Cô người yêu cũng hét lên thật to :
– Á à ! Bây giờ thì tai liền miệng nhá. Em nghe thấy hết rồi nhá.
– Khổ quá cơ. Anh bị muỗi chích nãy giờ, phải đập con muỗi tay sưng hết cả lên rồi đây này. Anh chửi là chửi con muỗi ấy. Đờ – cê – mờ ( dcm ) là viết tắt của hành động đập con muỗi ấy.
Cô gái lườm rồi quay mặt đi.
Một lần khác anh người yêu phải chở mẹ đi chợ. Đang lúc xách đồ cho mẹ thì cô gái nhắn tin hỏi :
– Anh đang làm gì đấy ? Qua chở em đi ăn sáng nhé.
Phần vì xách đồ nặng, phần thì mệt. Anh bực mình quá gửi ngay 1 câu :
– Dcm !!!!
Một lúc sau tin nhắn của cô gái tới nói là chia tay vì không đồng ý người yêu mình suốt ngày văng tục. Anh ta hết hồn phải bảo :- Anh chọc em thôi. Đấy là anh viết tắt của từ “ Đi cùng mẹ ” ấy. Anh đang đi chợ với mẹ. Chứ anh có chửi gì em đâu nào.
Đấy. Đến khổ anh người yêu muốn chửi thề cũng phải nói giảm nói tránh. Nhiều lúc cô gái chuẩn bị cho buổi đi chơi quá lâu, làm anh phải đợi rất chi là mệt mỏi. Anh ta vừa bực vừa tức phải hỏi :- Dcm ! Em xong chưa ? Anh đợi hơn ba chục phút rồi ấy nhé !Một lúc sau, cô gái đã xuống nhà và lập tức hỏi anh :- Lần này cái từ đó của anh lại có ý gì đây ?! Anh mà không lí giải rõ ràng thì xác định đường ai nấy đi nhé !Anh người yêu lại phải xuống nước.- Ôi trời, đê – cê – e mờ ( dcm ) nghĩa là “ đeo cái mai ” , giống con rùa ấy, lúc nào cũng vác cái mai nặng trịch trên mình nên nó chậm chạp lắm. Ý anh là anh than phiền em chậm quá ấy. Làm anh lúc nào cũng phải đợi.
Một cái chữ viết tắt “ dcm ” thôi mà cũng được anh chàng này nhanh trí giải trình ra nhiều nghĩa khác nhau, hợp tình hợp lí quá nhỉ. Tôi chẳng rõ cô gái có tin lời anh ta nói không, nhưng phải công nhận “đờ cờ mờ ” ! Một từ bậy bạ mà người Việt ta biến tấu tài tình lắm cơ. Ngoài mấy nghĩa trên, lại còn nhiều nghĩa khác lắm. Như là : “ Đuôi con mều ”, “ Đá cái mông ” “ Đá con mèo”, “ Đi cùng mày ”, “ Đi cùng mình”, “ Đúng cơn mưa ”, “ Đồ con ma ”, “ Đồ con mèo ”…
“ Dcm ” cũng có một vài người anh em cùng cha khác ông nội với “ Định mệnh” như : “ Định con mệnh ”, “ Định cái mệnh ” – “ Đan Cái Mạch ” ”( lấy từ tên quốc gia Đan Mạch ) , “ Đinh Công Mệnh ”, “ Đinh Công Mạnh ”. Kiểu như muốn chửi lắm í nhưng viết khác đi cho nó hài hước hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng mà thú thật là tôi chẳng thấy hài hước tí nào cả. Đặc biệt là “ Đan Cái Mạch ” hay “ Đinh Công Mạnh ”- tôi không cho là đúng đắn khi dùng từ này. Vui miệng mình nhưng buồn người khác. Tên một quốc gia và là tên riêng của một người nào đó dùng biến tấu đã là khó chấp nhận rồi, đằng này còn theo hàm ý bậy bạ. Vậy là xúc phạm đất nước người ta hoặc xúc phạm người có tên kia mà không biết rồi.
Trong trường hợp nhận ra một người quen nào đó tên Minh/ Mai/ hay tên gì có chữ M đứng đầu thì có thể cũng dùng đ.ị.t.c.on.m.ẹ – à nhầm dcm được đấy :
“ Đúng cái Mai/ Đúng con Mai ” rồi “ Đúng cái Minh/ Đúng con Minh ” rồi
Hoặc là : “ Đi cùng Minh/ Đi cùng Mai nhé ! ” – “ Đèo con Minh/ Đèo con Mai nhé! ” ( Đèo nghĩa là chở ấy )
Nhưng mà cũng lại đôi khi, “dcm ” đâu có nghĩa là bảo “ Đèo “ chở gì đâu, mà nó còn là “ Đéo ” nữa cơ.
“ Đéo cần mày ”
“ Đéo có máy ”/ “ Đéo cần máy ”
“ Đéo có mày. Được chưa ?! ”
Toàn là những từ ngữ thốt ra khi giận hờn. Đáng yêu hết sức nhưng mà đừng dùng. Khuyên chân tình đấy !. Bạn bè mà bị văng không thương tiếc là “ Đéo cần ”, “ Đéo có ” – ai mà không tổn thương cơ chứ ?