Tiêu chuẩn điều dưỡng viên hạng II, III, IV thế nào, tương ứng với mỗi hệ đào tạo ra sao? Và cụ thể, Điều dưỡng cao đẳng là hạng mấy? Đây vẫn là những câu hỏi mà nhiều người cần giải đáp. Mời các bạn cùng tìm hiểu cụ thể những thông tin thông qua bài viết này nhé!
Các hạng Điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam
Theo thông tư liên tịch được ban hành bởi Bộ Y tế – Bộ Nội vụ, Điều dưỡng viên khi hành nghề được phân chia thành các hạng: hạng II, hạng III, IV với những nhiệm vụ và tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Điều dưỡng hạng II
Về Tiêu chuẩn trình độ:
- Tốt nghiệp đại học về chuyên ngành điều dưỡng
- Trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo thông tư của Bộ GD&ĐT
Về năng lực chuyên môn thực tiễn (với chung các hạng Điều dưỡng):
- Có đủ năng lực để sơ cứu hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh
- Có khả năng lập kế hoạch thăm khám, chăm sóc và thực hiện điều dưỡng đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Nắm chắc đầy đủ kiến thức về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
- Có kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe với người bệnh
- Có kỹ năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp
Để có thể thăng hạng từ điều dưỡng viên hạng III lên điều dưỡng viên hạng II, người làm nghề cần có thời gian giữ chức danh điều dưỡng viên hạng III hoặc tối thiểu 09 năm với 02 năm gần nhất giữ chức vụ điều dưỡng viên hạng III.
Điều dưỡng hạng III
Về tiêu chuẩn trình độ, Điều dưỡng hạng III cần tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên ngành Điều dưỡng, đồng thời có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo thông tư của Bộ GD&ĐT và trình độ công nghệ thông tin đạt chuẩn.
Để thăng hạng lên Điều dưỡng viên hạng III, người Điều dưỡng viên hạng IV cần có thời gian giữ chức danh điều dưỡng viên hạng này tối thiểu 02 năm (với điều dưỡng tốt nghiệp lần đầu hệ Cao đẳng) hoặc 03 năm (với điều dưỡng tốt nghiệp lần đầu hệ trung cấp).
Điều dưỡng hạng IV
Người Điều dưỡng viên hạng IV cần đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn trình độ như sau: Tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng hệ trung cấp trở lên. Với cử nhân tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng theo quy định của bộ y tế.
Có trình độ công nghệ thông tin đạt chuẩn, trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên quy định Bộ GD&ĐT ban hành hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Cơ hội việc làm cho cử nhân cao đẳng Điều dưỡng
Về cơ bản, người Điều dưỡng viên các hạng II, II, IV, đều đảm nhiệm những hạng mục công việc chủ đạo như:
- Chăm sóc người bệnh tại các cơ sở bệnh viện, trạm y tế: phối hợp với bác sĩ tiến hành khám bệnh, điều trị, đánh giá, theo dõi bệnh nhân hằng ngày.
- Tiến hành sơ cứu, cấp cứu trong một số trường hợp
- Lập kế hoạch, tham gia xây dựng và truyền thông, tư vấn sức khỏe cộng đồng
Cử nhân Cao đẳng điều Dưỡng có cơ hội việc làm rộng mở tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc với vai trò Điều dưỡng viên hạng III. Khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, sau tổng số 09 năm, trong đó có 02 năm liên tiếp liền kề đảm nhiệm công việc Điều dưỡng, bạn sẽ được thăng hạng lên điều dưỡng hạng II.
Hiện nhân lực ngành Điều dưỡng vẫn đang ở mức cung chưa đáp ứng đủ cầu, với yêu cầu 3 điều dưỡng tương ứng với 1 bác sĩ. Đây là cơ hội việc làm rất lớn cho các cử nhân Điều dưỡng, trong đó có Điều dưỡng tốt nghiệp hệ cao đẳng.
Bên cạnh hệ thống cơ sở y tế, các cử nhân Điều dưỡng hệ cao đẳng còn có cơ hội việc làm rộng mở tại các Viện dưỡng lão, Trung tâm bảo trợ xã hội, có thể làm việc tại Việt Nam hay các nước phát triển đang có nhu cầu nguồn nhân lực của chuyên môn Điều dưỡng
Điều dưỡng cao đẳng là Điều dưỡng hạng mấy? – Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời đầy đủ. Các bạn có mong muốn theo đuổi và gắn bó với công việc Điều dưỡng viên hãy vững tin, quyết tâm theo đuổi ngành học với hệ cao đẳng và nghiêm túc với những trọng trách được phân công đảm nhiệm nhé!