Dân ca là một trong những thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, những làn điệu dân ca luôn nhẹ nhàng, mộc mạc, dễ nhớ,…Nếu như bạn chưa biết dân ca là gì thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!
Dân ca là gì?
Chưa có một định nghĩa nào đưa ra để giải thích chính xác được khái niệm dân ca là gì. Người Đức gọi dân ca là volkslied (tạm dịch: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi là chanson populaire (tạm dịch: bài ca phổ cập trong quần chúng),…Ngay cả trong tài liệu Việt Nam, khái niệm dân ca cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng nào.
Dân ca Việt Nam là một thể loại nhạc cổ truyền, qua việc truyền miệng, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào các tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Vậy như họ gần như là “đồng tác giả”với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai.
Một bài dân ca thường sẽ tồn tại với một bản coi là bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu, sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu thích và truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay, các nghệ sĩ đã sáng tác thêm các lời ca mới dựa trên các làn điệu đã có sẵn, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca.
Theo GS.TS Trần Quang Hải, trong Nghiên cứu khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam có nhắc tới khái niệm dân ca: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc riêng của một tác giả nào. Đầu tiên, bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác, được phổ biến trong từng vùng, từng dân tộc,…Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng, bền vững với thời gian”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, dân ca là những bài hát truyền miệng do nhân dân sáng tác và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, ở mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ khác nhau nên có thể phân theo miền cho dễ gọi như miền Bắc, miền Nam,…
Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao hay trò chơi trẻ em, các điệu hò, điệu lý,….Dân ca cũng mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tùy theo ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà có sự khác biệt.
Ca dao là gì? Tổng hợp 10 bài ca dao về gia đình, thầy cô hay nhất
Chức năng của dân ca
Chức năng giáo dục
Dân ca giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ; đó là những điều hay, lẽ phải; cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ,….Bên cạnh đó còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại,…
Chức năng lao động
Như đã thông tin ở trên, dân ca là một thể loại hát dân gian, bắt nguồn từ môi trường nông – ngư – nghiệp ở những vùng nông thôn. Với các làn điệu dân ca quen thuộc như ru em, giã gạo, chèo thuyền,….làm bớt đi sự căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình lao động. Đồng thời còn giúp cho tinh thần người lao động hăng say hơn, giúp cho quá trình lao động được năng xuất hơn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chức năng sinh hoạt
Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua các buổi sinh hoạt lao động cộng đồng dân ca còn có chức năng sinh hoạt. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động người dân còn tổ chức hội hè đình đám trong lúc nông nhàn. Có thể thấy, chức năng sinh hoạt trong các thể loại hát ví, hát Quan họ, hát Trống quân,….
Chức năng nghi lễ
Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội. Để phục vụ lễ hội, nhiều địa phương đã sáng tạo nên những câu hát, điệu múa như hát chầu văn, hát cửa đình,…..Bên cạnh đó, còn chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Trải qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số loại dân ca đã phát triển vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước như Hò Huế, Ca trù,…Có những điệu dân ca được UNESCO được công nhận là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại như dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Dân ca Quan họ của Bắc Ninh,..
Đức năng thắng số là gì? 3 câu chuyện về đức năng thắng số
Ví dụ một số bài dân ca 3 miền hiện nay
- Dân ca Bắc Bộ có những bài nổi tiếng như: Bèo dạt mây trôi, cây trúc xinh, đi cấy,…
- Dân ca Trung Bộ có những bài nổi tiếng như Lý ngựa ô, lý mười thương, đêm tàn bến Ngự.
- Dân ca Nam bộ có bài nổi tiếng như Ru con, đất giống