Đèo Cù Mông từ lâu đã nổi danh là một trong những cung đường đèo đẹp nhất duyên hải Nam Trung Bộ.
Với nhiều du khách còn xa lạ với cái tên này, những câu hỏi như ngọn đèo này ở tỉnh nào hay hầm chui của đèo ở đâu hẳn luôn hiện trong đầu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quy Nhơn Me ghé thăm con đèo này một ngày đầy nắng.
Vị trí đèo Cù Mông
Được mệnh danh là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, Đèo Cù Mông nằm trên quốc lộ 1A. Đây là vị trí ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. Ngọn đèo có độ dài 7km, độ cao 245m và độ dốc 9%. Đường đèo dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Do đó đây thực sự là một thử thách với các tài xế bởi địa hình nguy hiểm.
Về mặt địa lý, ngọn đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây, đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu (quốc lộ 1D).
Du lịch Phú Yên: Kinh nghiệm từ A đến Z – Quy Nhon Me
Chi tiết những cảnh đẹp ở Phú Yên tuyệt đẹp được khách du lịch ưa thích.
Đèo Cù Mông ở Phú Yên có sự tích gì?
Có biết bao giai thoại và các câu chuyện về sự tích ngọn đèo này. Các du khách khi tới nơi này sẽ được nghe câu ca dao:
“Tiếng ai than khóc nỉ non
Vợ chàng lính thú bên hòn Cù Mông”
Người dân ở đây truyền miệng nhau rằng câu ca dao này là về một câu chuyện cảm động của người vợ bồi hồi tiễn chồng tại chân đèo này để vào miền Nam đánh giặc. “Tiếng than khóc nỉ non” là tiếng lòng đau khổ của người phụ nữ phải tiễn biệt người chồng ra nơi chiến trường không biết ngày trở về. Còn có một sự tích khác cho rằng tiếng khóc nỉ non là của những người phụ nữ đang trên con đường đi vào miền Nam.
Con đường “Nam tiến” lúc bấy giờ khó khăn hiểm trở, xung quanh chỉ toàn là dốc núi cao sừng sững, thú dữ bủa vây khiến cho những người phụ nữ yếu đuối không thể vượt qua. Họ một phần vì bệnh tật, phần vì đã bỏ mạng vì đường đi quá gian nan nguy hiểm.
28 cảnh đẹp Bình Định nhất định phải đi 1 lần
Review đi Quy Nhơn: Kinh nghiệm từ A đến Z – Quy Nhon Me
Vào những đêm thanh vắng, ở đây thường xuất hiện những tiếng nỉ non, réo rắt cuốn theo tiếng gió hú nơi rừng núi khiến cho ai cũng phải run sợ, kể cả là những tiều phu gan dạ nhất.
Để xoa dịu các linh hồn oan khuất, người dân Bình Định đã xây dựng nên “Am cô hồn”. Sau đó các tiếng khóc nỉ non hầu như biến mất, không ai còn nghe thấy nữa.
Ghé thăm đèo Cù Mông có gì?
So với các con đèo khác, đèo núi Cù Mông không quá cao và dài. Thậm chí Cù Mông còn là con đèo ít cua ngoặt và thẳng nhất cả nước do chạy thẳng theo một thung lũng đứt gãy.
Dưới chân ngọn đèo là nơi yên nghỉ của thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử. Tên Cù Mông huyền thoại còn được ghi nhớ đến ngày nay là do thế núi trải dài tựa con rồng từ cao nguyên An Khê (Gia Lai) đổ ra biển. Trong đó đầu rồng là xã Xuân Lộc (Phú Yên) kéo dài tới Ghềnh Ráng (Quy Nhơn), còn dãy Ngok Linh là phần đuôi.
Tiếp theo phải kể đến hầm đường bộ qua đèo được xây dựng với mục đích giảm đường đèo dốc hiểm trở, quanh co. Công trình này đã được thông xe ngày 21/1/2019. Hầm đèo Cù Mông có chiều dài toàn tuyến hơn 6,6km, chiều dài hầm là 2,6km. Sự xuất hiện của hầm chui này khiến cho việc di chuyển dễ dàng và thông suốt hơn.
Vẻ đẹp mê người của đèo Cù Mông
Dù có địa hình khá nguy hiểm, nhưng vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của Cù Mông mới chính là điểm thu hút các du khách thập phương tới đây. Núi rừng đại ngàn xanh mướt chạy dọc hai bên đường đèo xen lẫn mùi thơm hoa rừng thoang thoảng. Ở đây, bạn sẽ quên đi những ồn ào, xô bồ của cuộc sống phố thị.
Thay vào đó là bầu không khí trong lành, tiếng chim hót líu lo tạo nên một khung cảnh quá đỗi yên bình. Trên cung đường đèo hiện nay có rất nhiều điểm check-in hay ho để du khách lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình.
Phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy bán đảo Vĩnh Cửu với những bãi cát trắng mịn trải dài ra tận biển. Một địa danh nổi tiếng khác ở ngay trên cung đường ấy là trại phong Tuy Hòa được xây dựng cách đây 80 năm, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử đã sống những ngày cuối cuộc đời.
Hiện nay phần mộ của nhà thơ nằm ở Ghềnh Ráng, nơi có bãi tắm đẹp nhất Bình Định – bãi tắm Hoàng hậu, nơi mà Nam Phương Hoàng Hậu thường lui tới nghỉ dưỡng lúc sinh thời.
Nếu bạn là người ưa khám phá và chinh phục thì đèo Cù Mông chính là thử thách tiếp theo dành cho bạn. Những cung đường uốn lượn, núi rừng xanh mướt bao quanh hay bầu không khí trong lành mát mẻ, tất cả đem đến sức hút khó cưỡng của Cù Mông trong lòng du khách khi đến thăm xứ Nẫu.
33 địa điểm du lịch tham quan quy nhơn tuyệt đẹp phải đi – Quy Nhon Me
Top 34 đặc sản Phú Yên mang về làm quà cho người thân
Review chuyến phú yên quy nhơn 5 ngày 4 đêm Chi Tiết
Du lịch đảo cù lao xanh – Cẩm nang kinh nghiệm (cập nhật 2020)