Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.
Giải thích câu tục ngữ: Dây cà ra dây muống – Bài làm 1
Tục ngữ ca dao là những câu ngắn gọn xúc tích được thể hiện rõ những quan điểm cách nhìn nhận cuộc sống một cách chân thực được ông cha ta sáng tạo đúc kết hình thành nên nhằm cho ta những bài học quý giá nhằm giáo dục răn dạy cho ta trong đó thể hiện rõ nhất qua câu tục ngữ:
“Dây cà ra dây muống” Câu tục ngữ thể hiện quan điểm phê phán con người trong cách nói, cách viết một cách lan man, dài dòng lê thê lan man một cách không rõ ràng từ việc này sang việc khác làm người khác không hiểu vấn đề họ muốn nói là gì.
Câu tục ngữ trên đã sử dụng hình ảnh liên tưởng để diễn tả một hàm ý nghĩa quan trọng bên trong “Dây cà ra dây muống”theo nghĩa đen được chỉ là hai loại cây trồng mà người dân Việt Nam khá là phổ biến nó là hai loại rau củ quả mộc mạc, giản dị mà trong bữa cơm gia đình cũng như ta nhận thấy về hai loại cây theo lẽ tự nhiên là “Dây cà“, “Dây muống” là hai loại cây theo ta thấy nó là hai loại cây thân bò trên đất sống leo bán hết cây này đến cây khác thường bám víu lấy nhau.
Ông cha ta rất thành công khi xây dựng hình ảnh so sánh hết sức ví von làm cho câu tục ngữ trở nên sinh động. Ý muốn nói về cách nhìn nhận không rõ đi sâu vấn đề một cách ngắn gọn xúc tích dễ hiểu mà cứ kể lể lan man làm cho người khác đọc hay nghe không hiểu họ đang nói hay viết vấn đề gì đấy.
Khi họ nhận thấy cách nghĩ không khái quát không nêu ra vấn đề mà làm cho người ác cảm thấy rối trí mà không hiểu. Từ ngữ trải dài một cách lan man, lê la mà cuối cùng không tóm lại vấn đề họ đang nói tới.
Câu tục ngữ trên hàm ý bắt gặp rất nhiều của con người trong ứng xử giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người qua cách trò chuyện tiếp xúc trực tiếp thường hay tạo cho mình những câu chuyện bên lề trong việc giao tiếp của người Việt Nam. Khi ta đang bàn luận đến vấn đề nào đó ta thường cho vào những ví dụ để nói cũng như đan xen, lồng quyện vào trong đó là những câu chuyện bên lề tạo cảm hứng thú vui vẻ, thoải mái cho người nghe.
Nhưng những câu chuyện bên lề mà không tóm lại vấn đề mà cứ kể lể một cách thoải mái nhằm tạo cảm hứng vui vẻ. Sẽ làm người nghe cảm thấy khó chịu nhàm chán khi không hiểu vấn đề người kia nói gì họ chỉ muốn nhanh rời khỏi cuộc nói chuyện.
Cũng như khi ta viết văn khi đặt bút viết về một vấn đề nào đó mà đề bài đã quy định nhưng khi ta viết thì viết một cách tràn lan đại hải không gì tác động vấn đề mình đang đề cập mà cứ viết lan man mà cuối cùng tóm gọn rốt cuộc mình có nói rõ hiểu về vấn đề ấy không khiến người đọc cảm thấy chán nản và không biết họ đang viết cái gì.
Câu tục ngữ khuyên ta rõ trong suy nghĩ, hay lối ứng xử giao tiếp đừng bao giờ đặt kể một vấn đề nào đó một cách xa đà, lan man, dài dòng sang những vấn đề khác. Trong giao tiếp ứng xử hàng ngày con người tuyệt đối tránh những vấn đề mà chúng ta đã đề cập ở trên đừng làm mất điểm với người khác và ảnh hưởng xấu đến mục đích trong giao tiếp mà chỉ phí phạm thời gian để lắng nghe thấu hiểu.
Theo như chúng ta thấy ông cha ta cực kì tinh tế khi hiểu ra trong giao tiếp giữa con người hay đan xen kết hợp câu chuyện làm cho người khác cảm thấy thú vị liên tưởng rõ nét qua hai hình ảnh nói chuyện “Dây cà mà ra sang ra cả dây muống” cách suy nghĩ bằng cách cảm nhận tinh tế về cảm xúc, tính cách mỗi con người.
Câu tục ngữ trên cho thấy giá trị, kinh nghiệm, bài học bổ ích nhằm răn dạy cho chúng về cách ứng xử trong giao tiếp, và cách viết và hiểu vấn đề một cách ngắn gọn nhưng xúc tích nhưng đem lại thiện cảm tốt cho người khác tạo ấn tượng tốt trong mắt mọi người.
Giải thích câu tục ngữ: Dây cà ra dây muống – Bài làm 2
Tục ngữ luôn là những câu nói ngắn gọn súc tích nhưng lại bao hàm nhiều ẩn ý hay của các bậc tiền nhân trước để lại cho con cháu đời sau. Bên cạnh những câu tục ngữ về những kinh nghiệm của người trước về thời tiết, kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi,…thì lại có những câu tục ngữ như nói đến những sự phê phán, chê trách đối với con người. Một trong những câu tục ngữ nói chê trách việc con người nói lăng, cách viết từ cái này lan man sang cái kia một cách dài dòng, lôi thôi.
Dễ nhận thấy câu tục ngữ “Dây cà ra dây muống” là một câu nói như ngụ ý nói việc trong gió tiếp có người lại đang nói vấn đề này song lại quay ra vấn đề kia thật dài dòng lôi thôi làm cho đối phương nghe không thích lắm. Vì lúc này câu chuyện đã đi quá xa không phải là câu chuyện nói ban đầu nữa.
Trong giao tiếp của con người, người Việt ta cũng rất hay có những câu chuyện bên lề. Nhưng những chuyện bên lề đó mà được nói cho vui và vẫn tập trung vào mục đích chính trong cuộc giao tiếp đó thì không đáng nói. Thực tiễn cho thấy được rằng cũng có rất nhiều câu truyện lan man mãi không có hồi kết. Đang từ một cuộc nói chuyện từ vấn đề A thôi mà chuyện A chưa nói hết đã lan man đến những chuyện đâu đẩu đầu đâu rồi. Nếu như giao tiếp mà lại “Dây cà ra dây muống” thì hiệu quả giao tiếp không được cao. Con người như bị sa đà vào những câu chuyện khác mặc dù không thích. Trường hợp xấu hơn có thể xảy ra đó chính là có những quan điểm bất đồng từ những câu chuyện chính gây ra những tranh chấp không đáng có.
Cứ khi nào giao tiếp người ta nói lại chuẩn bị “dây cà ra dây muống” là ta như hiểu được là đã sa đà, lan man vào những câu chuyện khác rồi. Trong giao tiếp con người cũng cần phải đực biệt chú ý đểm này để tránh mất điểm với đối phương cũng như không đạt được mục đích giao tiếp cần thiết mà vẫn tốn thời gian. Cha ông ta cũng đã thật tinh tế khi nhận ra được trong giao tiếp nếu như ta nói sang một cây chuyện khác từ “dây cà” nhưng lại ra “dây muống” quả thật không hay. Dây cà, dây muống chính là đặc điểm của hai loại cây này thân bò và vươn dài ra như một cái dây vậy. Hình ảnh so sánh ví von thật dễ có thể tưởng tượng được giúp cho người nghe khi mới nghe câu tục ngữ này thôi thì cũng như đã thấy sự thân thuộc cũng như dễ liên tưởng nhất. Như một lời dặn quý báu của cha ông ta trong giao tiếp cần phải nói những chuyện liên quan chặt chẽ với vấn đề thì mới cho thấy được là người có học thức. Ngược lại nếu như trong giao tiếp mất thời gian mà hiệu quả giao tiếp không đạt được thì nó cũng đánh giá phần nào tác phong sống, làm việc của bạn đó.
Câu nói “Dây cà ra dây muống” là một câu nói ngắn gọn của người xưa tuy nhiên cũng đã gửi gắm vào đó là những bài học vô cùng quý giá trong giao tiếp, hành xử giữa con người với con người.
Giải thích câu tục ngữ: Dây cà ra dây muống – Bài làm 3
Tất cả chúng ta đều công nhận với nhau rằng, chính quy tắc giao tiếp mới là quan trọng nhất, nó giúp chúng ta hiểu nhau hơn, trao đổi thông tin, tạo ấn tượng với người khác. Dễ hiểu khi từ xa xưa, ông bà ta đã phải buông lời dạy dỗ, chỉ bảo con cháu các phép tắc trong giao tiếp sao cho phải phép và còn kèm những điều nên tránh để không gây ấn tượng xấu với người khác, câu tục ngữ “dây cà ra dây muống” nằm trong số đó, khiến bao người phải tự soi lại mình.
Có những câu chuyện trong cuộc sống chúng ta sẽ không giữ nó cho riêng mình, chúng ta cần trao đổi, nhắn nhủ, chia sẻ thông tin với người khác để người khác vừa có cơ hội hiểu mình hơn. Có lẽ trong một xã hội, mà đang nhanh chóng từng giờ, từng phút để tạo thêm được những giá trị mới cho xã hội, đâu đó ở quanh ta vẫn còn những người không biết quý tiếc thời gian, để rồi trong việc nhỏ nhất như nói chuyện và viết lách họ cũng rườm rà, lâu la, kéo dài thời gian khiến cho người khác không muốn tiếp xúc hay lắng nghe hoặc không muốn đọc tiếp.
Câu tục ngữ “dây cà ra dây muống” nói lên thái độ, cách thức giao tiếp không đúng đắn, đáng trách. Ông cha ta đã khéo léo lồng ghép, hình ảnh dây cà, dây muống, là giống cây thân bò, trên mặt đất, đồng ruộng mênh mông, nó dài dài có khi chưa biết điểm kết giông như những chiếc dây,.. có thể thấy một mối liên hệ đơn giản dễ hiểu là sự liên kết. Nhưng hình ảnh đó không mang nghĩa tích cực, mà lại là tiêu cực bởi vì sao, nó biểu thị sự lan man từ chuyện này sang chuyện khác dài dòng và rắc rối.
Tất cả chúng ta đều biết rằng, Điều tối thiểu trong giao tiếp của người lịch sự, có duyên đó là biết lắng nghe, biết nói chuyện thoải mái, giải thích, có kết nối, có hài hước,.. có rất nhiều nhưng ở đó không bao giờ có chỗ cho sự rườm rà, đang nói từ cụ thể chuyện này nói một lúc lại thành chuyện khác, không liên quan gì đến. Tình trạng như vậy cứ tiếp diễn, có lẽ đừng nghĩ đến hiệu quả của cuộc nói chuyện, vì điều đó sẽ là xa vời, thậm chí tiến đến những kết quả không mấy tốt đẹp, như xung đột, cãi nhau.
Con người nhiều khi không biết nghĩ cho người khác, cứ nói năng bạt mạng mà không quan tâm xem người ta có thích hay không. Câu thành ngữ để nói lên được điều quan trọng trong giao tiếp, nó ảnh hưởng đến cái cách ta nhìn nhận vấn đề sai lệch, sa đà, miên man sang chuyện khác sẽ chẳng đưa cuộc nói chuyện đi đâu về đâu, mất thời gian của bản thân và người khác, cũng chẳng được cho thêm phí tổn sức lực, nó cũng sẽ làm suy giảm hình ảnh tôn trọng của bản thân trong mắt người đối diện, nó cũng để lại tiếng xấu của bản thân đến nhiều người khác nữa.
Chẳng cần sự tinh tế lắm trong giao tiếp, ta cần chú ý lưu giữ bài học này, sửa đổi nếu cảm thấy mắc phải những lỗi như vậy, cần xem thái độ của người đối diện có hào hứng, hay chán nghe nhưng vẫn bị ép thì thôi, dừng lại và để lần sau nói cũng không muộn, cần tinh ý nắm bắt vấn đề, triển khai vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích, tránh đi sự phiền hà, lôi thôi của bản thân, sẽ làm mất đi nhiều thứ. Sự chặt chẽ, logic trong cách lập luận, học tập câu tục ngữ xưa “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” cũng là điều quan trọng, mới chứng tỏ ta là ngươi có học thức. Điều không liên quan, ta có thể tránh đề cập đến vì con người ta ít khi quan tâm đến chuyện của người khác, họ lo công việc cho bản thân mình rất nhiều rồi, như vậy làm họ cảm thấy mệt mỏi, muốn lánh xa bạn nhanh hơn. Tác phong sống, thái độ sống của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sự “dây cà ra dây muống” trong mọi việc, nên đừng xem nhẹ nó.
Câu tục ngữ đầy thấm thía đã một lần nữa ở đây, gửi gắm biết bao nhiêu tâm tư, tình cảm của người xưa, đó không còn là những triết lý đơn thuần, nó được ứng dụng thiết thực ngay trong thực tế, có nó ta như thêm có tấm gương soi tránh cho bản thân mình mắc phải những lỗi tệ hại trong giao tiếp, không hoàn thiện được bản thân. Và cũng để cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng gắn bó hơn.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích cho câu tục ngữ “dây cà ra dây muống” hay nhất. Chúc các bạn viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được điểm cao nhé!
Từ khóa tìm kiếm:
- https://bailamvan edu vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-day-ca-ra-day-muong html