Vùng đất Gaza hiện nay đang xảy ra vấn đề gì mà hay được xuất hiện trên báo chí? Không ít người thắc mắc Dải Gaza thuộc nước nào và cuộc sống người dân nơi đó ra sao? Chi tiết thông tin về mảnh đất Gaza sẽ được nêu rõ trong bài viết này của Mê Phượt.
Dải Gaza thuộc nước nào?
Giải đáp thắc mắc dải Gaza thuộc nước nào? Dải Gaza là một dải đất hẹp nằm ở ven biển vùng Địa Trung Hải thuộc khu vực Trung Đông. Hiện tại thì dải đất này về mặt pháp lý không được quốc tế công nhận là một phần đất thuộc bất cứ quốc gia nào có chủ quyền trên thế giới.
Tên của dải Gaza được đặt theo tên của thành phố chính Gaza. Khu vực có mật độ dân số thuộc dạng cao nhất trên thế giới, theo thống kê có khoảng 1.4 triệu dân cư sinh sống trên 360km2 đất.
Dải Gaza đang thuộc quyền tài phán của Chính quyền Palestine, nước này cũng kiểm soát biên giới của Dải Gaza với nước Ai Cập. Israel thì kiểm soát không phận và đường bờ biển của Gaza. Giữa Palestine và Israel vẫn đang có tranh chấp xung quanh vấn đề quyền lợi và kiểm soát dải Gaza.
Dải đất này có đường biên giới dài 51km với Israel, và đường biên giới dài 11km với Ai Cập, gần với thành phố Rafah. Được biết rằng Khan Yunis có vị trí nằm cách 7km về phía đông bắc Rafah, các thị trấn nằm dọc theo bờ biển giữa nó và Gaza. Beit Lahia và Beit Hanoun nằm ở khu vực phía bắc và đông bắc của Thành phố Gaza.
Xem thêm: chicago thuộc nước nào
Về đặc điểm địa lý của Dải Gaza
Dải Gaza có khí hậu đặc trưng theo mùa nhưng không rõ ràng như các nước ở khác. Cụ thể là vào mùa đông mảnh đất này có nhiệt độ vừa phải ấm áp chứ không lạnh như nước khác. Vào mùa hè thì lại nóng nắng kéo dài, thường xuyên bị dẫn tới tình trạng hạn hán, thiếu nước.
Đất đai dễ bị khô cằn, nhấp nhô, gần bờ biển hình thành nhiều cồn cát lớn. Cụ thể là điểm Abu ‘Awdah (Joz Abu ‘Auda) cao tới 105 mét trên mực nước biển. Nguồn tài nguyên cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết thất thường và nền nhiệt độ cao.
Ở khu vực này còn có nhiều vấn đề phải xử lý như sa mạc hóa, mặc hóa nguồn nước ngọt, nước thải chất thải quá nhiều và chưa được xử lý gọn gàng; các căn bệnh dễ lây lan qua nguồn chứa; suy thoái đất đai; ô nhiễm nguồn nước ngầm,…
Cuộc sống ở Dải Gaza
Dải đất Gaza ở vùng ven Địa Trung Hải liên tục trở thành điểm nóng về chính trị, có nhiều cuộc tranh chấp, xung đột diễn ra. Cụ thể là khu vực biên giới dải Gaza và Israel có nhiều cuộc biểu tình lớn. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân nơi đây không yên bình, an toàn. Điều đó cũng ảnh hưởng không ít tới nền kinh tế, văn hóa cũng như các lĩnh vực khác.
Về kinh tế
Vì có khí hậu nắng nóng, ngành nông nghiệp trồng trọt không thuận lợi cho doanh thu. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nhiều, nhiều nơi còn bị sa mạc hóa vào mùa hè. Chính điều đó ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh tế kém phát triển. Khi có tranh chấp thì lại liên tục bị phong tỏa, cắt đứt cơ hội mậu dịch với bên ngoài càng thêm khó khăn.
Ngành ngư nghiệp tại dải Gaza cũng bị hạn chế. Thời điểm cách đây 10 năm thì ngư dân có thể ra khơi đánh bắt hải sản ở cách 12 hải lý nhưng hiện giờ chỉ được làm sử dụng biển ở 3 hải lý. Vì thế không tạo thuận lợi cho ngành ngư nghiệp.
Chỉ có một phần của ngành kinh tế khởi phát đó là kinh tế về đường hầm. Ở Gaza hàng trăm đường hầm được xây dựng ở bên dưới đường biên giới với Ai Cập. Đường hầm cho phép người dân vận chuyển hàng hóa, vũ khí đi ra và vào khu vực này. Theo thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp với người dân lao động khá cao, kể cả thanh nhiên trẻ.
Có thể bạn quan tâm: california thuộc nước nào
Về ngành giáo dục
Ngành giáo dục của dải đất Gaza cũng không thực sự được chú trọng và phát triển. Hệ thống các trường học cũng chịu nhiều áp lực, biến động theo tình hình chính trị. Liên Hợp Quốc nắm bắt được đặc biệt dân số gia tăng nhanh chóng ở Gaza nên xây dựng thêm 440 trường học vào năm 2020 để người dân được học hành.
Khảo sát thực tế thì một lớp học ở đây mở ra có chừng 40-50 học sinh tham gia. Thời gian tham gia học ở trường ít, tỷ lệ tuyển sinh vào bậc trung học cũng thấp. Học sinh, sinh viên theo nghề cũng hiếm nhưng vẫn đang được chính quyền cố gắng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Thực phẩm và Y tế
Phần lớn người dân ở dải Gaza đều nhận được hỗ trợ thực phẩm từ tổ chức LHQ khi không có đủ tiền cho sinh hoạt và ăn uống. Các gia đình ở đâu dành 50% thu nhập để mua thức ăn, tiền mua các tiện nghi gần như không có nhiều. Khoảng 30% dân cư sinh sống dưới mức nghèo khổ. Về ngành y tế cũng chưa hiện đại và chính quyền cũng đang đầu tư để xây dựng thêm cơ sở y tế đạt chuẩn.
Xem thêm: bangladesh thuộc nước nào
Nước và vệ sinh môi trường
Gaza khô hạn hầu hết thời gian trong năm, nắng nóng kéo dài, ít có mưa hoặc mưa nhỏ. Vì thế lượng nước không đủ dùng và không có nước ngọt để sử dụng cho sinh hoạt của người dân, nhiều nguồn nước còn bị ô nhiễm nặng gây bệnh tật.
Muối đi từ biển thấm vào nguồn nước ngầm làm cho mức độ nhiễm mặn tăng vượt mức mà người dân chấp nhận được dùng để làm nước uống. Lượng nước sạch ở dải đất Gaza thấp hơn so với tiêu chuẩn tổ chức WHO đưa ra là 100l/người/ngày.
Tìm hiểu về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa của vùng đất mới sẽ giúp bạn cập nhập tin tức trên thế giới tốt hơn mỗi ngày. Giờ khi bạn biết được Dải Gaza thuộc nước nào thì bạn hình dung được rằng sự bất lợi về điều kiện tự nhiên, bất ổn về chính trị đã tác động xấu tới cuộc sống con người như thế nào rồi đấy.