Dầm chuyển là gì? Những điều bạn nên biết về dầm chuyển

Dầm chuyển là gì

Dầm chuyển được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình, đặc biệt những công trình cao tầng. Nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về loại dầm chuyển này nếu như chưa được đào tạo, giới thiệu bài bản. Thế nên để thiết kế được loại dầm này sao cho tốt nhất, chuẩn nhất thì đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ.

Khái niệm dầm chuyển là gì?

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu xem dầm chuyển là gì? Thuật ngữ này trong tiếng anh là Transfer Beams hoặc Transfer Girders, đây là cấu kiện dầm với tác dụng chính là phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Loại dầm này thường có độ cứng và tiết diện hình học tương đối lớn

Đối với các công trình cao tầng thường sử dụng dầm chuyển dạng hệ kết cấu ống.

Thiết kế của dầm chuyển khác so với dầm chính và phụ do nó có tác động phân bố ứng suất phi tuyến gây ra bởi tải trọng tập trung lớn từ tải trọng của các cột ở tầng trên.

Hiện việc tính toán cho thiết kế dầm tiêu chuẩn chưa có phương pháp nào thực sự tối ưu, không thể sử dụng lý thuyết đàn hồi tuyến tính trong trường hợp này. Tuy nhiên bạn có thể dùng phương pháp mô hình thanh chống và thanh giằng hoặc phương pháp dầm sâu.

Những người công nhân đang tiến hành thi công dầm chuyển cho một công trình lớn

Các loại kết cấu dầm chuyển trong nhà cao tầng

Dầm chuyển 1 nhịp đỡ cột

Dầm chuyển 1 nhịp đỡ vách

Dầm chuyển 2 nhịp đỡ vách

Dầm chuyển đỡ cách có mở lỗ

Chức năng của dầm chuyển trong thi công

Chức năng cực kỳ quan trọng của dầm chuyển chính là phân phối tải trọng từ các vách về tập trung tại các đỉnh cột.

Sử dụng dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống phần móng của công trình, từ đó tiết kiệm được chi phí do giảm số lượng cọc xuống mà vẫn đang bảo an toàn.

người ta cũng bố trí dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống móng

Những lưu ý khi thi công dầm chuyển

Đầu tiên phải đảm bảo việc chống đỡ lực tốt nhất khi thi công bởi dầm chuyển thường có kích thước và khối lượng lớn nên cần có bệ chống đỡ cột pha ở tầng ngay dưới dầm chuyển và thêm 2-3 tầng ở tầng dưới. Điều này sẽ đảm bảo chắc chắn an toàn trong quá trình thi công, tránh việc xảy ra các sự cố không mong muốn.

Thi công theo phương pháp dầm chuyển sẽ chiếm thời gian khá lâu và chia thành nhiều đợt nên các chi phí, giá thành thi công cũng vì thế mà đắt hơn so với những công trình thông thường.

Trong quá trình thi công dầm chuyển phải có các máy móc chuyên dụng làm việc và những người am hiểu điều hành bởi phương pháp này sử dụng công nghệ bê tông ứng lực phức tạp.

Việc đổ bê tông sẽ sinh ra một lượng nhiệt vô cùng lớn do quá trình thủy hóa. Nên cần phải thực hiện các biện pháp để giảm nhiệt độ sinh ra, đảm bảo nhiệt độ trong kết cấu nhỏ hơn 57 độ và chênh lệch nhiệt độ không vượt quá 20 độ theo quy định.

Tính toán để truyền một phần tải trọng của kết cấu dầm chuyển vào lõi chịu lực từ đó giảm áp lực khi thi công. Dầm chuyển phải đúc nguyên khối và liên tục qua một số cột chống phía dưới và các độ võng, lệch phải được kiểm soát chặt chẽ.

An toàn khi thi công dầm chuyển là điều rất được quan tâm, phải đảm bảo chắc chắn mọi thứ theo đúng tiêu chuẩn quy định thì mới tiến hành làm. Tránh việc làm loa qua, đại khái dẫn đến những vấn đề không đáng có, đặc biệt là những ảnh hưởng đến người lao động và tiến độ công trình.

Việc nghiệm thu công trình dầm chuyển nên được tiến hành cẩn thận với những người chuyên gia am hiểu về kỹ thuật này. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào cần nghiêm chỉnh xử lý ngay.

Hình ảnh một dầm chuyển được nghiệm thu

Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ biết và hiểu được khái niệm dầm chuyển là gì, chức năng của nó và cần lưu ý những điều nào trong quá trình thi công loại mô hình này.

Truy cập Xây dựng Hòa Bình để nhận được những thông tin hữu ích về dầm chuyển cùng đội ngũ thi công chất lượng hàng đầu nhé!