Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong 38 bệnh viện tuyến trung ương trên cả nước, được định hướng trở thành Bệnh viện Đại học hàng đầu ở Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và thế giới.
Để hiểu hơn về thế mạnh, kinh nghiệm và quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Hy vọng có thể phần nào hỗ trợ cho quá trình đi khám của bệnh nhân và người nhà. Dưới đây là 6 điều cần biết trước khi đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ở đâu
- Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3574 7788
- Email: benhviendaihocyhanoi@hmuh.vn
- Website: http://www.benhviendaihocyhanoi.com/
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện đang từng bước trở thành cơ sở khám chữa bệnh song song với dạy, học chất lượng cao cho trường Đại học Y Hà Nội nói riêng và cán bộ y tế khu vực phía Bắc nói chung.
2. Xe bus đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nếu bệnh nhân và người nhà ở tỉnh khác đến thì nên đón xe đến bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm đi lại sẽ thuận tiện hơn.
- Từ bến xe Giáp Bát (3,5 km): Từ bến xe Giáp Bát, đón xe bus tuyến 16, qua 5 điểm dừng.
- Từ bến xe Nước Ngầm (5 km): Từ bến xe Nước Ngầm, đón xe bus tuyến 16, qua 7 điểm dừng, đến điểm xe bus đối diện Bảo tàng Phòng không không quân thì xuống.
- Từ bến xe Mỹ Đình (10 km): Từ bến xe Mỹ Đình, đón xe bus tuyến 16, qua 17 điểm dừng, đến điểm xe bus đối diện 196 Trường Chinh thì xuống.
- Từ bến xe Gia Lâm (11 km): Từ bến xe Gia Lâm, đón xe bus tuyến 01, qua 14 điểm dừng.
- Từ bến xe Yên Nghĩa (12km): Từ bến xe Yên Nghĩa, đón xe bus tuyến 21A, qua 22 điểm dừng, đến điểm xe bus 49E Chùa Bộc thì xuống và đi bộ khoảng 550m là đến bệnh viện.
3. Lịch làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Hiện tại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang triển khai thăm khám và tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần (thứ 7 chỉ làm buổi sáng). Thời gian nhận bệnh bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc vào lúc 5h chiều.
Do đó, nếu có ý định khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh nên tranh thủ sắp xếp công việc để tới khám theo đúng khung giờ nêu trên.
4. Tại sao nên khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội và là cơ sở thực hành của Trường nên có sự gắn kết chặt chẽ về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Ngay từ khi mới thành lập, Bệnh viện đã thực hiện không nằm ghép.
- Trực tiếp khám, chữa bệnh là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCKI, BSCKII có chuyên môn cao, thâm niên trong nghề và là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học… đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người bệnh.
- Bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại để phục vụ khám chữa bệnh như: Máy chụp cộng hưởng từ 1,5T (2 hệ thống); máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt; hệ thống máy chụp mạch số hóa; 8 hệ thống nội soi khám tiêu hóa độ phân giải cao, hệ thống định vị trong phẫu thuật, máy chụp x-quang vú kỹ thuật số, 04 hệ thống máy x-quang số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 hãng Roche, Advia 1800, 2400, Centau XP, XPT…
- Ứng dụng và phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trong đó có nhiều kỹ thuật lần đầu tại Việt Nam được triển khai như trong lĩnh vực: Tim mạch, Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Ngoại khoa, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein, Nội soi can thiệp…
5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có những khoa nào
Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 9 phòng chức năng, 14 khoa thuộc khối lâm sàng, 8 khoa thuộc khối cận lâm sàng và 6 trung tâm với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng…
Khoa lâm sàng
Khoa Cấp cứu & Hồi sức tích cực
- Chẩn đoán và điều trị tất cả các bệnh lý cấp cứu và hồi sức.
- Phối hợp với các chuyên khoa trong bệnh viện thực hiện tốt các cấp cứu như cấp cứu tim mạch, chuyển hoá, thần kinh, ngoại khoa, đặc biệt là cấp cứu chấn thương.
Khoa Gây mê hồi sức và Chống đau
- Gây mê và chống đau cấp tính cho các loại phẫu thuật.
- Gây mê cho các can thiệp ngoài phòng mổ (tim mạch, CĐHA, nội soi tiêu hóa…)
- Hồi sức bệnh nhân nặng sau mổ, bệnh nhân đa chấn thương, chấn thương sọ não.
- Tư vấn, khám và điều trị đau mạn tính.
Khoa Khám bệnh
- Hiện tại, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 36 phòng khám các chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Thần kinh, Dị ứng, Da liễu…
- Mỗi ngày, khoa tiếp nhập khám cho khoảng 1500 – 2000 lượt người bệnh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
- Khám bệnh ngoại trú và điều trị nội trú do các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên khoa có uy tín trong ngành đảm nhiệm.
- Xây dựng mô hình đơn vị y tế Nhà nước có khả năng cung cấp dịch vụ y tế tiên tiến, kiểu mẫu cho các bệnh viện công trong nước, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Y tế Việt Nam.
Khoa Mắt
- Khám và điều trị các bệnh chuyên khoa mắt
- Phẫu thuật đại phẫu về mắt
- Phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ mắt
- Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng về mắt
- Làm tiểu phẫu về mắt
Khoa Nội tổng hợp
- Khám và điều trị ngoại trú các bệnh Nội khoa thường gặp thuộc các chuyên ngành Tiêu hóa, Hô hấp, Thận – Tiết niệu, Thần kinh, Nội tiết, Cơ – Xương – Khớp.
- Chẩn đoán và điều trị nội trú các bệnh lý Nội khoa thường gặp thuộc các chuyên ngành Tiêu hóa, Hô hấp, Thận – Tiết niệu, Thần kinh, Nội tiết, Cơ – Xương – Khớp.
Khoa Ngoại Thần kinh – Cột sống – Chấn thương chỉnh hình: Khám bệnh, điều trị nội trú, phẫu thuật chuyên sâu cho những bệnh nhân bị bệnh lý sọ não, cột sống, chấn thương chỉnh hình.
Khoa Ngoại tổng hợp: Khám và phẫu thuật các bệnh lý Ngoại khoa về tiêu hoá, gan mật, tiết niệu, nam học và lồng ngực – mạch máu.
Khoa Phục hồi chức năng
- Khám và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngoại trú: phục hồi chức năng trong các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh, dị tật bẩm sinh, các rối loạn về ngôn ngữ, hội chứng đau cấp và mạn tính.
- Khám và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại các Khoa nội trú lâm sàng khác của bệnh viện như: Khoa Ngoại thần kinh và chỉnh hình, Khoa Ngoại tổng hợp, Khoa Nội tổng hợp, Khoa Cấp cứu và hồi sức tích cực, Khoa Tim mạch, Khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Phối hợp tốt với tất cả các Khoa, hội chẩn và điều trị phục hồi chức năng kết hợp trong các bệnh lý hô hấp, vận động, tim mạch, cơ xương khớp…
Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ: Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ là chuyên khoa sâu của ngành ngoại khoa, với chức năng phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ
Khoa Răng – Hàm – Mặt: Tư vấn, khám, điều trị, dự phòng các bệnh về Răng – Hàm – Mặt.
Khoa Tai – Mũi – Họng: Tư vấn, khám, điều trị, dự phòng các bệnh về Tai – Mũi – Họng
Khoa Ung bướu & Chăm sóc giảm nhẹ: Khám – chữa bệnh ung bướu
Khoa Y học cổ truyền: Tư vấn, khám, điều trị, dự phòng các bệnh bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại và tập trung vào các diện bệnh như: Cơ xương khớp, Tâm thần kinh, Tim mạch, Tiết niệu – sinh dục, Nội tiết, Hô hấp, Tiêu hoá, Da liễu.
Khoa cận lâm sàng
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Thực hiện tất cả các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh: Cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, x-quang số hóa, siêu âm, chụp mạch, sinh thiết dưới siêu âm/DSA/CT.
- Các dịch vụ can thiệp điều trị: Khoa đã thực hiện được tất cả các kỹ thuật can thiệp nội mạch và đường mật, cơ xương khớp dưới DSA dưới hướng dẫn của siêu âm.
Khoa Xét nghiệm: Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, giám sát, nghiên cứu và đào tạo thuộc các lĩnh vực: Hóa sinh – Miễn dịch, Vi sinh, Huyết học – Truyền máu, Đông máu, Sinh học phân tử
Khoa Thăm dò chức năng: Sử dụng các trang thiết bị – công nghệ y tế để thăm dò, đánh giá một số tình trạng hoạt động các hệ thống cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hô hấp, thần kinh – cơ, mật độ xương… hỗ trợ cho công tác khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực y tế.
Khoa Dược: đảm bảo cung cấp thông tin thuốc, công tác dược lâm sàng hỗ trợ các bác sĩ và nhân viên y tế trong quá trình sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho bệnh nhân; triển khai các nghiên cứu khoa học.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Tham gia cùng Khoa xét nghiệm, Khoa dược và các Khoa lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Phối hợp với các khoa, phòng, các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế
- Khám và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú của Bệnh viện.
- Hội chẩn dinh dưỡng với các khoa lâm sàng.
- Tư vấn và xây dựng thực đơn cho bệnh nhân trước khi ra viện.
Khoa Giải phẫu bệnh
- Tham gia công tác chẩn đoán giải phẫu bệnh tế bào học phục vụ bệnh nhân (nhuộm H.E, PAS, Bleu – Acial, Masson’s trichrome, sinh thiết tức thì, Pap smear, phối hợp với Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y Hà Nội triển khai kỹ thuật hoá mô miễn dịch).
- Hàng năm, Khoa đã thực hiện được trên 15.000 xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học và trên 20.000 trường hợp tế bào học đảm báo đúng thời gian quy định.
Khoa Vi sinh – Ký sinh trùng
6 Trung tâm
- Trung tâm Đào tạo & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Trung tâm Hỗ trợ sinh sản & Công nghệ Mô ghép
- Trung tâm Nội soi
- Trung tâm Tim mạch
- Trung tâm Tư vấn di truyền
- Trung tâm Y khoa số 1 Tôn Thất Tùng
6. Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Quy trình khám chữa bệnh BHYT đối với bệnh nhân
Quy trình khám chữa bệnh ngoại trú đối với bệnh nhân
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu thông tin và đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Xem thêm bài viết
- Kinh nghiệm đi khám Bệnh viện Việt Đức từ A – Z
- Lưu ý khi đi khám Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội)
- Tất tần tật về đi khám tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương