Địa chất là gì? Những mô tả công việc của ngành địa chất

Địa chất là gì? Những mô tả công việc của ngành địa chất

địa chất là gì

Địa chất là một lĩnh vực khoa học đang nhận được sự quan tâm lớn. Những câu hỏi như địa chất là gì, làm địa chất gồm những gì sẽ được Nền Móng Đăng Quang trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

I – Địa chất là gì?

1. Định nghĩa

Địa chất là gì? Địa chất là khoa học tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu về Trái Đất, các vật liệu hình thành nên nó, cấu trúc của những vật liệu đó và các quá trình chúng hoạt động. Nó bao gồm nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống trên hành tinh của chúng ta. Một phần quan trọng của địa chất là nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc, các quá trình và cấu trúc của Trái đất đã thay đổi như thế nào theo thời gian.Địa chất tập trung vào: Cấu trúc, đặc tính vật lý, quá trình vận động và lịch sử hình thành của các vật liệu trên Trái đất, bao gồm cách các vật liệu này được hình thành, vận chuyển và biến đổi. Giải quyết các vấn đề địa chất liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau. Ngành này cũng quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu mỏ. Ngoài ra, các lĩnh vực kỹ thuật như giảm nhẹ thiên tai và cổ sinh cũng được nghiên cứu.

địa chất là gì

2. Thí nghiệm SPT là gì?

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn hay SPT là một thí nghiệm xuyên được thực hiện tại hiện trường nhằm đo đạc các tính chất của đất. Đây là một thí nghiệm được dùng rất nhiều trong lĩnh vực địa chất.Phương pháp này thường được sử dụng do: tính dễ dàng, thiết bị đơn giản, thao tác và ghi chép dễ dàng,… Giúp lập được các trụ địa chất và đánh giá tính chất xây dựng của đất với chi phí thấp.

II – Công việc của nhà địa chất là gì?

dia-chat-la-gi

Sau khi hiểu được địa chất là gì, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu thêm về công việc của các nhà địa chất. Các nhà địa chất cần làm các thí nghiệm để hiểu được lịch sử hình thành của Trái Đất. Từ việc hiểu được lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển trong quá khứ của hành tinh, các nhà địa chất sẽ dự đoán được các sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai. Ví dụ như:

  • Khi các nhà địa chất nghiên cứu quá trình của Trái Đất: Từ các quá trình như động đất, lũ lụt, sóng thần và núi lửa phun trào đã xảy ra gây thiệt hại cho con người, các nhà địa chất học có thể tìm hiểu lý do xảy ra chúng cũng như các cách đối phó với chúng. Từ đó, họ có thểsáng tạo những cách xây dựng công trình mới để tránh hoặc giảm nhẹ những thiệt hại gây ra bởi những thiên tai đó. Hoặc từ một địa điểm đã xảy ra lũ lụt trong quá khứ, họ có thể xác định được khu vực có thể ngập nước trong tương lai. Từ đó, người dân có thể tránh được việc xây nhà nơi có thể bị ngập úng.

  • Khi các nhà địa chất nghiên cứu thành phần của vỏ Trái Đất: Nguyên liệu từ vỏ Trái Đất là rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ dầu trong sản xuất lấy từ các giếng dầu, kim loại được lấy từ các mỏ khoáng sản, nước được lấy từ lòng đất,… Thế vai trò của các nhà địa chất là gì? Họ nghiên cứu vị trí của các nơi có nguyên liệu có ích và xác định vị trí cụ thể cũng như cách khai thác để phục vụ cuộc sống con người.

địa chất là gì

  • Cũng có nhà địa chất nghiên cứu lịch sử Trái Đất: Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay đang là một chủ đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của thế giới. Nhiều nhà địa chất đang hoạt động để tìm hiểu sự khác nhau giữa lịch sử trong quá khứ và cách nó có thể thay đổi trong tương lai. Điều đó có thể giúp tạo những phương án đề phòng hợp lý để giảm thiểu mất mát về người và của.
  • Nhà khoa học địa chất là gì? Đây là một chức vụ với nhiệm vụ đặc thù cần làm đó là nghiên cứu cấu trúc vỏ Trái Đất ở một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ cụ thể, phát hiện những quy luật về cách phân bố các loại đất đá, vật liệu khác nhau, từ đó tạo thành quy luật về sự phân bố các loại khoáng sản cả thể rắn, thể lỏng hay thể khí, chọn nuôi có nguồn nước để phục vụ cho tưới tiêu, bảo vệ những điều kiện tự nhiên một cách hợp lý để giữ gìn bản sắc địa phương. Những nhà khoa học địa chất có thể giữ những chức vụ ở các cơ quan quản lý của nhà nước, tại các Bộ ban ngành hoặc các viện nghiên cứu khác nhau.

dia-chat-la-gi

  • Kỹ sư địa chất: Đây là chức vụ thường thấy trong lĩnh vực xây dựng. Họ là những người tham gia vào điều hành công việc xây dựng ở các lộ trình khác nhau để thu thập thông tin, vẽ các bản đồ cần thiết cho quá trình thu hoạch. Ngoài ra, họ cũng điều phối những máy móc tại các giàn khoan lớn, những máy đo địa chất, đo từ hoặc điện trở suất của đất đá,… gắn ở máy bay hoặc tàu biển. Họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các tài nguyên nằm dưới lòng đất, hoặc đơn giản chọn những vị trí phù hợp cho những công trình xây dựng.

III – Mô tả cụ thể công việc của ngành kỹ thuật địa chất là gì?

địa chất là gì

1. Công việc liên quan đến nước ngầm

Công việc này liên quan đến kiến thức về cơ học đất, ứng xử của nó và khi có các cấu trúc tác động trên mặt đất hoặc các cấu trúc dưới bề mặt. Kỹ sư địa chất cần xác định quy luật vận động của nước ngầm ảnh hưởng đến chất lượng nền móng công trình. Ngoài ra, tiến hành nghiên cứu và đánh giá tác động của công việc đến sự ổn định của nền móng. Tư vấn, thiết kế, xử lý nền móng, công trình dân dụng và công nghiệp, thủy điện, thủy lợi; đánh giá trữ lượng tiềm năng, thiết kế hệ thống phát triển, bảo vệ tài nguyên dưới đất.

2. Công việc liên quan đến địa chất môi trường

Trong lĩnh vực này, cần vận dụng kiến thức của các ngành khoa học Trái Đất để tìm hiểu quy luật vận động của các nguồn tài nguyên và phát triển và sử dụng môi trường an toàn. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, môi trường mỏ, công nghiệp dầu khí, bảo vệ môi trường lưu vực, hồ và ven biển.Chuyên ngành địa chất môi trường có thể làm công tác quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, khắc phục môi trường địa chất và các công việc khác có liên quan sau khi tốt nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong phát triển và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn, tài nguyên nước do các sở khoa học và công nghệ quốc gia, công ty tài nguyên môi trường và công nghệ khai thác, công ty dầu khí, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm chuyển giao công nghệ,…

dia-chat-la-gi

3. Công việc liên quan tới địa chất khoáng sản

Tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: Các loại khoáng sản bao gồm phân bố, kinh tế, phương pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác, môi trường khai thác và các hạng mục quản lý. Lập dự án, báo cáo tìm kiếm, thăm dò, thiết kế, khai thác, sử dụng thành thạo các phần mềm nghiệp vụ thiết kế khai thác, chế biến khoáng sản, viễn thám. Nếu học chuyên ngành địa chất khoáng sản sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên giatư vấn nghiên cứu về thăm dò địa chất khoáng sản, quản lý tài nguyên và môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản, hoạt động khai thác,…

4. Công việc kỹ thuật địa chất

Các chuyên ngành kỹ thuật địa chất sau khi ra trường có thể làm việc cho các công ty trong và ngoài nước hoặc thành lập công ty riêng để hoạt động. Các cơ hội nghề nghiệp bao gồm các phòng thí nghiệm về đất; tư vấn xây dựng, chuẩn bị nền móng, khoan khảo sát địa chất; thiết kế vật liệu địa kỹ thuật; lấy nước, gia cố nền móng, xử lý địa động lực được thiết kế; liên doanh quy hoạch và khảo sát tài nguyên nước ngầm; phân vùng…

Trong ngành địa chất, khảo sát địa chất công trình đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với các công trình lớn như trường học, chung cư, bệnh viện,… Đểhiểu hơn về quy trình, các loại khảo sát, ưu điểm và lý do nên lựa chọn loại khảo sát này Khảo sát địa chất công trình và những điều cần biết chắc chắn là thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

IV – Ngành kỹ thuật địa chất là gì?

dia-chat-la-gi

  • Cụ thể hơn, trong xây dựng, ngànhkỹ thuật địa chấtlà ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan đến Trái Đất nhằm phục vụ các dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, tìm kiếm và phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, ngành thiết kế và gia công nền móng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, xã hội, an ninh, quốc phòng…
  • Học tập và nghiên cứu ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan như: Địa mạo và trầm tích, Địa chất công trình – Địa chất thủy văn, Cơ sở và nền móng, Địa chất động lực học, Địa chất cấu tạo và Đo đạc bản đồ địa chất

  • Đây là những môn học cực kỳ thích hợp cho ai yêu thích nghiên cứu và khám phá về Trái Đất và cách thức hoạt động của nó. Từ đó, các kỹ sư địa chất có thể lập các phương án xây dựngphát triển cơ sở hạ tầng phù hợp và bền vững.

  • Ngoài ra, trong khi nghiên cứu kỹ thuật địa chất, sinh viên có thể nhanh chóng tiến hành nghiên cứu dự báo để đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa, tránh và giảm thiểu các tai biến địa chất, cũng như khả năng thích ứng và phục hồi đối với các vùng lãnh hải bị ảnh hưởng bởi các vấn đề địa chất khác.

V – Mức thu nhập và cơ hội việc làm của kỹ sư địa chất là gì?

dia-chat-la-gi

1. Mức thu nhập

Với các kỹ sư địa chất có kinh nghiệm dưới 3 năm, mức lương của họ sẽ dao động từ 7-10 triệu đồng 1 tháng. Với người kinh nghiệm chưa nhiều, đây là một mức lương ổn định, không quá thấp. Với người có thâm niên làm việc trong ngành từ 5 năm trở lên, mức lương của họ có thể lên tới 20 triệu đồng 1 tháng. Mức lương của các kỹ sư còn dựa vào những ngành khác nhau. Ví dụ:

  • Mức lương của kỹ sư hóa dầu: Trung bình từ 9-12 triệu 1 tháng

  • Mức lương của kỹ sư mỏ: Trung bình từ 12-15 triệu 1 tháng

  • Mức lương của kỹ sư hóa: Trung bình từ 7-12 triệu 1 tháng

2. Cơ hội việc làm hiện nay

Nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa bao giờ giảm. Ngoài ra, nước ta đang trên đà phát triển với nhiều công trình xây dựng mọc lên, cơ hội việc làm cho kỹ sư ngành địa chất là vô cùng rộng mở. Những năm gần đây, đãi ngộ của ngành ngày càng đượctăng lên, khẳng định được nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho công việc. Mặc dù đây còn là một ngành học khá mới lạ với người dân Việt, nhưng ngày càng nhiều phụ huynh tìm hiểu về nó để có thể cho con em mình theo học trong tương lai. Đây thực sự là một “miền đất hứa” cho nhiều gia đình.

Kết luận

Sau bài viết, chắc hẳn bạn đã trả lời được cho câu hỏi “Địa chất là gì? Kỹ sư địa chất là gì?” rồi. Hy vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp ích cho thực tế công việc cũng như nhu cầu thông tin của bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Nền Móng Đăng Quang để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích.