DCA là gì? Phương pháp áp dụng DCA cho nhà đầu tư mới bắt đầu

DCA là gì? Phương pháp áp dụng DCA cho nhà đầu tư mới bắt đầu

Dca là gì

DCA là gì?

DCA là viết tắt của Dollar – Cost Averaging hay còn gọi là chiến lược trung bình giá. Nhà đầu tư khi áp dụng chiến lược này sẽ chia nhỏ nguồn vốn của mình ra và đầu tư ở các thời điểm khác nhau thay vì chỉ đầu tư 1 lần duy nhất.

Cách thức hoạt động của nguyên tắc đầu tư này được hiểu đơn giản là: Nhà đầu tư sau khi theo dõi biến động thị trường trên thị trường, xem xét yếu tố giá cả của các loại hình tài sản,…sẽ chia số vốn thành các phần bằng nhau. Sau đó, đầu tư vào loại hình tài sản đã chọn theo từng giai đoạn.

Đây là một trong những chiến lược được nhiều nhà đầu tư yêu thích bởi nó giúp giảm thiểu sự rủi ro từ những sự biến động không lường trước của thị trường. Cùng với một số vốn đầu tư như nhau, khi sử dụng phương pháp DCA nhà đầu tư sẽ mua thêm cổ phiếu khi giá thấp và ít tài sản hơn khi giá tăng cao.

DCA là gì?

DCA tác động đến đầu tư như thế nào?

Bên cạnh câu hỏi DCA gì, mọi người còn rất quan tâm đến những tác động của chiến lược này trong đầu tư. Thực chất, chiến lược này được đánh giá là dễ thực hiện nhưng hiệu quả thì rất vượt trội. Nó giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong những giai đoạn thăng trầm của làn sóng thị trường, đồng thời, nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi thị trường đi lên.

Giả sử, bạn có 10.000.000 VND và muốn đầu tư vào cổ phiếu A đang có giá là 25.000 VND/cổ phiếu. Thông thường, bạn sẽ dùng toàn bộ số tiền để mua cổ phiếu A. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp DCA, bạn sẽ chia số vốn bằng các phần 5 phần bằng nhau. Và bạn sẽ phân bổ 5 phần vốn ấy để mua cổ phiếu A theo chu kỳ tuần. Với biến động giá của cổ phiếu A, sau 5 tuần bạn sẽ có:

Giá cổ phiếu AKhông áp dụngÁp dụng DCA

80 cổ phiếu

(2.000.000/25.000=80)

76,9 cổ phiếu

(2.000.000/26.000=76,9)

87 cổ phiếu

(2.000.000/23.000=86,95)

95 cổ phiếu

(2.000.000/21.000=95,24)

Với giá mua cổ phiếu trung bình = 24.400 VND.

Như vậy với số lượng vốn bỏ ra bằng nhau, nhà đầu tư khi áp dụng chiến lược DCA đã thu về 413 cổ phiếu lớn hơn khi đầu tư tất cả một lần, chỉ thu về 400 cổ phiếu. Với cách thức hoạt động này, dù thị trường có biến động tăng hay giảm thì tổng nguồn vốn của nhà đầu tư vẫn luôn được đảm bảo ở mức trung bình. Từ đó, rủi ro thua lỗ đã được giảm xuống đáng kể.

Ưu và nhược điểm của chiến lược trung bình giá DCA

Ưu điểm

Giảm thiểu rủi ro: Chia nhỏ thành các khoản đầu tư sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và bảo toàn vốn. Thay vì đầu tư 1 lần, các nhà đầu tư luôn có khoản vốn dự phòng để mua thêm cổ phiếu khi giá rẻ hoặc khi vào sóng tăng. Từ đó, giảm thiểu rủi ro mua đỉnh bán đáy.

Chi phí đầu tư tối ưu: Dự đoán diễn biến thị trường trong tương lai không hề dễ dàng, ngay cả đối với các nhà đầu tư lâu năm. Với chiến lược DCA, bạn sẽ luôn đủ vốn để mua được những vị thế giá rẻ nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn sẽ không cần dồn một số vốn lớn ngay từ đầu để mua cổ phiếu bởi chỉ cần đầu tư khoản vốn được chia nhỏ trong một khoản thời gian nhất định.

Hạn chế cảm tính cá nhân: Các biến động về giá của thị trường ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Từ đó, khiến họ khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Việc đầu tư theo phương pháp DCA sẽ hạn chế tình trạng này.

Ưu và nhược điểm của chiến lược trung bình giá DCA

Hạn chế

Không có lợi nhuận tối đa: Đây là điểm hạn chế lớn nhất của DCA bởi phương pháp này giúp bạn hạn chế thua lỗ nhiều nhất có thể thay vì đạt được một khoản lợi nhuận khủng khi đầu tư 1 lần với một mức giá cụ thể. Phương pháp này được đánh giá phù hợp nhất với các nhà đầu tư F0 vì việc hạn chế thua lỗ khi mới gia nhập thị trường là điều nên làm.

Tốn nhiều thời gian và chịu phí giao dịch nhiều lần: Nhà đầu tư phải mua cổ phiếu với số lượng nhỏ nhiều lần trong một khoản thời gian nhất định nên sẽ tốn phí giao dịch nhiều hơn so với mua một lần. Chiến lược này được đánh giá sẽ tối ưu nhất cho các nhà đầu tư dài hạn.

Công thức tính DCA trung bình giá (Chỗ này cần ví dụ minh họa rõ ràng)

Trong đó:

P: Là giá mua mỗi kỳ

n: Là số lần muaVí dụ: Bạn đang muốn đầu tư khoản 5.000.000 vào cổ phiếu B trong thời hạn 5 tháng. Với sự biến động giá của cổ phiếu B theo từng tháng lần lượt là: 80.000; 85.000; 89.000; 84.000; 90.000. Khi đó, sau 5 tháng bạn sẽ có:

Giá/cổ phiếu (VND)Số cổ phiếu có được

12,5

(1.000.000/80.000=12,5)

11,8

(1.000.000/85.000=11,8)

11,2

(1.000.000/89.000=11,2)

11,9

(1.000.000/84.000=11,9)

11,11

(1.000.000/90.000=11,11)

Giá mua cổ phiếu B sau 5 tháng là:

DCA (B) = 5/(1/80.000 + 1/85.000 + 1/89.000 + 1/84.000 + 1/90.000) = 85.445 (VND)

Như vậy, khi áp dụng phương pháp đầu tư DCA, bạn đã sở hữu 58,51 cổ phiếu với giá 85.445 VND/cổ phiếu.

Những lưu ý khi thực hiện chiến lược DCA

Chiến lược trung bình giá được xem là khá đơn giản và bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể áp dụng nó. Tuy nhiên, để duy trì được phương pháp đầu tư hiệu quả này, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau:

Là phương pháp đầu tư dành cho Holder:

Khác với mục đích mua bán lướt sóng ăn chênh lệch của các trader, nhà đầu tư khi sử dụng phương pháp này nên xác định sẽ đầu tư vào tài sản trong dài hạn. Mục đích cơ bản của DCA là mua được cổ phiếu nhiều nhất mà mức giá phải tối ưu nhất. Từ đó, giảm thiểu rủi ro mua đỉnh bán đáy. Do đó, trước khi áp dụng chiến lược DCA, các nhà đầu tư cần xác định rõ mục ý định đầu tư của mình.

Kiên trì thực hiện chiến lược đến cùng:

Nếu đã quyết định áp dụng DCA, hãy kiên trì với chiến lược này bởi không có phương pháp đầu tư nào có hiệu quả ngay lập từ chỉ sau một hoặc hai lần thực hiện. Lưu ý rằng DCA chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro hơn so với việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” chứ không hoàn toàn loại bỏ tất cả rủi ro đầu tư. Do đó, hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật các thời điểm cũng như mức giá DCA của mình. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát khoản đầu từ của mình tốt hơn đồng thời cũng tránh các yếu tố cảm xúc nhất thời ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của bản thân.

Quản lý vốn trong đầu tư:

Trong đầu tư quan trọng nhất vẫn là quản lý vốn hiệu quả. Sẽ vô ích nếu bạn có một chiến lược đầu tư tuyệt vời nhưng lại thiếu hụt hay hết vốn. Chiến lược DCA yêu cầu bạn phải quản lý vốn thật chặt chẽ bởi sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy trút toàn bộ số tiền mua số cổ phiếu đang thấp và trông mong số cổ phiếu ấy sẽ tăng trong tương lai.

Như vậy, DCA là gì đã được giải đáp trong bài viết trên. Mục đích cuối cùng của chiến lược này là giúp nhà đầu tư chia nhỏ khoản đầu tư của mình từ đó có thời gian để đánh giá thị trường đồng thời giảm thiểu rủi ro đầu tư trong khoản thời gian tìm hiểu ấy. Do vậy, nhà đầu tư đặc biệt là các F0 nếu muốn có một quyết định đầu tư toàn an toàn và tiềm năng hãy lựa chọn chiến lược này. ZaloPay hy vọng giúp các bạn hiểu hơn DCA là gì, cũng như những lưu ý khi áp dụng DCA trong đầu tư để có thể thu về những giao dịch đầu tư sáng suốt và hiệu quả.