Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc “ăn no, mặc ấm” mà đã là “ăn ngon, mặc đẹp”. Điều này thúc đẩy các mô hình kinh doanh nhà hàng phát triển mạnh. Là một nhà kinh doanh, bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư xây dựng một mô hình kinh doanh nhà hàng để tận dụng tiềm lực dồi dào của ngành dịch vụ này. Cùng Luật ACC Tìm hiểu về các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống nhé.
1. Dịch vụ ăn uống là gì?
Dịch vụ ăn uống là một bộ phận của khu vực dịch vụ với những đặc điểm chung như sau: tính vô hình, tính không tách rời, tính không cát trữ được, tính không đông nhất giữa người cung ứng và người tiêu dùng.Ngành dịch vụ ăn uống là ngành chuyên cung cấp các dịch vụ ăn uốn cho người tiêu dùng như nhà hàng, khách sạn, quán bar,… bằng các hình thức trực tiếp hoặc online. Đây là ngành thu hút nhiều nhận lực và có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay.Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống để mang đi hoặc tiêu thụ tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng tiện ích, quầy thức ăn nhanh, bán đồ ăn mang đi, quán ăn nhỏ, quán ăn vặt, căng teen, bếp ăn cộng đồng, …
2. Đặc trưng của các mô hình kinh doanh nhà hàng
Khi nhắc đến nhà hàng, người ta sẽ hình dung ngay đó là một nơi ăn uống sang trọng. Địa điểm này khác biệt so với các hàng quán ăn uống bình dân thông thường. Nhà hàng là một cơ sở kinh doanh chuyên phục vụ các loại món ăn và thức uống. Khách hàng có thể đến ăn trực tiếp hoặc mua mang về. Một điều nữa, không phải tất cả nhà hàng đều giống nhau. Chúng phụ thuộc vào mô hình kinh doanh mà người chủ xây dựng.
Một mô hình sẽ có nhiều yếu tố đặc trưng:
- Sản phẩm kinh doanh gồm hai loại: Sản phẩm do nhà hàng tự chế biến và sản phẩm được mua về như rượu bia, nước ngọt…
- Thời gian phục vụ của nhà hàng thường từ 6 giờ đến 24 giờ. Một số nhà hàng phục vụ 24/24.
- Một nhà hàng sẽ có nhiều bộ phận khác nhau: Kinh doanh, marketing, kế toán, bếp, lễ tân, phục vụ…
- Phân tích doanh thu của nhà hàng mang tính thời điểm. Có thể bị ảnh hưởng bởi mùa, thời tiết…
- Nhà hàng phản ánh được tính đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi cộng đồng.
Với sự du nhập của nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau kéo theo sự đa dạng về các mô hình kinh doanh nhà hàng. Mỗi loại có những đặc trưng riêng biệt.
3. Những mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay
Cùng gọi là nhà hàng nhưng bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa một buổi tiệc cưới, buffet, một nhà hàng bán đồ ăn nhanh… Sở dĩ có sự khác biệt này bởi mô hình kinh doanh của chúng là hoàn toàn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam.
Mô hình nhà hàng Buffet
Đây là mô hình kinh doanh nhà hàng món ăn, đồ uống theo hình thức khách tự phục vụ. Một bữa ăn Buffet được tính theo suất giá cố định, không giới hạn số món. Đây là một trong những mô hình phổ biến nhất hiện nay. Trong tiếng Pháp, Buffet nghĩa là “tự chọn”, hay còn gọi là tiệc đứng. Khách hàng khi đến ăn có thể ngồi, đứng hoặc đi lại tùy thích.
Mô hình kinh doanh nhà hàng Buffet có những đặc điểm sau:
- Tận dụng nguyên liệu được mùa: Các sản phẩm được mùa luôn được tìm kiếm và sử dụng. Ví dụ rau củ, thịt và hải sản tươi vào mùa thu hoạch. Chúng tạo cho thực khách cảm giác được ăn “cao lương mỹ vị” nhưng vẫn bảo toàn được chi phí cho nhà hàng.
- Cắt giảm nhân sự: So với các nhà hàng truyền thống, mô hình Buffet giảm thiểu được số lượng nhân viên rõ rệt nhờ việc khách hàng tự phục vụ.
- Lợi nhuận từ các dịch vụ đi kèm: Một phần lợi nhuận đáng kể của các nhà hàng Buffet nằm ở thuế VAT và đồ uống. Thức uống sẽ tính tiền riêng và thường có giá tương đối cao.
- Nhà hàng không bao giờ lỗ: Ngay cả khi nhà hàng của bạn đón những vị khách với khả năng ăn nhiều thì vẫn sẽ được bù trừ bằng những người lớn tuổi, trẻ nhỏ.
Mô hình Casual Dining – nhà hàng bình dân
Mô hình này có thể xóa bỏ được sự lo ngại về giá cả đối với thực khách khi đến ăn tại nhà hàng. Casual Dining tạo được sự sang trọng, cao cấp nhưng giá cả lại phải chăng. Nhờ thế mà thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Casual Dining có thể coi là mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay. Một số thương hiệu tiêu biểu có thể kể đến như Luna D’Autumno, Baozi, Thái Express hoặc Al Fresco’s. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh ăn uống thì hoàn toàn có thể tham khảo mô hình này.
Mô hình Banquet Hall
Banquet Hall là mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống chuyên phục khách hàng với số lượng lớn. Để có cái nhìn tổng quan nhất về mô hình này bạn có thể liên tưởng đến tiệc cưới. Ở đó có tới hàng chục bàn tiệc với tổng số người lên đến vài trăm người.
Đặc thù của mô hình này lượng khách lớn nên các món ăn ở đây sẽ có sẵn. Từ khai vị cho đến tráng miệng. Tính chất của mỗi bữa tiệc là khác nhau nên mô hình Banquet Hall sẽ cho nhân viên set up, sắp xếp bàn tiệc theo yêu cầu của khách hàng.
Mô hình Fast Food – Đồ ăn nhanh
Fast Food là mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn không còn xa lạ đối với người Việt. Khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, gấp gáp họ chọn fastfood nhiều hơn. Tiêu biểu cho các cửa hàng đồ ăn nhanh phải kể đến McDonald’s, KFC, Lotteria, Pizza Hut… Điểm thu hút của mô hình này là chế biến nhanh chóng, dễ đóng gói mang đi.
Các loại thức ăn phổ biến của mô hình kinh doanh thức ăn này là hamburger, gà rán, khoai tây chiên, bánh pizza, bánh mì sandwich… Điểm chung của chúng là sự ngon lành và tiện lợi. Tuy nhiên, về vấn đề sức khỏe, người tiêu dùng được khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên.
Mô hình nhà hàng theo đặc trưng quốc gia, vùng miền
Mỗi một quốc gia đều có văn hóa, đặc trưng ẩm thực khác nhau. Bạn có thể chọn mô hình nhà hàng kinh doanh chuyên các món ăn của một quốc gia nào đó. Những quốc gia có các nền ẩm thực nổi tiếng được người Việt Nam ưa chuộng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…
Món ăn của các loại nhà hàng này là các món đặc sản nhất của nền ẩm thực từng quốc gia. Bạn có thể bán các món ăn đặc sắc của các nước như Nhật Bản (sushi, shashimi, món nướng), Hàn Quốc (Mì cay, cơm trộn, Gimbap, Kim chi, gà tần sâm, lẩu…) Trung Quốc (vịt quay Bắc Kinh, lẩu tứ xuyên, đậu hủ sốt tứ xuyên…).
Nhà hàng bạn cũng có thể bán thức ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam như : nhà hàng món Huế, món Quảng … Bên cạnh bán thức ăn ngon, nhà hàng có thể trang trí nội thất phong cách đặc trưng của quốc gia đã chọn.
Trên đây là nội dung về Tìm hiểu về các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin