Dầu fo là gì? Các ứng dụng của dầu FO trong cuộc sống

Dầu mazut là gì

Dầu FO là gì? Có những loại dầu FO nào? Dầu FO chất lượng cần đạt những tiêu chuẩn nào? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc gửi về cho LabVIETCHEM trong thời gian qua. Và đây cũng là những vấn đề mà chúng tôi sẽ giải đáp trong nội dung bài viết ngày hôm nay. Cùng theo dõi nhé.

Dầu FO là gì?

Dầu FO là gì?

– Dầu FO hay dầu Mazut, dầu nhiên liệu là sản phẩm chủ yếu của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gas oil khi chưng cất dầu thô parafin và asphalt ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 độ C, áp suất khí quyển và trong chân không.

– Các loại dầu FO đều có điểm sôi cao.

– Các đặc trưng hoá học của dầu FO có những thay đổi đáng kể nhưng không phải tất cả các đặc trưng này đều ảnh hưởng tới việc sử dụng chúng làm nhiên liệu cũng như các kỹ thuật sử dụng để đạt hiệu quả cao.

Có những loại dầu FO nào?

Dầu FO được chia làm 2 loại chính, bao gồm dầu FO nặng và dầu FO nhẹ

– Dầu FO nhẹ:

+ Nhiệt độ sôi 200 – 300 độ C, tỷ trọng 0,88 – 0,92.

+ Bao gồm các loại dầu như diezen (DO), dầu hỏa (KO), …

+ Được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò. Loại lò dùng dầu FO nhẹ là lò đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc lò đốt gia đình.

– Dầu FO nặng:

+ Nhiệt độ sôi lớn hơn 320 độ C, tỷ trọng 0,92 – 1,0 hoặc cao hơn.

+ Chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp để làm nhiên liệu đốt lò.

+ Độ nhớt của dầu FO nặng rất cao và có sự thay đổi trong phạm vi rộng, từ 250 – 7000 đơn vị Red-Wood chuẩn.

Ngoài ra, nó còn được phân theo độ nhớt động học và hàm lượng lưu huỳnh, cụ thể như sau:

Ký hiệu

Độ nhớt động học ở 50 độ C

Hàm lượng lưu huỳnh(%)

FO N1

87 độ C

2 %

FON2A

Từ 87 – 180 độ C

2 – 3.5 %

FON2B

Từ 180 – 380 độ C

2 – 3.5 %

FON3

Ứng dụng của dầu FO trong cuộc sống

Dầu FO có những ứng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?

– Dầu FO được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho các nhà máy điện, tàu, nhà máy công nghiệp nhờ khả năng tỏa nhiệt lớn.

– Sản phẩm của dầu FO có dầu diezen làm nguyên liệu cho một số phương tiện và dầu hỏa dùng trong lò hơi, lò đốt gia đình.

Dầu FO chất lượng cần đạt những tiêu chuẩn nào?

– Nhiệt trị: Đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của dầu FO, cho biết hiệu suất cháy của nhiên liệu và được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D240.

– Hàm lượng lưu huỳnh:

+ Đối với FO nhẹ: Sử dụng phép thử ăn mòn tấm đồng (ASTM D130) để xác định xu hướng ăn mòn của nhiên liệu. Hàm lượng hợp chất lưu huỳnh trong dầu FO càng thấp càng tốt.

+ Đối với FO nặng: Hàm lượng lưu huỳnh thường rất cao, chiếm đến 4 – 5 %. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng thép. Phương pháp tiêu chuẩn để xác định hàm lượng lưu huỳnh là ASTM D129.

– Độ nhớt:

+ Đối với dầu FO nhẹ: Độ nhớt ảnh hưởng đến khả năng cháy hết khi đốt nhiên liệu vì nó tác động trực tiếp đến mức độ nhiên liệu phun thành bụi sương. Nó được xác định bằng phương pháp xác định độ nhớt Saybolt là ASTM D88 và xác định độ nhớt động học là ASTM D445.

+ Đối với dầu FO nặng: Độ nhớt cho biết điều kiện để vận chuyển, xuất, nhập, bơm chuyển nguyên liệu và ngoài ra mức độ cần gia nhiệt trước khi phun vào lò. Nó được xác định bằng tiêu chuẩn ASTM D445.

– Nhiệt độ bắt cháy: Cho biết nhiệt độ cao nhất cho phép tồn chứa và bảo quản nhiên liệu đốt lò mà không gây nguy hiểm về cháy nổ và được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D93.

– Độ bay hơi: Đối với dầu FO nhẹ, độ bay hơi phải luôn ổn định còn dầu FO nặng thì không đề cập tới vì chúng là dạng cặn.

– Điểm đông đặc và điểm sương:

+ Đối với dầu FO nhẹ: Điểm sương là điểm nhiệt độ mà tại đó tinh thể parafin hình thành và nhiên liệu không thể tạo thành dòng chảy. Điểm đông đặc có nhiệt độ thấp hơn điểm sương. Điểm đông đặc và điểm sương cho biết giới hạn để vận chuyển nhiên liệu từ bể tới lò đốt.

+ Đối với FO nặng: Được xác định bằng tiêu chuẩn ASTM D97. Căn cứ vào nhiệt độ đông đặc mà lựa chọn phương pháp bơm chuyển, hệ thống gia nhiệt, hệ thống xuất nhập trong kho sao cho phù hợp.

– Cặn cacbon: Được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D189.

– Hàm lượng tro: Phụ thuộc vào phẩm chất nguyên liệu và phương pháp chế biến ra nhiên liệu đó và nó được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D482.

– Nước và tạp chất cơ học: Hàm lượng nước được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D95 và tạp chất cơ học là ASTM D473. Tổng hàm lượng nước và tạp chất cơ học được xác định theo tiêu chuẩn ASTM D1796.

Trên đây là một số thông tin về dầu FO mà LabVIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chắc hẳn các bạn đã có thể trả lời được các câu hỏi Dầu FO là gì? Có những loại dầu FO nào? Dầu FO chất lượng cần đạt những tiêu chuẩn gì phải không nào. Và để đảm bảo mua được loại dầu Fo tốt, các bạn có thể tham khảo một số thương hiệu như Asiana Petro, Petrolimex, Caltex, Totol, Shell, Castrol,….