Người có tính cách điềm đạm luôn được mọi người xung quanh yêu quý và kính trọng. Vậy điềm đạm là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể hiểu rõ về nét tính cách này cũng như biết được cách để bản thân trở nên điềm đạm nhé!
Giải thích điềm đạm là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì điềm đạm là một tính từ được dùng để chỉ sự bình tĩnh và chậm rãi của con người trong lời nói, ứng xử. Người điềm đạm là người luôn từ tồn, nhẹ nhàng, không nóng này, gắt gỏng trong mọi trường hợp, hoàn cảnh.
Tuy nhiên điềm đạm không có nghĩa là thờ ơ với mọi điều xung quanh cũng không phải là đạt đến cảnh giới thản nhiên với tất cả chuyện buồn vui của cuộc sống. Mà điềm đạm là khả năng kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nhờ đó mà những người điềm đạm rất hiếm khi nổi nóng, tức giận, to tiếng, luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn.
=> Như người điềm đạm là người luôn giữ được trong mình sự điềm tĩnh và sáng suốt trong đa số các trường hợp, là việc nhận thức đúng đắn về những ứng xử bản thân cần có.
Tại sao con người cần học cách điềm đạm?
Điềm đạm là một nét tính cách mà con người cần phải cực khổ rèn luyện. Vậy tại sao con người phải trở nên điềm đạm? Điều này có thực sự cần thiết không? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về những lợi ích của sự điềm đạm đem lại cho cuộc sống của chúng ta để từ đó các bạn có được đáp án chính xác nhất cho những câu hỏi trên.
Ít khi đưa ra quyết định sai lầm
Người điềm đạm luôn có phong thái bình tĩnh, nhẹ nhàng trước mọi chuyện xảy đến trong cuộc sống dù đó là chuyện vui hay chuyện buồn. Những cảm xúc tiêu cực không thể lấn át lý trí, điều khiển hành động của họ. Sẽ không vì sự tức giận mà làm ra những hành động tổn thương bản thân mình cũng như những người xung quanh. Cảm xúc bực tức sẽ rất nhanh qua đi.
Người điềm đạm sẽ không dễ bị tác động bởi ngoại cảnh, họ luôn giữ được tâm thái bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Do đó họ rất ít khi đưa ra những quyết định sai lầm khiến bản thân phải hối hận khi nhìn lại.
Sự điềm đạm là thước đo của sự trưởng thành
Sự điềm đạm cũng chính là sự trưởng thành, chín chắn của một người trong cách giải quyết mọi chuyện. Điềm đạm không phải là kìm nén cảm xúc hay cam chịu, lẩn tránh vấn đề xung đột như nhiều người vẫn nghĩ. Điềm đạm là suy xét vấn đề ở nhiều góc độ để có thể nhìn nhận vấn đề được thấu đáo hơn, không nóng vội giải quyết vấn đề cũng không giải quyết vấn đề quá chậm để mọi thứ đi quá xa. Việc giải quyết các vấn đề một cách điềm đạm rất có lợi trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Ít căng thẳng với mọi người xung quanh
Người điềm tĩnh luôn được mọi người xung quanh yêu quý và nể trọng. Điều này không phải vì họ không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp với ai, cũng không phải vì họ luôn nhường nhịn chịu thiệt để êm ấm. Mà là vì người điềm đạm luôn bình tĩnh và nhìn mọi vấn đề một cách thấu đáo giải quyết mọi việc một cách thấu tình đạt lý nên được mọi người quý trọng.
Khi xảy ra mâu thuẫn người điềm đạm không hùng hổ tranh luận làm cho vấn đề thêm gay gắt mà họ sẽ bình tĩnh đưa ra quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng. Mỗi luận điểm họ đưa ra đều có tính lập luận chặt chẽ và có tính thuyết phục cao. Nhờ đó mà người điềm đạm dễ dành được thắng lợi
Dễ thành công hơn
Điềm đạm là một trong những tố chất quan trọng cần có của người lãnh đạo. Vì khi vì ở vị trí này sẽ phải thường xuyên đối mặt với những vấn đề đau cần giải quyết. Một quyết định của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người do đó họ cần phải có đủ sự tỉnh táo, bình tĩnh suy xét toàn điện và đưa ra phương án giải quyết toàn vẹn nhất.
Bên cạnh đó thì người điềm đạm thường sẽ dễ thành công hơn so với những người khác. Bởi họ luôn suy xét kỹ lưỡng mọi việc, không hành động theo cảm tính. Các hành xử, nói chuyện điềm đạm dễ dàng ghi điểm trong mắt của mọi người đặc biệt là đối với khách hàng, lãnh đạo.
Cách để trở thành người điềm đạm
Làm sao để có thể trở nên điềm đạm là vấn để được nhiều người đặt ra. Có thể nói đây là điều rất khó thực hiện, nó là cả một quá trình đầy gian khó, cần sự quyết tâm cao. Dưới đây là những điều cần làm để trở nên điềm đạm hơn:
Có nhận thức đúng đắn về bản thân
Trước tiên chúng ta cần nhận thức đúng về bản thân của hiện tại. Bởi có nhận thức đúng về bản thân chúng ta mới có thể sửa chữa, thay đổi và trở nên tốt hơn. Cụ thể:
- Bạn cần xem xét hiện tại bạn có phải là người nóng tính hay không?
- Bạn có đang kiểm soát tốt cảm xúc của mình không?
- Bạn có hay giận dỗi người xung quanh không?
- Bạn có hay thể hiện cơn giận của mình với người khác bằng cách nói “lời nặng nhẹ” không?
Khi nhận thấy mình đang có tất cả những điều trên đây thì chúng ta sẽ hình thành nên tâm lý muốn thay đổi bản thân. Các bạn có thể luyện tập bằng nhiều cách để có thể trở nên điềm tĩnh hơn. Tiếp sau đây là một số cách các bạn có thể tham khảo.
Học cách chấp nhận và không than phiền
Gary Vaynerchuk đã từng nói rằng: “Nếu như bạn biết mình sẽ chết vào tuần này, liệu bạn có còn than phiền về ngày thứ Hai chết tiệt của bạn? Tôi cá chắc rằng bạn sẽ không?”. Đại ý của câu nói này đó chính là thời gian của chúng ta có rất ít, thật sự lãng phí nếu chúng ta dùng nó để than phiền về cuộc sống. Việc than phiền vì thứ 2, vì công việc và vì mình không được làm cái này cái kia… mọi thứ thật vô nghĩa. Than phiền không giúp chúng ta tốt hơn mà ngược lại nó khiến chúng ta phiền muộn hơn, không thể nhìn thấy những điều tốt đẹp hơn.
Thay vì nhìn vào những điều xấu xí chúng ta nên hướng về những điều đẹp đẽ để trở nên tích cực hơn, nhìn thấy được hi vọng, và những cơ hội để thay đổi. Chúng ta có thể chia sẻ những khó khăn đang gặp phải với những người thân yêu một cách nhẹ nhàng và tìm cách để vượt qua nó. Nhưng hãy nhận định rõ rằng bạn đang chỉ chia sẻ đơn thuần hay đang than phiền về bất mãn?
Đọc sách
Đọc sách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, cách hành xử của của con người. Sách chính là nguồn tri thức rộng lớn nó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn, có cái nhìn rộng hơn với mọi vấn đề. Có thể nối đọc sách là một trong những cách tốt nhất để trở nên điềm đạm.
Tuy nhiên việc đọc sách gì và đọc như thế nào cũng rất quan trọng. Sách để chữa lành tâm hồn, nuôi dưỡng sự tĩnh lặng trong ta các bạn có thể tham khảo một số quyển như: Hiểu về trái tim của thiền sư Minh Niệm, Yêu những điều không hoàn hảo của Đại đức Hae Min, Gieo trồng hạnh phúc của thiền sư Thích Nhất Hạnh…. và ngoài ra các bạn có thể đọc thêm các sách về lĩnh vực bạn đam mê, lĩnh vực bạn đang làm việc.
Học cách lắng nghe
Để trở thành người điềm đạm các bạn cần học cách lắng nghe những người xung quanh và lắng nghe chính bản thân mình. Chỉ khi chúng ta lắng nghe chúng ta mới có cơ hội để hiểu mình, hiểu thêm về người khác và hiểu rõ được sự việc. Học cách lắng nghe cũng là một cách rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân.
Lắng nghe còn giúp chúng ta có được cái nhìn đa chiều về một vấn đề, sự kiện. Nó cũng giúp chúng ta biết cách phản ứng sao cho phù hợp nhất và tạo nên kết quả tốt nhất. Và Nghe nhiều hơn cũng giúp chúng ta học được nhiều hơn.
Chọn lọc những điều đưa vào tâm trí
Việc chọn lọc những điều đưa vào tâm trí của mình sẽ giúp chúng ta tích cực, lạc quan hơn. Nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhìn vào mặt tích cực khi có một sự việc không may nào đó xảy ra. Và nó cũng khiến chúng ta trở nên bình tĩnh, điềm đạm hơn trước những sự cố, sự nóng giận và ghen tị sẽ chẳng thể nào xuất hiện nếu như trong tâm trí của bạn toàn là những điều đẹp đẽ, tích cực.
Học tập cách biết ơn
Nuôi dưỡng lòng biết ơn mang lại cho bạn những lợi ích to lớn đặc biệt về mặt “sức khỏe” tinh thần. Sống biết ơn giúp chúng có xu hướng ứng xử tử tế và hành xử có văn hóa hơn. Lòng biết ơn tạo cho ta niềm hạnh phúc từ sâu thẳm trái tim, giúp cho tâm trạng lạc quan, vui vẻ yêu mến cuộc đời hơn.
Không chỉ vậy sự biết ơn còn đem đến cho chúng ta một nguồn năng lượng dồi dào, giúp chúng ta cảm nhận được những cảm xúc tích cực. Từ đó tạo cho ta sức mạnh để đối phó với nghịch cảnh của cuộc sống, có động lực để cải thiện và xây dựng phát triển bản thân, phát triển những mối quan hệ lành mạnh.
Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn không chỉ có ích cho cuộc sống tinh thần của mỗi người mà còn đem lại lợi ích to lớn trong việc phát triển bản thân cũng như sự nghiệp. Người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng hiện tại, xem mỗi ngày là một cơ hội mới để trao đi và đón nhận hạnh phúc.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về điềm đạm. Hy vọng thông qua những gì chúng tôi chia sẻ trong bài viết các bạn đã biết được điềm đạm là gì? Nó có ý nghĩa ra sao và cách thức để trở nên điềm đạm là gì?