Khám nghĩa vụ quân sự phải khám những gì? Khám ở đâu?

đi nghĩa vụ quân sự ở đâu

Một mùa nghĩa vụ quân sự nữa lại đến, hằng năm nhà nước ta đều sẽ gọi nhập ngũ những công dân nằm trong độ tuổi mà pháp luật quy định và đủ các tiêu chuẩn để gọi nhập ngũ tập trung. Trong đó có tiêu chuẩn khám sức khỏe cũng rất nhiều người quan tâm khi được ban chỉ huy quân sự có thẩm quyền sẽ thực hiện khi tuyển quân nhằm tuyển chọn được những người có đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mọi người thường đặt ra câu hỏi là khi khám sức khỏe sẽ khám nghĩa vụ quân sự thì khám ở đâu, khám những gì?

Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ thiêng liêng vẻ vang của mọi công dân Việt Nam để phục vụ trong quân đội nhân dân nhằm góp phần giữ vững chủ quyền và giữ vững nền độc lập cho đất nước.

Theo quy định của pháp luật thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp quận, huyện thực hiện việc khám sức khỏe cho công dân được gọi đã qua sơ tuyển sức khỏe và tiến hành phân loại sức khỏe theo quy định và kết luận sức khỏe cho những công dân sau khi đã tổ chức khám sức khỏe theo quy định của pháp luật và thực hiện chức năng nhiệm vụ trong phạm vi được giao.

Hiện nay theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Thứ nhất công dân phải có lý lịch rõ ràng khi tuyển chọn vào quân đội.

+ Thứ hai công dân có nghĩa vụ chấp hành tốt đường lối của đảng không vi phạm chính sách pháp luật của nhà nước.

+ Có đủ sức khỏe và đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe theo quy định của pháp luật.

+ Công dân có trình độ văn hóa đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định của pháp luật

1. Nơi khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở đâu?

Khi có đến tuổi gọi nhập ngũ thì công dân sẽ được gọi đi khám sức khỏe tại nơi đã đăng ký khám nghĩa vụ quân sự nơi công dân cư trú.

Hằng năm khi đến thời điểm gọi nhập ngũ thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành ra các quyết định để thành lập Hội đồng khám sức khỏe để tiến hành khám nghĩa vụ quân sự theo quy định cho công dân theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.

Sau đó thì trưởng ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện ra lệnh gọi công dân khám sức khỏe bao gồm các thông tin của công dân, thời gian, địa điểm bắt đầu khám sức khỏe…và tiến hành gửi cho công dân trước thời hạn mười lăm ngày khi tổ chức khám sức khỏe.

Thông thường thời gian gọi công dân khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe diễn ra từ ngày mùng một tháng mười một đến ngày ba mươi mốt tháng mười hai hằng năm thì hội đồng khám sức khỏe cấp quận huyện khám sức khỏe cho công dân và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe theo quy định

Trong thời hạn hai mươi ngày thì sẽ thông báo kết quả phân loại sức khỏe và niêm yết công khai tại xã, phường, thị trấn theo quy định.

Xem thêm: Tiêu chuẩn sức khoẻ loại 1, loại 2, loại 3 tham gia nghĩa vụ quân sự

2. Khám nghĩa vụ quân sự gồm khám những gì?

Hiện nay, khi tuyển chọn công dân gọi nhập ngũ phục vụ tại ngũ thì Nhà nước ta chỉ tuyển chọn những công dân đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe là thuộc loại một, loại hai, loại ba và sẽ không gọi nhập ngũ những công dân có sức khỏe yếu và có sức khỏe loại ba mà mắc các bệnh về tật khúc xạ về mắt như bị bệnh lý cận thị từ một phẩy năm diop trở lên và mắc bệnh viễn thị hoặc bị nghiện ma túy hoặc những người nhiễm HlV, AIDS nhằm bảo vệ an toàn cho những người mắc bệnh nên nhà nước sẽ yêu cầu chỉ những công dân có đủ sức khỏe mới tuyển chọn để phục vụ tại ngũ.

Thông thường khi khám sức khỏe thì sẽ khám hai vòng theo quy định.

Công dân sẽ đến trạm y tế xã, phường, thị trấn khám sơ tuyển để phát hiện sơ bộ về dị tật, dị dạng hay khám thể lực về đo chiều cao của công dân và cân nặng, lấy mạch, đo huyết áp có đáp ứng đủ điều kiện để khám lần tiếp theo, có mắc các bệnh mất khả năng nhận thức như điếc, mù, động kinh, khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

Sau đó những người đã qua vòng khám sơ tuyển thì những người đạt sẽ tiếp khám sức khỏe chi tiết tại cấp huyện về thể lực lấy mạch cho công dân, đo huyết áp cho công dân. Sau đó kiểm tra tổng thể để khám phát hiện các bệnh lý về mắt, tai, mũi họng, các bệnh lý về nội khoa như khám nội tiết, khám thận, phong thấp, nội tim mạch ngoại khoa như: các bệnh về ngoại khoa như: các bệnh về tuyến tụy, thực quản, đại tràng, dạ dày.. và chuyên khoa, khám da liễu, và lấy mẫu xét nghiệm; Sau đó thì hội đồng giám định y khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh tật và gia đình của công dân

Thông thường quy trình khám sức khỏe sẽ khám thể lực trước như đo chiều cao, cân nặng và chỉ số MBI của cơ thể theo yêu cầu của hội đồng khám sức khỏe theo quy định.

Sau đó sẽ thực hiện việc khám mắt ở bảng đo thị lực và công dân tiến hành đọc chữ và che một mắt để kiểm tra mắt.

Tiếp theo thì các công dân sẽ được kiểm tra về răng miệng như sâu răng, mất răng, răng giả,

Ngoài ra, công dân sẽ được đo về tai ở các khoảng cách khác nhau và còn được kiểm tra về các bệnh về họng như viêm họng…

Sau đó công dân sẽ được khám về tâm thần và thần kinh như teo cơ, mồ hôi, tay chân, tật máy cơ,

Tiếp đến là khám các bệnh về da liễu như dị ứng, nấm, vảy nến, lậu, giang mai, hắc lào, lang ben…

Khi khám về phần ngoại khoa thì đa số công dân sẽ đươc khám xem các dấu hiệu về bệnh trĩ, giãn tính mạch…

Ngoài ra, đối với nữ còn phải khám phụ khoa theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trình tự thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

3. Các lưu ý khi đi khám nghĩa vụ quân sự:

Các công dân phải mang theo các giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng và mang theo lệnh gọi đi khám nghĩa vụ quân sự mà ban chỉ huy cấp huyện đã gửi cho công dân hoặc có giấy tờ có liên quan đến việc khám sức khỏe để trình cho hội đồng khám sức khỏe theo quy định.

Đồng thời khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không được uống rượu, bia và các chất kích thích khi đi khám nghĩa vụ quân sự.

Công dân khi đi khám sức khỏe thì phải chấp hành nội quy theo quy định.

Hiện nay pháp luật pháp luật nghiêm cấm các hành vi trốn tránh, giả mạo hoặc lợi dụng trong việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhằm răn đe, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật. Góp phần bảo vệ tổ quốc và đưa đất nước phát triển hội nhập quốc tế.

Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp mọi người nắm được phần nào các quy định của pháp luật về phần khám sức khỏe cho công dân trước khi gọi nhập ngũ để mọi công dân chuẩn bị tinh thần và thể chất khỏe mạnh nhất khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Xem thêm: Khiếu nại quyết định trúng tuyển nghĩa vụ quân sự

4. Hồ sơ cần mang theo khi đi khám nghĩa vụ quân sự:

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi em đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo hộ khẩu để làm gì ạ? Chỉ cần mang chứng minh thư với giấy khai sinh có được không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 10 về yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự Thông tư liên tịch 36/2011-TTLT-BYT-BQP.

Theo quy định này thì khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự thì cần phải tuân thủ các yêu cầu và giấy tờ bao gồm: lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe, giấy chứng minh nhân dân.

Còn những giấy tờ khác, bạn không không cần phải mang theo, tuy nhiên nếu cần có yêu cầu xác minh điều tra thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ khác.

Xem thêm: Cận và loạn cả hai mắt có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

5. Nhân viên y tế cố ý làm sai kết quả khám nghĩa vụ quân sự:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi là hôm nay em có đi khám nghĩa vụ quân sự mà em khám xong không đạt chỉ tiêu song em nhìn thấy giấy khám bị sửa nội dung để đạt chỉ tiêu thì em phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

“Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự”

Như vậy, nếu bạn phát hiện nhân viên y tế cố ý làm sai các yếu tố sức khỏe của bạn, từ không có đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự chuyển thành có đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự thì bạn nên làm đơn khiếu nại gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức khám sức khỏe, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh lại kết quả khám sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Quy định về danh sách khám tuyển đi nghĩa vụ quân sự

6. Đã khám nghĩa vụ quân sự ở địa phương rồi có phải khám ở nơi làm việc nữa không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho e hỏi: e đi khám nghĩa vụ quân sự ở địa phương rồi nhưng quận đội Thanh Xuân (nơi e làm việc) gọi e đi khám. E đã nộp giấy gọi của địa phương lên Quận đội Thanh xuân nhưng không được chấp nhận và vẫn bắt e phải đi khám ở Quận Thanh xuân. Như vậy e có phải bắt buộc đi khám ở quận Thanh Xuân k?

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ theo Điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 về cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự.

– Căn cứ theo Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

Như vậy, đối với việc đăng ký nghĩa vụ quân sự bạn có thể đăng ký tại nơi địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi làm việc tại quận Thanh Xuân. Việc bạn thực hiện nghĩa vụ quân sự ở đâu phụ thuộc vào việc gọi nhập ngũ của cơ quan có thẩm quyền. Bạn đã đi khám nghĩa vụ quân sự ở địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn không phải đi khám nghĩa vụ quân ở Quận Thanh xuân nơi bạn làm việc.

Xem thêm: Bị bệnh tim và tiểu đường có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

7. Không đi khám nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào quý công ty! Tôi xin hỏi không đi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cấp xã, không đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cấp huyện có phải là tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự không và có bị xử lý theo bộ luật hình sự không? xin cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Không đi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cấp xã, không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thì tùy mức độ mà bạn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo Điều 335 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo đó, các yếu tố cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự gồm:

– Chủ thể: bất kỳ người nào còn trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc là quân nhân dự bị. Cụ thể: đối với hành vi không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là công dân Việt Nam, nam đủ 17 tuổi; Còn đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là nam đủ 18 tuổi đến 27 tuổi.

– Khách thể: Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã xâm phạm đến chế độ đăng ký nghĩa vụ quân sự về gọi nhập ngũ, về tập trung huấn luyện quân dự bị.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp.

– Mặt khách quan: Hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:

+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đây là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc đến muộn, đến không đúng địa điểm đăng ký,…

+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Đây là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quân sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ nhưng lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.

+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện. Đây là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về không thực hiện được chương trình huấn luyện.

Những hành vi nêu trên chỉ bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự và chưa được xoá án tích về hành vi này mà còn vi phạm.

Như vậy, nếu bạn không đi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cấp xã, không đi khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự cấp huyện và bạn cũng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự chưa được xóa án tích thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo Điều 335 Bộ luật hình sự 2015. Và khung hình phạt mà bạn phải chịu là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.