Gắn khâu niềng răng là gì?

đặt khâu niềng răng là gì

Gắn khâu niềng răng là một trong những khí cụ nha khoa quan trọng trong quá trình niềng răng. Vậy gắn khâu là gì và niềng răng gồm các bước nào? Hãy cùng Nha Khoa LINH XUÂN tìm ngay lời giải đáp chính xác nhất tại bài viết sau đây nhé.

NIỀNG RĂNG – CỨU CÁNH CHO HÀM RĂNG LỖI

Niềng răng là phương pháp chỉnh hình thẩm mỹ mang lại một hàm răng đẹp. Giúp chỉnh sửa các khiếm khuyết như răng thưa, khấp khểnh hô, móm. Giúp hàm răng ăn khớp (khớp cắn) chính xác hơn.

Niềng răng giúp “lột xác” hàm răng xấu, mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ.

Sau 1 đến 2 năm, những chiếc răng khấp khểnh sẽ được nắn chỉnh thành hàm răng đều, đẹp, ngay hàng thẳng lối. Để có được điều này, quá trình niềng răng sẽ trải qua một quy trình dài gồm nhiều bước như tách kẽ, gắn khâu, gắn mắc cài, thay thun, thay dây cung, móc thun liên hàm… Cùng tìm hiểu gắn khâu niềng răng là gì? Và các bước niềng răng để có một hàm răng đẹp.

GẮN KHÂU TRONG NIỀNG RĂNG LÀ GÌ?

Để chuẩn bị cho quá trình niềng răng, các bác sĩ sẽ phải thăm khám tổng quát, chụp X quang để xem tình trạng răng và phần xương hàm, cung hàm. Từ đó đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. Các bước trong quy trình niềng răng dưới đây sẽ giải thích cặn kẽ câu hỏi gắn khâu niềng răng là gì?

BƯỚC 1: ĐẶT THUN TÁCH KẼ

Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ được làm bằng cao su. Đặt thun tách kẽ là một bước đệm cho gắn khâu. Giúp tạo ra khoảng trống cần thiết giữa hai răng kế cận. Khoảng trống này là nơi đặt một vòng khâu niềng trong tương lại.

Thun tách kẽ được đặt giữa các răng hàm nhằm giãn rộng khoảng cách giữa các răng.

BƯỚC 2: GẮN KHÂU NIỀNG RĂNG

Với câu hỏi gắn khâu niềng răng là gì? Lời đáp đó là một trong những bước quan trọng trong quy trình dán cố định các dụng cụ niềng răng vào răng thật. Sau khi đã thực hiện bước 1 là tách kẽ khoảng 1 tuần. Đến giai đoạn thứ 2 khâu sẽ được đặt vào chỗ trống mà thun tách kẽ tạo ra. Khâu ôm xung quanh thân răng nhằm làm trụ neo để kéo răng khác, giữ cho dây cung liên tục từ bên hàm trái sang bên phải và vững chắc hơn.

Khâu niềng răng mô tả như là một vòng kim loại trông gần giống như chiếc nhẫn. Khi khâu ôm vào thân răng thì trông như vòng kim cô của Tôn Ngộ Không. Với cấu tạo như vòng kim cô thì khâu ôm giữ chắc vị trí neo của các răng hàm để dây cung kim loại dễ dàng dịch chuyển qua các ống khâu (tube) và từ đó kéo di chuyển các răng khác.

Khâu niềng răng làm từ thép không gỉ.

Cấu tạo của khâu có các ống và các móc. Do đó trong quá trình ăn nhai ban đầu chưa quen có thể sẽ cạ vào lưỡi gây khó chịu. Nhưng khi dần thích nghi thì cơ thể sẽ dần quen và không cảm thấy vướng côm nữa. Một biện pháp để hỗ trợ xóa nhanh cảm giác khó chịu, bạn có thể hỏi bác sĩ mua thêm loại sáp nha khoa để đính vào các lỗ khoen và móc của khâu để làm bề mặt nó trơn láng hơn.

BƯỚC 3: GẮN MẮC CÀI NIỀNG RĂNG

Sau khi đã gắn khâu niềng răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên từng chiếc răng. Mỗi chiếc răng có đặc điểm khác nhau nên sẽ có một mắc cài riêng biệt. Hiện có 4 loại mắc cài phổ biến nhất phân biệt theo chất liệu và cách buộc thun. Phân loại theo cách buộc thun thì ta có một dạng mắc cài buộc thun và mắc cài tự đóng hoặc tự buộc (không dùng thun). Phân biệt theo chất liệu thì ta có mắc cài kim loại và mắc cài sứ.

Bác sĩ Lê Tuấn Anh gắn mắc cài và đi dây cung cho khách hàng niềng răng tại Nha Khoa LINH XUÂN.

Do đó tổng hợp sẽ gồm 4 loại là: mắc cài kim loại thường (buộc thun), mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ thường (buộc thun), mắc cài sứ tự buộc.

Sau khi gắn mắc cài niềng răng, bác sĩ tiếp tục thực hiện một vài bước sau (tùy trường hợp có hoặc không có)

  • Gắn dây cung nhằm giúp răng di chuyển theo hướng của mắc cài. (bắt buộc)
  • Gắn thun buộc để cố định dây vào mắc cài (nếu dụng loại buộc thun). Loại mắc cài tự buộc sẽ không cần dùng thun buộc mà nó có cơ chế nắp đóng/mở hoặc trượt đóng/mở để cố định dây cung vào họng mắc cài.
  • Gắn Hook ở răng nanh (tùy ca)
  • Gắn dây thun liên hàm lên Hook để liên kết gài khớp 2 hàm răng trên và dưới với nhau. (tùy ca)
  • Nếu bị hô nhiều, móm nhiều, hở lợi, sẽ dùng thêm khí cụ Miniscrew giúp tăng lực neo chặn để kéo răng trở về vị trí hiệu quả hơn.

Niềng răng là một quá trình dài mà để góp phần vào thành công. Ngoài sự kiên trì của bệnh nhân còn cần tay nghề của bác sĩ cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng hiệu quả, cho hàm răng đều, đẹp, ngay hàng thẳng lối và an toàn.

NHA KHOA LINH XUÂN – ĐỊA CHỈ NIỀNG RĂNG UY TÍN TẠI TPHCM

Nha Khoa LINH XUÂN là một trong những địa chỉ nha khoa và chỉnh hình thẩm mỹ răng TOP đầu quận Thủ Đức, Quận 9, TP. Dĩ An (Bình Dương), được hàng ngàn người dân nơi đây tin tưởng.

Hơn 13 năm hoạt động, với mong muốn mang lại một nụ cười đẹp và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Nha Khoa LINH XUÂN cung cấp các dịch vụ chỉnh nha như niềng răng hô, móm, lệch lạc. Giúp giải quyết mọi nỗi lo về hàm răng “lỗi” của khách hàng.

Đặc biệt, trong quá trình gắn khâu niềng răng. Bác sĩ luôn cân chỉnh vị trí khâu niềng răng một cách chính xác nhất. Giúp tăng hiệu quả siết răng về đúng vị trí vốn có. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về gắn khâu niềng răng là gì? Có thể liên hệ Hotline (028) 6682 2447 – 0911 711 174 hoặc để lại comment ở form bên dưới. Đội ngũ bác sĩ sẽ tư vấn thêm nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Niềng răng bao lâu thì ăn được bình thường?
  • Nguyên nhân đau khi niềng răng và cách khắc phục