đo của SEO, hãy nghĩ về nó như một thước đo độ cạnh tranh với các trang web khác. Vì vậy, hãy so sánh điểm số DA của bạn với đối thủ cạnh tranh, trang web có điểm DA cao hơn có khả năng xếp hạng cao hơn trong các tìm kiếm của công cụ tìm kiếm!

DA bao gồm 40 tiêu chí xếp hạng, ví dụ như: số lượng liên kết trỏ đến trang web, số lượng các trang web khác liên kết đến trang web của bạn…

DA đo lường cho toàn bộ domain. Tương tự, PA (page authority) là thước đo của một page riêng lẻ.

Cách kiểm tra domain authority

Có một vài công cụ kiểm tra domain authority có sẵn trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra DA cho website. Đầu tiên là Moz, bạn chỉ cần nhập domain hoặc sub-domain, điểm DA sẽ hiển thị sau đó.

Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Chrome hoặc Firefox, bạn có thể sử dụng tiện ích mở rộng MozBar để kiểm tra domain authority và page authority của bất kỳ webpage nào.

MozRank là gì?

MozRank được đo lường dựa trên link profile của domain. Cùng với số lượng, chất lượng của các trang liên kết cũng đóng một vai trò quan trọng. Các trang liên kết này càng chất lượng thì MozRank của website càng tốt.

MozRank được đo trên thang điểm từ 0-10, 10 là số điểm cao nhất. Xếp hạng MozRank trung bình cho một trang web trên Internet là 3.

MozTrust là gì?

Giống như MozRank, MozTrust cũng phụ thuộc vào các liên kết. Tuy nhiên, MozTrust đo lường mức độ kết nối của bạn với một trang web đáng tin cậy trên web. Trang web chính phủ hoặc trang web .edu thường được coi là những trang web đáng tin cậy. Ví dụ: một trang web .gov liên kết đến một trang web có tên là A và trang web A này lại liên kết với website của bạn, thì thứ hạng MozTrust của website sẽ tốt hơn. MozTrust như một bảng xếp hạng của liên kết, cho biết khoảng cách giữa trang web của bạn và một nguồn đáng tin cậy.

MozTrust cũng được đo theo thang điểm từ 0-10 và bạn có thể tăng thứ hạng MozTrust của mình bằng cách nhận liên kết từ các trang web có độ tin cậy cao (Wikipedia, trang web chính phủ, trang web của trường đại học,…).

Các yếu tố ảnh hưởng đến MozTrust:

– Những trang web nào bạn liên kết đến: Luôn liên kết đến các trang web chất lượng khi có thể và đừng liên kết với các trang web spam hoặc bất hợp pháp.

– Thông tin đăng ký tên miền: Thông tin đăng ký tên miền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định yếu tố tin cậy cho tên miền của bạn. Nếu bạn có 10 trang web có thông tin đăng ký tên miền giống nhau hoặc tương tự nhau, trong đó có đến 8 trang web xấu thì 2 trang còn lại khó có thể được đánh giá là chất lượng.

– User data signal: Yếu tố này phụ thuộc vào cách người dùng tương tác trên web và được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau như Google toolbar, Google analytics, free Wifi.

– Domain age: Tuổi của domain càng lâu càng tốt, bạn nên sử dụng một domain name ngay từ đầu.

Lưu ý: Trang web có MozRank cao nhưng MozTrust thấp là điều bình thường, bởi vì MozRank có thể bị thao túng bằng cách xây dựng nhiều liên kết trong một khoảng thời gian ngắn.

Cách tăng domain authority

Cải thiện domain authority cũng là cải thiện thứ hạng của website trong công cụ tìm kiếm. DA đánh giá mức độ cạnh tranh của một trang web trong Google search. Domain authority của một trang web càng cao thì các website khác càng khó vượt qua. Khi xây dựng liên kết cho website, bạn nên cố gắng sở hữu các liên kết từ các trang web có domain authority tốt.

Bạn nên quan tâm đến hai yếu tố sau:

– Tăng domain authority

– Nhận liên kết và đề cập từ các blog/trang web khác có DA cao.

Sau đây là danh sách các yếu tố xếp hạng sẽ có tác động tối đa đến DA và PA:

– Ngày hết hạn tên miền

Đây có lẽ là điều dễ nhất bạn có thể làm để tối ưu DA. Ngày hết hạn không phải là một yếu tố quá mạnh mẽ nhưng nó lại là một yếu tố tạo nên một website tốt. Nó chỉ ra cho các công cụ tìm kiếm rằng các trang web này đáng tin cậy. Nếu tên miền sắp hết hạn trong năm tới, bạn nên gia hạn thêm 3-4 năm vì lợi ích lâu dài.

– Nhận thêm liên kết đến trang web của bạn

Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến điểm DA nhiều nhất. Cố gắng kiếm càng nhiều backlink càng tốt, nhưng hãy chắc chắn rằng các liên kết đó đến từ các trang web chất lượng. Nếu bạn mua backlink hoặc nhận liên kết từ các trang web chất lượng thấp, website sẽ bị giảm chất lượng.

– Đa dạng link profile

Thay vì nhận hàng tấn liên kết từ một vài trang web, hãy tập trung vào việc nhận các liên kết chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các liên kết từ các vị trí địa lý khác nhau, các phần mở rộng tên miền khác nhau và các nguồn không được kết nối với nhau. Các liên kết này đương nhiên cần phải có chất lượng.

– Cấu trúc internal link:

Đây là một yếu tố quan trọng mà bạn có thể dễ dàng kiểm soát. Hãy thử truy cập một trang Wikipedia, bạn sẽ thấy thấy liên kết nội bộ của họ khá mạnh mẽ. Hãy đảm bảo mỗi bài đăng được liên kết với 2-3 bài đăng khác trên blog. Khi xuất bản một bài đăng blog mới, hãy đừng quên liên kết với các bài đăng cũ của bạn.

– Xóa các liên kết xấu

Song hành với việc tạo ra các liên kết mới, bạn cũng nên chú ý đến các liên kết xấu trỏ đến trang web của mình. Hãy sử dụng dịch vụ để theo dõi backlink, nhận thông báo qua email. Hãy xóa nó hoặc sử dụng công cụ Google Disavow để bỏ qua các liên kết xấu đó càng nhanh càng tốt.

– Trở thành một nguồn chất lượng trong thị trường ngách

Chất lượng bài viết quan trọng hơn số lượng bài viết. Xuất bản 2-3 bài viết chất lượng cao trong một tuần tốt hơn nhiều so với việc xuất bản 7 bài đăng có nội dung tầm thường, chất lượng thấp.

Cùng với việc xuất bản nội dung chất lượng cao, hãy làm việc để trở thành một trang web chất trong lĩnh vực của bạn. Hãy trở thành website cập nhật những thông tin, tin tức mới nhất và chiếm được lòng tin của độc giả, điều này sẽ có tác động lớn đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng công cụ tìm kiếm. Nếu bạn làm cho Google hài lòng, điểm DA cũng sẽ được cải thiện theo thời gian.

– On-Site SEO

Tạo và cập nhật sitemap

Tạo và cập nhật file Robot.txt

Cài đặt công cụ Google Analytics

Cài đặt công cụ Google Webmaster Tool

Cài đặt Google Business

Tiến hành kiểm tra và loại bỏ các liên kết ngoài

Thực hiện tối ưu tốc độ cho website

Chuyển hướng Domain

Tối ưu hình ảnh

Tối ưu URL

Tối ưu tiêu đề (Title)

Tối ưu Meta Description

Tối ưu các thẻ Heading…

– Tăng tốc độ website

Google coi thời gian tải trang là một yếu tố xếp hạng chính thức quan trọng đối với website. Bạn có thể sử dụng các trang web như tools.pingdom để kiểm tra thời gian tải hiện tại của trang web. Nếu con số này lớn hơn 3 giây, bạn cần phải tối ưu hóa tốc độ trang web của mình. Sau đây là checklist của WordPress:

Sử dụng nhà cung cấp WordPress hosting tốt nhất

Nén và tối ưu hóa hình ảnh trước khi tải lên

Sử dụng cache plugin như Super Cache, WP Rocket hoặc W3 Total Cache

Sử dụng CDN (Tham khảo BizFly CDN)

Tham khảo: https://www.shoutmeloud.com/domain-authority.html

>> Có thể bạn quan tâm: Affiliate marketing là gì? Ưu nhược điểm của affiliate marketing