Dạm hỏi là nghi thức quan trọng trong đám cưới của người Việt. Nhưng không phải cô dâu/chú rể nào cũng biết ý nghĩa của dạm hỏi. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Lễ dạm hỏi (hay còn gọi là chạm ngõ) là lễ đầu tiên trong 6 lễ quan trọng của đám cưới theo phong tục Việt Nam. Từ cổ chí kim, điều này chưa bao giờ thay đổi. Nhưng các cặp uyên ương thời hiện đại hầu hết không quan tâm đến ý nghĩa của phong tục này. CELEB wedding sẽ cùng bạn tìm hiểu về ý nghĩa của dạm hỏi, để bạn hiểu thêm về nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi đất nước mình.
Dạm hỏi có nhiều cách gọi khác nhau: dạm ngõ, chạm ngõ…Lễ dạm hỏi được diễn ra trước đám cưới, là bước đầu tiên hai bên gia đình gặp gỡ một cách chính thức. Đây là nghi lễ để hai bạn xác định mối quan hệ nghiêm túc vì đã có sự gặp mặt thưa chuyện của người lớn.
Trước đây, phong tục cưới dân gian gồm 6 bước: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thinh kì, thân nghinh. Trong đó nạp thái chính là lễ dạm hỏi. Ngày nay, để giảm bớt sự rườm rà thì chỉ còn 3 lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ rước dâu. Lễ dạm hỏi thời nay đã có phần được đơn giản hóa nhưng vẫn giữ ý nghĩa rất lớn.
Dù truyền thống hay hiện đại, xưa hay nay thì lễ dạm hỏi vẫn được xếp đầu tiên. Điều này chứng tỏ ý nghĩa của dạm hỏi quan trọng đến mức nào. Bởi ấn tượng đầu tiên luôn sâu đậm và có tác động rất lớn đến mọi quyết định.
Ý nghĩa của lễ chạm hỏi thể hiện cao nhất ở sự xuất hiện của các bậc cao niên, bố mẹ của cặp đôi. Vì đây là lúc hai bên gia đình tìm hiểu hoàn cảnh, gia phong của nhau. Từ đó mới quyết định để con cháu mình tiến tới hôn nhân hay không. Nói cách khác, đây chính là sự công nhận chính thức của cả đôi bên với người sẽ là con dâu/con rể trong nhà.
Ý nghĩa của dạm hỏi quan trọng đến mức không-thể-không-có. Cho dù điều kiện thời gian, phương tiện, khoảng cách có khó khăn cỡ nào, dạm hỏi vẫn nhất định phải làm. Vì theo quan niệm hàng ngàn năm nay, chuyện cưới hỏi vô cùng hệ trọng, phải trước sau rõ ràng đúng thủ tục. Chỉ có như vậy cuộc sống vợ chồng sau này mới thuận hòa.
Mặc dù không mang ý nghĩa nghi lễ nhưng dạm hỏi mang ý nghĩa văn hóa rất lớn. Với ý nghĩa của lễ chạm hỏi như vậy, bạn nên nắm rõ về lễ vật, trình tự và thành phần của lễ dạm hỏi.
Lễ vật cần thiết trong lễ dạm hỏi
Thường Lễ vật trong lễ dạm hỏi khá đơn giản. Đó là một cơi trầu cau được phủ vải nhiễu đỏ. Tùy theo điều kiện mà có thể thêm hoa quả hoặc bánh kẹo, nhưng không bắt buộc. Theo phong tục dạm hỏi của người Bắc thì các lễ mang đến phải là số chẵn. Ví dụ như hai mươi lá trầu, hai cây thuốc, bốn gói chè…
Lễ dạm hỏi diễn ra theo trình tự nào?
Việc đầu tiên trong lễ dạm hỏi là gia đình nhà trai tặng lễ vật cho nhà gái. Sau đó, người lớn đôi bên thưa chuyện cùng nhau, bày tỏ thành ý mong muốn cho cặp đôi tìm hiểu và sẽ kết duyên vợ chồng. Khi hai bên đều đồng ý, lúc đó chú rể và cô dâu tương lai sẽ theo cha mẹ lên dâng lễ vật và thắp hương ở bàn thờ tổ tiên.
Để đáp lễ, gia đình nhà gái thường mời gia đình nhà trai ở lại dùng bữa. Nếu điều kiện thời gian không cho phép thì thường nhà gái sẽ chuẩn bị quà gửi nhà trai mang về.
Những người tham dự trong lễ dạm hỏi
Người đi dự Lễ dạm hỏi chỉ nên mời chủ yếu trong phạm vi gia đình với những người thân thiết.
- Nhà trai: bố, mẹ chú rể, các bậc cao niên trong gia đình như ông, bà
- Nhà gái: bố, mẹ cô dâu, các bậc cao niên, họ hàng thân thích
Dạm hỏi không cần quá đông, thường mỗi bên chỉ 3 – 4 người. Với lễ dạm hỏi, hai bên cũng không cần sử dụng trang phục quá cầu kì. Quan trọng là ăn mặc lịch sự, đúng tuổi là được. Hoặc tùy truyền thống mỗi nơi, sẽ có nhiều nơi cô dâu và mẹ sẽ mặc áo dài trong lễ dạm hỏi.
Chặng đường tiến tới việc thành vợ thành chồng chính thức của bạn bắt đầu từ bước dạm ngõ. Bởi vậy bạn nên hiểu về ý nghĩa của dạm hỏi. Không phải đau đầu chuẩn bị như lễ cưới nhưng với tầm quan trọng trong ý nghĩa của lễ dạm hỏi, CELEB wedding thiết nghĩ bạn cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo.