1. Triệu chứng lâm sàng Thoái hóa khớp gối
Bệnh nhân Thoái hóa khớp gối thường có một số triệu chứng chính như sau:
– Đau ở mặt trước hoặc trong khớp gối, tăng khi đi lại, lên xuống dốc, ngồi xổm. Có thể đau cả khi nghỉ và ban đêm.
– Dấu hiệu “phá gỉ khớp” (cứng khớp vào buổi sáng dưới 30 phút).
– Hạn chế vận động (khó khăn với một vài động tác), đi lại khó khăn. Có thể hạn chế nhiều phải chống gậy, nạng.
– Có thể có tiếng lục khục trong khớp khi cử động.
– Tăng cảm giác đau xương.
– Sờ thấy ụ xương.
– Nhiệt độ da tại khớp gối bình thường hoặc ấm lên không đáng kể.
Ngoài ra có thể có các dấu hiệu:
– Ấn có điểm đau ở khe khớp: bánh chè – ròng rọc, chày – ròng rọc. Gõ mạnh vào bánh chè thường đau.
– Dấu hiệu bào gỗ: di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ thấy tiếng lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
– Có thể teo cơ: tổn thương kéo dài thường có teo cơ ở đùi.
– Một số bệnh nhân xuất hiện khớp sưng to do các gai xương và phì đại mỡ quanh khớp, có tràn dịch khớp (dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè), một số trường hợp có thoát vị màng hoạt dịch ở vùng khoeo (kén Baker). Nói chung không có dấu hiệu viêm nặng như sưng to, nóng, đỏ.
Trong các triệu chứng trên, đau khớp gối là dấu hiệu lâm sàng chính, đau tăng khi vận động, nghỉ ngơi đỡ đau.
Xem thêm >>> Những nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường mắc phải trong sinh hoạt hàng ngày
2. Các phương pháp thăm dò chẩn đoán Thoái hóa khớp gối
Chụp Xquang thường quy.
Chẩn đoán Thoái hóa khớp thường dựa vào lâm sàng và đặc điểm trên phim Xquang. Hình ảnh Xquang khớp gối cho biết tình trạng của sụn khớp một cách trực tiếp thông qua việc đo chiều cao của khe khớp và sự thay đổi của các đầu xương liền đó.
Có 3 dấu hiệu tổn thương cơ bản
– Mọc gai xương: Gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương và sụn. Gai xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hoặc phần mềm quanh khớp.
– Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn.
– Đặc xương dưới sụn ở phần đầu xương, hõm khớp. Phần xương đặc có thể thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
Phân loại giai đoạn Thoái hóa khớp trên X- quang theo Kellgren và Lawrence (1987)
Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn.
Chụp cắt lớp vi tính khớp gối (CT scanner)
Cho phép chẩn đoán chính xác hơn những tổn thương rất nhỏ của sụn khớp và phần xương dưới sụn mà trên Xquang thường quy có thể không phát hiện thấy. Trên thức tế, cũng không thật cần thiết với mục đích chẩn đoán.
Nội soi khớp
Phương pháp này có thể quan sát những tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, đồng thời có thể kết hợp điều trị được xác nhận là rất có hiệu quả.
Các xét nghiệm khác
– Xét nghiệm máu và sinh hoá: hầu như không có gì thay đổi. Số lượng bạch cầu và máu lắng tăng nhẹ trong Thoái hóa khớp có phản ứng viêm.
– Dịch khớp vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có 100-200 tế bào/1mm3, 50% là bạch cầu đa nhân trung tính, không có tế bào hình nho, lượng protein, mucin và bổ thể bình thường. Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp, tinh thể u rát âm tính.
Tóm lại các xét nghiệm cơ bản phải bình thường. Nếu có bất thường phải tìm nguyên nhân khác. Chẩn đoán thoái hoá khớp là chẩn đoán loại trừ.Xem thêm >>> Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? 06 loại thuốc cho người bị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối
Lâm sàng
– Đau khớp gối – Tuổi > 50 – Cứng khớp buổi sáng kéo dài > 30 phút – Có tiếng lạo xạo khi vận động khớp. – Sưng, đau nhưng không nóng.
Có gai xương trên X-quang
Tốc độ máu lắng < 40mm/ giờ
Yếu tố dạng thấp (-) hoặc < 1/40
Dịch khớp của thoái hóa khớp ( TRong nhớt, BC< 2.000/nm3)
Theo EULAR 2009: Chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào các triệu chứng sau:
– Ba triệu chứng cơ năng: đau, cứng khớp, hạn chế chức năng. – Ba triệu chứng thực thể: dấu lạo xạo ( bào gỗ),hạn chế vận động, chồi xương. – Chẩn đoán khi có 3 triệu chứng cơ năng và có 3 triệu chứng thực thể
1. Đau khớp gối trong 1 tháng gần đây 1.Đau khớp háng trong 1 tháng gần đây 2. Dấu hiệu THK trên phim XQ 2.VS<=20mm/ giờ 3. Dịch khớp trong, tế bào < 2000/ml 3.X quang: Gai xương hoặc đặc xương vùng rìa ổ cối 4. Tuổi >= 40 4.Hẹp khe khớp 5. Cứng khớp buổi sáng =< 30 phút Chấn đoán khi có tiêu chuẩn : 1+2+3 hoặc 1+3+4 6. Lạo xạo khớp khi vận động Chẩn đoán khi có tiêu chuẩn: 1+2 hoặc 1+3+5+6 hoặc 1+4+5+6
– Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán
+ X quang qui ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence
Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ
Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn
+ Siêu âm khớp: đánh giá tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều, phát hiện được các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
+ Nội soi khớp: phương pháp nội soi khớp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau (theo Outbright chia 4 độ), qua nội soi khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
– Các xét nghiệm khác:
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường.
+ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp <1000 tế bào/ 1mm3.
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !