Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

đầu cơ tích trữ là gì

Chúng ta thường được nghe đến cụm từ đầu cơ tích trữ, nhưng rất ít người biết được bản chất cũng như các quy định liên quan đến vấn đề này. Đầu tơ tích trữ là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự. Vậy đầu cơ tích trữ là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022)

Đầu Cơ Tích Trữ Là Gì?

Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022)

1. Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ là việc một cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng khó khăn khan hiếm hàng hóa để mua tích trữ mặt hàng hoá đó để bán lại trên thị trường với giá cao.

Trên thế giới có khá nhiều vụ đầu cơ xảy ra trong nhiều lĩnh vực như đất đai, ngoại tệ, vàng, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế,… Một ví dụ điển hình trong năm 2020 vừa qua chính là hiện tượng nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng tình trạng dịch bệnh covid 19 bùng phát mạnh, nhu cầu mua khẩu trang y tế, nước rửa tay tăng cao đã đầu cơ tích trữ tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa để bán lại với giá cao gấp 3,4 lần.

Từ khái niệm đầu cơ tích trữ chúng ta có thể hiểu về đầu cơ là gì? Đầu cơ đề cập đến hành động thực hiện một giao dịch tài chính có rủi ro mất giá đáng kể nhưng cũng kỳ vọng thu được lợi nhuận đáng kể. Nếu không có triển vọng thu được lợi nhuận đáng kể, sẽ có rất ít động lực để đầu cơ. Xem xét liệu việc đầu cơ có phụ thuộc vào bản chất của tài sản, thời gian dự kiến ​​của giai đoạn nắm giữ và / hoặc số lượng đòn bẩy được áp dụng hay không.

Tích trữ là việc người đầu cơ mua và nhập kho với số lượng lớn hàng hóa với mục đích thu lợi từ việc tăng giá trong tương lai.

Thuật ngữ tích trữ thường được áp dụng để mua hàng hóa, đặc biệt là vàng. Tuy nhiên, tích trữ đôi khi được sử dụng trong các bối cảnh kinh tế khác. Ví dụ, các nhà lãnh đạo chính trị có thể phàn nàn rằng các nhà đầu cơ đang tích trữ đô la trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ.

Tích trữ là việc nhà đầu cơ mua số lượng lớn hàng hóa với mục đích thu lợi từ việc tăng giá trong tương lai. Việc tích trữ có thể tạo ra một chu kỳ đầu cơ, những lời tiên tri tự ứng nghiệm và lạm phát. Các luật thường được thông qua chống lại một số hình thức tích trữ nhằm ngăn chặn các thảm kịch và giảm bất ổn kinh tế. Về lâu dài, đầu tư vào cổ phiếu có hiệu quả tốt hơn so với tích trữ hàng hóa.

2. Các yếu tố cấu thành tội đầu cơ?

Tội đầu cơ được quy định trong Bộ luật hình sự được cấu thành bởi bốn yếu tố sau:

2.1. Khách thể của tội đầu cơ:

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hóa, chống đầu cơ trục lợi và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm là hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng,… trừ những hàng hóa vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.

2.2. Mặt khách quan của tội đầu cơ:

Có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính.

– Lợi dụng tình hình khan hiếm: Được hiểu là do điều kiện hoàn cảnh nhất định như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế một số loại hàng hóa không đủ cung ứng cho thị trường (ví dụ: Do có dịch nCoV, các loại khẩu trang khan hiếm không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng) dẫn đến bị khan hiếm, người phạm tội đã mua vét những hàng hóa bị khan hiếm đó nhằm bán lại thu lợi bất chính.

– Tạo ra sự khan hiếm giả tạo: Được hiểu là trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, mặc dù các loại hàng hóa cần thiết không bị thiếu nhưng lợi dụng tình hình này người phạm tội đã tích trữ hàng hóa, găm hàng để tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm để bán lại thu lợi bất chính.

– Mua vét hàng hóa: Được hiểu là hành vi mua hàng để dự trữ với mục đích chờ giá cao hoặc đẩy giá cao lên để bán thu lợi bất chính.

+ Số lượng hàng hóa phải là có số lượng lớn. Nếu số lượng không lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội này. Việc có bán lại hàng hóa hay chưa, có thu lợi hay chưa không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.

+ Gây hậu quả nghiêm trọng: Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Việc mua vét hàng hóa bán lại nhằm thu lợi bất chính như nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc gây hậu quả nghiêm trọng ở đây được thể hiện như làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được; làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân hoặc gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh …

2.3. Chủ thể của tội đầu cơ:

– Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

– Chủ thể là pháp nhân: Tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân và là pháp nhân thương mại. Chủ thể của tội phạm này là pháp nhân khi các hành vi trên được thực hiện theo chủ trương kế hoạch của pháp nhân như Quyết định của Hội đồng quản trị, thỏa thuận, thống nhất của các thành viên góp vốn nắm quyền lãnh đạo pháp nhân, quyết định của chủ doanh nghiệp và các hoạt động xuất nhập sản phẩm và thanh toán tiền được tiến hành qua hệ thống sổ sách, dữ liệu và tài khoản của pháp nhân.

Đây là một điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ luật hình sự 1999, mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.

2.4. Mặt chủ quan của tội đầu cơ:

– Người thực hiện hành vi đầu cơ là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra sự khan hiếm hàng hóa, làm cho hàng hóa tăng giá, xâm hại tới chính sách quản lý giá cả, chính sách về lưu thông phân phối của nhà nước, lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng nhưng vì lợi nhuận nên vẫn mua vét; thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

– Đối với pháp nhân, lỗi cố ý được thể hiện ở việc ban lãnh đạo, điều hành của pháp nhân đã có kế hoạch chỉ đạo, điều hành việc mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

– Bán lại hàng hóa để thu lợi bất chính không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của Tội đầu cơ, cụ thể là thu được lợi ích vật chất thông qua việc tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán lại hàng hóa. Mua vét không nhằm bán lại, hoặc mua vét nhằm bán lại không để thu lợi bất chính mà nhằm mục đích khác không phạm Tội đầu cơ mà cấu thành một tội phạm khác. Mục đích thu lợi bất chính bao giờ cũng gắn liền với động cơ vụ lợi và vì vậy có thể coi vụ lợi cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của Tội đầu cơ.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Hình phạt đối với tội đầu cơ?

Tội đầu cơ quy định các khung hình phạt như sau:

Khung 1: Người đầu cơ sẽ chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất của khung là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:

– Mua vét nhằm bán lại để thu lời bất chính với hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Khung 2: Mức hình phạt cao nhất của khung này là bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng. Trong đó mức phạt cao nhất của khung là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Tình tiết tăng nặng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

– Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại khung này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

Khung 3: Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì người phạm tội, pháp nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Mua vét hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

– Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp nêu trên thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d/ Ngoài ra, người phạm tội,còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với Pháp nhân phạm tội thì còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đặc điểm của hoạt động đầu cơ tích trữ là gì?

  • Đây là hiện tượng của một vài cá nhân, tổ chức lợi dụng tình huống như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn của nền kinh tế để mua tích trữ hàng hóa, tạo ra hiện tượng khan hiếm, giá cả để bán lại giá cao nhằm thu hút nguồn lợi bất chính.
  • Đầu cơ tích trữ không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm cả đạo đức.
  • Không những vậy, đầu cơ tích trữ có thể diễn ra ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

Xem thêm: Nhà, đất phát mãi là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Đất phát triển hạ tầng là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin